BIỂU ĐỒ CƠ CẤU HUY ĐỘNG VỐN CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH 6

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng NN và PTNN VN (Trang 44 - 68)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH 6

HINH 2.3 BIỂU ĐỒ CƠ CẤU HUY ĐỘNG VỐN CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH 6

9.70%

9.20%

81.10%

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động 06 tháng đầu năm 2009 của Agribank chi nhánh 6)

TG không kỳ hạn TG có kỳ hạn dưới 12 tháng TG có kỳ hạn trên 12 tháng

Với cơ cấu nguồn vốn huy động như trên, ta thấy được tính ổn định cao của nguồn vốn tại Agribank chi nhánh 6 do nguồn vốn trung, dài hạn chiếm tỷ trọng khá lớn. Đây là một điểm rất đáng ghi nhận trong hoạt động huy động vốn của Agribank chi nhánh 6. Tuy nhiên, do nguồn vốn dài hạn được huy động với lãi suất khá cao, lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, điều này sẽ đẩy giá thành vốn của Agribank chi nhánh 6 tăng, chênh lệch lãi suất đầu ra - vào của chi nhánh sẽ thấp, lợi nhuận vì thế sẽ bị ảnh hưởng.

Hoạt động cấp tín dụng

Cùng theo đà phát triển của chung của hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh 6 cũng đã liên tục tăng trưởng với tốc độ bình quân đạt mức 129,3%/năm từ năm 2004 cho đến nay. Tăng trưởng dư nợ của Agribank chi nhánh 6 không đồng đều và có tốc độ tăng trưởng khác nhau trong từng giai đoạn, nguyên nhân do Agribank chi nhánh 6 chịu sự chỉ đạo chung từ Agribank Việt Nam tại từng thời điểm cụ thể. Cụ thể như sau:

- Giai đoạn từ 2004 – 2007, do nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn ổn định và phát triển, do mới được thành lập và có dư nợ tín dụng thấp, Agribank chi nhánh 6 được Agribank Việt Nam tạo điều kiện để tăng trưởng dư nợ tín dụng, tạo tiền đề để phát triển các dịch vụ khác như thanh toán quốc tế, bảo lãnh v.v… Vì thế tốc độ tăng trưởng dư nợ của Agribank chi nhánh 6 trong giai đoạn trên là rất cao, đặc biệt là năm 2007 có tốc độ tăng trưởng tín dụng lên tới 285% và đạt 1.905,7 tỷ đồng.

- Giai đoạn từ 2008 đến nay, do những bất ổn về tài chính - tiền tệ dẫn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đình trệ, thị trường chứng khoán và bất động sản suy giảm, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, v.v… Đồng thời Chính phủ thực hiện các chính sách tài chính - tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát tăng cao. Vì thế nguồn vốn huy động bị giảm sút, thanh khoản của Agribank Việt Nam nói chung và chi nhánh 6 nói riêng đã có lúc gặp rất nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, hệ thống Agribank đã đồng loạt thực hiện chính sách hạn chế tín dụng do vậy hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh 6 cũng như các chi nhánh khác

đều tăng trưởng không cao mặc dù tiềm năng vẫn còn rất lớn… Thực hiện theo chỉ đạo chung của Agribank Việt Nam là chỉ được tăng dư nợ khi nguồn vốn huy động tăng, vì thế tốc độ tăng dư nợ tín dụng của Agribank chi nhánh 6 trong giai đoạn này giảm so với giai đoạn 2004 – 2007 do tốc độ tăng trưởng nguồn vốn không cao.

Tính đến 31/12/2008, dư nợ tín dụng của Agribank chi nhánh 6 đạt 2.099,2 tỷ đồng, tăng 193,5 tỷ đồng so với 31/12/2007 với tỷ lệ tăng là 10,2%.

2.500,0 2.000,0

HÌNH 2.4: BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH 6

(Đvt: tỷ đồng)

2.099,2 2.171,9 1.905,7

1.500,0 1.000,0

500,0 121,9 331,9

494,4

0,0

2004 2005 2006 2007 2008 '06/2009

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của Agribank chi nhánh 6 qua các năm)

Tuy nhiên, đến năm 2009, với việc Chính phủ đã chuyển sang thực hiện chính sách kích cầu và thực hiện chính sách tài chính - tiền tệ mềm dẻo hơn hy vọng hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh 6 sẽ phát triển mạnh mẽ như tiềm năng của chi nhánh.

