Nội dung bản đồ địa hình 1.Cơ sở toán học

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý từ bản đồ địa hình được thành lập bằng công nghệ ảnh số tỷ lệ 110.000 (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU NỀN THÔNG TIN ĐỊA LÝ TỪ BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH

2.2. Nội dung bản đồ địa hình 1.Cơ sở toán học

Cơ sở toán học của bản đồ địa hình bao gồm các yếu tố: Phép chiếu, tỷ lệ bản đồ, chia mảnh và đánh số, độ chính xác bản đồ địa hình.

2.2.1.1.Phép chiếu

Là phép biểu diễn bề mặt cong của trái đất lên mặt phẳng bản đồ. Nói chung các loại bản đồ yêu cầu phép chiếu như sau:

Độ biến dạng nhỏ và phân bố đều để nâng cao độ chính xác. Hình dạng lưới kinh vĩ tuyến đơn giản để dễ xác định tọa độ các điểm trên bản đồ. Phù hợp với lưới chiếu của bản đồ tài liệu để thuận tiện cho việc chuyển vẽ các yếu tố nội dung. Riêng bản đồ địa hình còn thêm các yêu cầu về phép chiếu như sau:

không có độ biến dạng về góc, dễ chia mảnh và đánh số mảnh bản đồ, dễ dàng trong tính toán. Số múi trong phép chiếu càng ít càng tốt, mỗi múi có tính chất giống nhau để giảm bớt công tính toán. Mặt khác, căn cứ vào vị trí điạ lý và hình dạng kích thước của lãnh thổ thì bản đồ địa hình nước ta có thể dùng các phép chiếu như sau: với bản đồ có tỷ lệ lớn hơn hoặc bằng 1:

500.000 sử dụng hai phép chiếu là GAUSS hoặc UTM để thành lập.

2.2.1.2.Tỷ lệ bản đồ

Tỷ lệ bản đồ là xác định mức độ thu nhỏ giữa bề mặt bản đồ và phạm vi tương ứng mà nó thể hiện ở thực địa. Tỷ lệ bản đồ quyết định độ chính xác đo vẽ cũng như mức độ đầy đủ, chi tiết nội dung của bản đồ.

Phân loại bản đồ địa hình: Đối với BĐĐH tỷ lệ lớn từ 1:5.000 đến 1:500 hoặc lớn hơn, BĐĐH tỷ lệ trung bình từ 1:10.000 đến 1:5.0000 và BĐĐH tỷ lệ nhỏ từ 1:100.000 và nhỏ hơn,

2.2.1.3.Chia mảnh và đánh số hiệu bản đồ địa hình

- Danh pháp của tờ bản đồ địa hình: Vì kích thước của BĐĐH tỷ lệ lớn là có hạn(thường là 50X50 hoặc 60X60cm) nên để biểu thị cho một vùng đất rộng lớn phải có nhiều mảnh bản đồ ghép lại. Để tiện trong việc đo vẽ, quản lý và sử dụng người ta quy định một hệ thống ký hiệu riêng biệt để đánh số hiệu cho từng loại bản đồ với từng khu vực và tỷ lệ khác nhau. Số hiệu của tờ bản đồ được gọi là danh pháp của nó.

- Quy định quốc tế về danh pháp của bản đồ 1:1.000.000: Theo kinh tuyến, chia quả đất thành 60 cột, mỗi cột có kinh sai ∆λ=6˚ (cột thứ nhất có kinh tuyến gốc Greenwich) được đánh số thứ tự là 31 và tăng dần sang phía Đông, nghĩa là số thứ tự cột chênh với thứ tự múi trong phép chiếu hình Gauss là 30.

Như ta đã biết Việt Nam nằm chủ yếu múi thứ 18, 19 và 20 nên tương ứng với các cột 48, 49 và 50.

Theo vĩ tuyến, từ xích đạo về hai cực quả đất chia thành 22 hàng, mỗi hàng có vĩ sai ∆φ= 4˚ và đánh số thứ tự theo chữ in hoa Latinh A, B, C,…V.

Việt Nam có vĩ độ từ khoảng 7˚(một số đảo thuộc quần đảo Trường sa) đến 23˚5 (Lũng Cú, tỉnh Hà Giang) nên nằm ở các hàng B, C, D, E, F.

