Quanh thủ đô Hà Nội cũng như nhiều làng quê vùng đ ồng bằng Bắc bộ không thiếu gì những làng quê làm giò chả ngon nhưng giò chả ngon đặc biệt và nổi tiếng hơn cả vẫn là ở làng Chèm.
Từ xa xưa, làng Chèm đã nổi tiếng với nghề truyền thống làm giò chả.. Theo như một số sử sách ghi lại và lời kể của những bậc cao niên trong làng thì nghề làm giò chả bắt đầu ở đây vào thế kỷ X. Người truyền nghề cho dân làng là một người Trung Quốc có tên Lý A Trang, về sau do mến mộ dân làng nên Lý A Trang đã ở lại đây lấy vợ và sống hết đời.
Cách chế biến giò khá cầu kỳ phức tạp. Đầu tiên, người ta lựa chọn những loại thịt nạc vai, nạc thăn của con lợn. Thịt phải nạc hoàn toàn và không có mỡ (đối với giò lụa). Khi đi mua thịt về làm giò lụa thì không chỉ mua loại nạc ngon mà họ kén loại thịt lợn đen và giống ỉ chân ngắn. Loại thịt của những con lợn này vừa chắc, thơm và khi làm giò chả ít hao. Mặc dù, công nghệ xay thịt bằng máy giờ đã phổ biến, song qua một thời gian người ta phát hiện ra giò chả làm từ thịt lợn xay bằng máy ăn không ngon như giã bằng tay, vì thế người dân làng Chèm lại quay về với cách chế biến thủ công truyền thống. Giã thịt bằng tay rất vất vả nhưng ai nấy đều chung thuỷ, bởi họ làm nghề còn vì danh tiếng của làng. Theo lời của những người làm giò chả của làng, để sản xuất được 20kg giò thì phải mất 2 công làm việc cật lực trong nửa ngày. Khi bắt tay vào giã phải giã liên tục, không được dừng tay, người này nghỉ người kia giã, giã phải nóng thịt lên mới nhuyễn, mịn. Trước khi giã, thịt được ướp tiêu và nước mắm loại cực ngon, khâu pha chế này đòi hỏi có bí quyết nghề nghiệp, nếu không giò chẳng ra giò, chả chẳng ra chả. Uớp khoảng 20 phút mới mang vào giã. Nếu muốn có thêm hương vị người ta có thể bỏ vào thêm quế, hương thảo mộc... Ngoài ra, giò còn phải pha bột gạo với tỷ lệ nhất định, chất lượng giò có ngon hay không còn tuỳ thuộc vào công đoạn này, lượng bột thừa, hay thiếu hoặc chất bột gạo xấu thì giò sẽ không ngon.
Hiện tại cả làng Chèm cũng còn gần 30 chục gia đình giữ nghề. Con số giảm nhiều so với ngày xưa, vì thời mở cửa món ăn giò chả không sinh lời nhiều, vì thế nhiều người bỏ nghề, mưu sinh bằng việc khác. Tuy ít người duy
trì nghề, song họ làm tăng số lượng sản phẩm. Sản phẩm làng Chèm không chỉ bán ở chợ Vẽ, các chợ trong vùng mà không ít nhà hàng ở nội thành Hà Nội vẫn thường xuyên đặt hàng ở đây để giao bán lại. Rất nhiều đám cưới ở các huyện ngoại thành trong mâm cỗ có một món không thể thiếu được, đó là giò chả làng Chèm.
Giò chả làng Chèm - từ xa xưa đã đi vào bộ nhớ của những người oaisành điệu những món ăn ngon của Hà Nội. Hy vọng với lợi thế của sự nổi tiếng ấy thì người làng Chèm sẽ không để làng nghề này mai một, mà cần gìn giữ và phát triển mạnh mẽ hơn nữa để cùng với các làng nghề truyền thống chào đón Thủ đô 1000 năm tuổi
Ngoài ra dân làng chèm còn nổi tiếng với nghề truyền thống làm các món bánh mang đậm bản sắc dân tộc rất ngon như Bánh đúc nóng, bánh giò bánh dầy giò và bánh do. Đây là những món ăn dân giã rất được ưa chuộng của người dân Việt Nam nói chung và người dân Hà Thành nói riêng..
Khách du lịch khi đến đấy sẽ được thưởng thức những món ăn rất dân dã mà lại rất ngon và rẻ của vùng đất nơi đây..Ngoài ra họ còn có thể mua những món ăn này về làm quà cho người thân.
Nghề thủ công : Người dân làng chèm hầu như không sống chủ yếu bằng nghề nông mà chủ yếu họ sống bằng nghề thủ công ngoài việc chế biến các món ăn ẩm thực vừa ngon vừa nổi tiếng ra để bán họ còn có một nghề truyền thống nữa đó là đan lát ,họ đan những chiếc mũ nan rộng vành rất đẹp và thuận tiện cho việc che mưa che nắng.