Thị trường nông sản EU

Một phần của tài liệu Tổng quát hoạt động xuất khẩu hàng hóa ở Việt Nam (Trang 21 - 24)

Chương 2 Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường EU

2.1.5 Thị trường nông sản EU

Thị trường EU là một thị trường giàu tiềm năng đối với hàng nông sản của VIệt Nam. Nhận định này dựa trên hai căn cứ sau đây:

- Thứ nhất, tuy nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp của thị trường EU chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu của thị trường này, nhưng đó vẫn là một thị trường rất lớn, các số liệu thống kê đều cho thấy rằng, bên cạnh việc vẫn đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp ra thị trường thế giới, nhưng để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của chính mình, EU vẫn đẩy mạnh nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp.

- Thứ hai, với các định hướng phát triển nền nông nghiệp hàng hoá lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ trong nông nghiệp…, đưa nhanh công nghệ mới vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, chúng ta sẽ nâng cao được chất lượng và VSATTP của sản phẩm nông nghiệp.

Sự ra đời của Luật và các văn bản pháp luật bảo vệ môi trường, cùng với những yêu cầu ngày càng cao của các thị trường nhập khẩu về sản phẩm thân thiện với môi trường, ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng bảo vệ môi trường. Hiện

nay, ở nước ta các trang trại, các khu vực sản xuất hàng hóa lớn theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa phù hợp với các tiêu chuẩn về chất lượng, VSATTP và môi trường để đáp ứng nhu cầu của thị trường nhập khẩu còn nhiều khó khăn. Nhiều tỉnh đang phát triển nuôi lợn xuất khẩu với quy mô lớn: hệ thống chuồng trại và thức ăn đạt tiêu chuẩn, kỹ thuất không có biến đổi gen chưa tốt lên làm hạn chế chất lượng, phẩm cấp của sản phẩm.

Theo như phân tích ở trên, có thể khẳng định rằng, EU là một thị trường xuất khẩu cực kỳ lớn đối với hàng nông sản Việt Nam, nhưng chúng ta có khai thác được thị trường này và thị trường nông sản thế giới nói chung hay không là tuỳ thuộc vào hai yếu tố:

Một là, phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường để tính toán khối lượng nông sản sẽ sản xuất, và hai là, phải đáp ứng được những yêu cầu ngặt nghèo về các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu đặc biệt là các quy định về chất lượng, VSATTP và môi trường.

Sau nhiều năm nỗ lực mở rộng thị trường EU, nhưng năm 2002 hàng nông sản Việt Nam đã giảm thị phần so với các năm trước, một phần là do một số mặt hàng nông sản mất giá quá mạnh (cà fê, chè, hạt tiêu, gao,…) và phần khác là do những quy định quá ngặt nghèo về các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng nông sản của EU. Do đó, trong giai đoạn từ năm 2003 đến 2005 trở đi Việt Nam cần khôi phục thị trường này với hai nhiệm vụ quan trọng nhất là:

- Thứ nhất, căn cứ vào nhu cầu của thị trường EU để điều chỉnh khối lượng hàng nông sản xuất khẩu, đặc biệt là đối với những mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh như cà fê, hạt tiêu, gạo và cao su…; đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu quả nhiệt đới, thịt gia súc, gia cầm, và các loại thực phẩm chế biến khác.

- Thứ hai, về lâu dài là phải từng bước nâng cao chất lượng và VSATTP của hàng nông sản Việt Nam, tạo ra nhiều nông sản thực phẩm phù hợp với môi trường để đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng khắc khe của người tiêu dùng EU.

Làm tốt được các nội dung nói trên chúng ta đã nhanh chóng triển khai, khôi phục thị trường EU đưa tổng kim ngạch xuất khẩu có thể đạt 431,7 triệu USD tương đương với năm 1998, thậm trí đạt 500 triệu USD trong vài ba năm tới là có thể thực hiện được.

Thị trường EU có nhu cầu lớn đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam như đã nói trên và với ưu thế của hàng loạt nông sản nhiệt đới, một khi đã đạt được những đòi hỏi về chất lượng, VSATTP và môi trường cũng như các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật khác đối với hàng nhập khẩu, việc mở rộng thị trường EU cho hàng nông sản Việt Nam có thể thực hiện được.

Theo chiến lược xuất khẩu của Bộ thương mại, dự báo triển vọng xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường EU sẽ có hai phương án sau:

- Phương án thấp, trên cơ sở đạt mức tăng trưởng bình quân 11%/năm như trong giai đoạn 1996 - 2001 trên cơ sở đã hoàn

thành hoặc hoàn thành tốt việc khôi phục thị trường EU vào năm 2005 (đạt 430 - 500 triệu USD) như đã nói ở trên, thì kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường này sẽ đạt khoảng 730 - 840 triệu USD vào năm 2010, tức là tăng khoảng 4,51 - 5,18 lần trong vòng tám năm tới.

- Phương án cao, đạt mức tăng trưởng bình quân 15%/năm trên cơ sở đã đạt được 430 - 500 triệu USD vào năm 2005, thì kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường EU sẽ đạt khoảng 860 triệu USD đến 1 tỷ USD vào năm 2010, tức là sẽ tăng 5,31 - 6,17 lần trong vòng tám năm tới.

2.1.5 Những thách thức đối với Việt Nam trong xuất khẩu

Một phần của tài liệu Tổng quát hoạt động xuất khẩu hàng hóa ở Việt Nam (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w