Như vậy, sau khi chia cột và hàng ta nhận được các mảnh hình thang cong trên mặt cầu có kích thước Δφ= 4˚ và Δλ = 6˚. Hình thang cong này được chiếu lên mặt phẳng chiếu hình theo tỷ lệ 1:1.000.000 ta được tờ bản đồ có danh pháp quy định với số thứ tự hàng, số thứ tự cột và địa danh.

- Quy định của Việt Nam về danh pháp bản đồ địa hình: Đối với mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000 thuộc đối tượng bản đồ tỷ lệ lớn có cách chia mảnh và đánh số hiệu như sau:

+ Chia mảnh từ mảnh bản đồ 1:1.000.000 (tỷ lệ nhỏ), chia thành 144 mảnh (12 X12) bản đồ tỷ lệ 1:100.000 có kích thước Δφ = 20’ và Δλ = 30’ và đánh số hiệu bằng chữ số Ả Rập 1,2,…144

+ Chia mảnh từ bản đồ tỷ lệ 1:100.000 (tỷ lệ trung bình), chia thành 4 mảnh (2X2) bản đồ tỷ lệ 1:50000 với ký hiệu A, B, C, D và có kích thước Δφ = 10’

và Δλ = 15’. Từ mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 được chia thành 4 mảnh tỷ lệ

1:25.000 với ký hiệu a, b, c, dữ liệu với Δφ =5’ và Δλ = 7’30”. Từ mảnh bản đồ 1:25.000 chia thành 4 mảnh 1:10.000 với ký hiệu1,2,3,4 và có kích thước Δφ = 2’30” và Δλ = 3’45”.

2.2.1.4. Lưới tọa độ

- Lưới tọa độ địa lý (lưói kinh vĩ tuyến): Trên bản đồ dùng để xác định tọa độ địa lý của các điểm. Khung trong tờ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000 chính là các đường kinh vĩ tuyến.

- Lưới tọa độ vuông góc (lưới km): Dùng để xác định tọa độ vuông góc của các điểm. Lưới được tạo bởi các đường thẳng song song vuông góc với nhau.

Kinh tuyến giữa là trục X, xích đạo là trục Y. Để tránh trị số Y âm, người ta dịch chuyển ở trục X sang phía Tây 500km. Vì vậy khi tính tọa độ Y phải tính Y = a + 500 km (a là khoảng cách từ kinh tuyến trục tới đối tượng).

2.2.2. Các yếu tố nội dung của BĐĐH

1. Nhóm lớp "Cơ sở toán học" bao gồm khung bản đồ; lưới kilomet; các điểm khống chế trắc địa; giải thích, trình bày ngoài khung và các nội dung có liên quan.

Tên file: (phiên hiệu)_CS.dgn

2. Nhóm lớp "Dân cư" bao gồm nội dung dân cư và các đối tượng kinh tế, văn hoá, xã hội.

Tên file: (phiên hiệu)_DC.dgn

3. Nhóm lớp "Địa hình" bao gồm các yếu tố dáng đất, chất đất, các điểm độ cao.

Tên file: (phiên hiệu)_DH.dgn

4. Nhóm lớp "Thủy hệ" bao gồm các yếu tố thủy văn và các đối tượng liên quan.

Tên file: (phiên hiệu)_TH.dgn

5. Nhóm lớp "Giao thông" bao gồm các yếu tố giao thông và các thiết bị phụ thuộc.

Tên file: (phiên hiệu)_GT.dgn

6. Nhóm lớp "Ranh giới" bao gồm đường biên giới, mốc biên giới;

địa giới hành chính các cấp; ranh giới khu cấm; ranh giới sử dụng đất.

Tên file: (phiên hiệu)_RG.dgn

7. Nhóm lớp "Thực vật" bao gồm ranh giới thực vật và các yếu tố thực vật.

Tên file: (phiên hiệu)_TV.dgn

2.3.Giải pháp kỹ thuật xây dựng CSDL nền Địa lý từ BĐĐH dạng số tỷ lệ

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý từ bản đồ địa hình được thành lập bằng công nghệ ảnh số tỷ lệ 110.000 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w