QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DUNG DỊCH KỊ NƯỚC 1. Nguyên liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo dung dịch chống thấm kỵ nước trên cơ sở polysiloxan và nano Silica (Trang 55 - 59)

- Chất tạo màng Polysiloxan và nano SiO2 kị nước có các yêu cầu kỹ thuật nêu ở mục 2.1.

- Phụ gia phân tán Oratan TM 731:

+ Hàm lượng gốc khô: 24 - 26%;

+ Độ pH: 10,2 – 10,6;

+ Độ nhớt: 10 – 130 cP;

+ Tỉ trọng: 1,1 – 1,11.

- Phụ gia phá bọt Dapro DF 7010:

+ Khối lượng riêng: 840 – 880 g/cm3; + Độ nhớt: 600 – 4000 cP.

- Nước sinh hoạt đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo TCVN 5502:2003.

7.2. Phối liệu

Tỉ lệ cấp phối sử dụng để chế tạo dung dịch làm màng phủ kị nước được nêu trong bảng 9.

7.3. Trang thiết bị

- Máy khuấy tốc độ cao 4000 vòng/ phút, công suất động cơ máy khuấy và bộ chuyển đổi 10 kw.h.

- Thùng khuấy 1000 kg/mẻ.

- Hệ thống palăng tời kéo.

7.4. Qui trình công nghệ sản xuất 7.4.1.1. Sơ đồ công nghệ sản xuất

Sơ đồ công nghệ sản xuất dung dịch làm màng phủ kị nước được trình bày trên hình 28.

56

Dung dịch polysiloxan Nước Phụ gia phân tán Bột nano SiO2

Định lượng Định lượng Định lượng

Khuấy ở tốc độ 600 vòng/phút, thời gian khuấy 60 phút

Dung dịch nano SiO2

Khuấy ở tốc độ 4000 vòng/phút, thời gian khuấy 90 phút

Hỗn hợp dung dịch

Định lượng Phụ gia phá bọt

Định lượng

Hình 28: Sơ đồ qui trình công nghệ chế tạo dung dịch làm màng phủ kị nước

7.4.1.2. Mô tả công nghệ sản xuất * Công đoạn chuẩn bị:

Định lượng nước, chất kết dính polysiloxan, bột nano SiO2, phụ gia phân tán, phụ gia phá bọt theo từng mẻ cấp phối trộn.

* Công đoạn trộn:

+ Bước 1: Cho nước vào thùng khuấy, bật máy khuấy vừa khuấy vừa cho nano SiO2,phụ gia phân tán và phụ gia phá bọt vào khuấy ở tốc độ 600 vòng/phút, thời gian khuấy 60 phút được hỗn hợp dung dịch chứa nano SiO2.

+ Bước 2: cho từ từ dung dịch chất tạo màng polysiloxan vào hỗn hợp dung dịch nano SiO2 và tăng tốc độ khuấy lên 4000 vòng/phút, thời gian khuấy là 90 phút thu được dung dịch làm màng phủ kị nước.

* Công đoạn đóng bao và xếp kho:

Dung dịch làm màng phủ kị nước được bơm/xả trực tiếp vào phuy hoặc can để chứa, sau đó được đưa vào lưu kho.

7.5. Qui trình sử dụng dung dịch kị nước cho các bề mặt vữa- bê tông, ngói, gạch 7.5.1. Chuẩn bị bề mặt cần phủ

* Lĩnh vực ứng dụng:

 Ứng dụng bảo vệ bề mặt chống bám bẩn, rêu mốc, phong hóa cho các di tích cổ, công trình xây dựng mỹ thuật và trang trí ngoài trời.

 Ứng dụng chống thấm, bám bẩn, rêu mốc cho công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp mới và cũ.

 Ứng dụng chống thấm trong các hệ thống công trình cầu giao thông: hệ thống các trụ cầu, các đốt dầm cầu bê tông cốt thép dự ứng lực…

 Ứng dụng chống thấm cho các cấu kiện bê tông đúc sẵn, vật liệu xây dựng không nung, tấm ván xi măng-sợi, tấm phẳng, tấm lợp amiăng ximăng…

* Chuẩn bị bề mặt cần phủ:

Bề mặt vật liệu phủ cần phải được làm sạch các vết ố, bẩn, rêu mốc, các vết dầu mỡ,… và khô hoàn toàn trước khi quét phủ. Nếu bề mặt vật liệu có nhiều khuyết tật như rỗ hay bị sứt mẻ thì phải tiến hành sửa chữa các khuyết tật đó và làm phẳng bề mặt rồi để khô tối thiểu 72 giờ trước khi quét phủ dung dịch COTI-12 lên trên.

7.5.2. Chuẩn bị dung dịch kị nước

Trước khi sử dụng phải lắc kỹ hoặc khuấy đều dung dịch COTI-12 trong thùng đựng. Sử dụng trực tiếp COTI-12 bằng chổi sơn, ru lô hoặc máy phun, không được pha trộn thêm vào dung dịch COTI-12 với bất kỳ một loại dung môi hoặc hóa chất nào khác.

7.5.3. Phun phủ cho bề mặt vật liệu

Sau khi tiến hành làm sạch bề mặt vật liệu, dung dịch kị nước được đưa vào thiết bị chuyên dụng (thường sử dụng thiết bị phun để bề mặt màng được đồng đều, có độ dày đồng nhất,…). Phun dung dịch kị nước bình thường giống như phun các loại dung dịch chống thấm hoặc dung dịch sơn phủ khác (có thể ứng dụng với cả bề mặt đứng hoặc ngang). Phun phủ bề mặt vật liệu cần phủ 2 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 1÷2 giờ ở điều kiện nhiệt độ 25 0C (nếu nhiệt độ cao hơn cần phải rút ngắn thời gian thi công lớp thứ 2) và để khô tự nhiên tối thiểu 48 giờ sau khi phủ trong điều kiện không bị nước mưa tác động trực tiếp.

Lưu ý, khi phun nên tiến hành ở nơi thoáng mát, nhưng phải có mái che để tránh khi thi công gặp mưa sẽ ảnh hưởng tới quá trình đóng rắn và chất lượng của màng phủ.

Mức tiêu hao dung dịch kị nước tùy thuộc vào độ rỗng và phẳng của bề mặt vật liệu cần phủ và phương pháp thi công:

- Bề mặt gạch di tích cổ: (2,5 ÷ 3,5) lít/m2.

- Bề mặt bê tông, đá tự nhiên, đá marble,…: (0,3 ÷ 1,0) lít/m2.

Thời hạn bảo quản dung dịch COTI-12 tối thiểu 12 tháng kể từ ngày sản xuất trong điều kiện bao gói chưa mở.

8. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo dung dịch chống thấm kỵ nước trên cơ sở polysiloxan và nano Silica (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w