Về cơ cấu tín dụng của Agribank chi nhánh 6 từ khi thành lập đến nay cũng đã có nhiều thay đổi. Đối tượng cho vay được chuyển dịch sang các đối tượng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cá nhân, hộ gia đình và giảm dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước (bảng 2.1).

Agribank chi nhánh 6 là một trong những chi nhánh mới thành lập, có trụ sở tại Quận 6 - TP.HCM, địa bàn có dân số đông và là trung tâm mua sắm lớn nhất Việt Nam. Hoạt động xây dựng và công nghiệp dịch vụ tại đây rất phát triển. Vì thế hoạt động cấp tín dụng của được Agribank chi nhánh 6 được đội ngũ Ban lãnh đạo

chi nhánh định hướng phát triển theo mô hình ngân hàng bán lẻ và cũng như tập trung phục vụ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh kinh doanh trên lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn vì thế được tăng lên nhanh chóng và phù hợp với tinh chất nguồn vốn đầu vào của chi nhánh là nguồn vốn trung, dài hạn chiếm tỷ trọng cao. Tính đến tháng 06/2009, dư nợ cho vay trung dài hạn đạt 1.513,7 tỷ đồng chiếm 69.7% tổng dư nợ.

BẢNG 2.1: CƠ CẤU TÍN DỤNG CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH 6 Đvt: tỷ đồng CHỈ TIÊU 2004 2005 2006 2007 2008 T6/2009 Phân theo thời hạn cho vay

Dư nợ ngắn hạn 85,3 249,7 319,8 538,5 562,2 658,2

Dư nợ trung dài hạn 36,6 82,2 174,6 1.367,2 1.537,0 1.513,7 Phân theo thành phần kinh tế

Dư nợ cho vay doanh nghiệp

Nhà nước 29,5 15,2 - - - -

Dư nợ cho vay doanh nghiệp

ngoài quốc doanh 54,7 286,5 427,0 1.777,5 2.029,8 2.076,9 Dư nợ cho vay cá nhân, hộ gia

đình, hộ sản xuất 37,7 30,2 67,4 128,2 69,4 96,0

Phân theo ngành kinh tế

Nông – Lâm – Ngư nghiệp - - - -

Công nghiệp và xây dựng 81,0 237,2 335,9 1.264,5 1.503,0 1.516,4

Thương mại - dịch vụ - 25,1 90,6 257,5 242,8 280,8

Ngành khác 40,9 69,6 67,9 383,7 353,4 374,7

Phân theo loại tiền tệ

Dư nợ cho vay nội tệ 121,9 316,2 472,3 1.851,7 2.051,5 2.149,7 Dư nợ cho vay ngoại tệ (qui

đổi VNĐ) - 15,7 22,1 54,0 47,8 22,2

Tổng 121,9 331,9 494,4 1.905,7 2.099,2 2.171,9

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh 6 qua các năm)

Về chất lượng tín dụng, theo báo cáo tổng kết hoạt động của Agribank chi nhánh 6 năm 2008, tổng nợ xấu đến 31/12/2008 là 15.6 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 075%

tổng dư nợ, và đến 30/06/2009 là 22.5 tỷ đồng (chiếm 1.03% tổng dư nợ) và tất cả những khoản nợ này đếu có tài sản đảm bảo và được đánh giá là có khả năng thu

hồi nợ. Qua số liệu trên ta thấy tỷ lệ nợ xấu của Agribank chi nhánh 6 thấp hơn tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành và thấp hơn cho phép của Agribank là 3%. Điều này thể hiện được chất lượng tín dụng của Agribank chi nhánh 6 trong thời gian qua rất tốt, khả năng quản trị rủi ro tín dụng cao.

Agribank chi nhánh 6 cũng đã tiến hành trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quyết định 493/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và Quyết định số 636/QĐ-HĐQT-TD của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam. Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 của chi nhánh, số liệu dự phòng đã trích đến cuối năm 2008 là 38.1 tỷ đồng. Điều này góp phần tăng mức độ an toàn trong hoạt động cấp tín dụng cũng như đảm bảo kế hoạch kinh doanh của Agribank chi nhánh 6.

Hoạt động dịch vụ

Bên cạnh những hoạt động cơ bản của ngân hàng là huy động vốn và tín dụng, Agribank chi nhánh 6 cũng đã rất quan tâm đến hoạt động dịch vụ và công tác phát triển sản phẩm – dịch vụ mới trên cơ sở phát huy lợi thế về mạng lưới hoạt động của hệ thống và nền tảng công nghệ ngân hàng nhằm mục đích tăng nguồn thu nhập ngoài tín dụng và thu hút khách hàng cũng như quảng bá thương hiệu rộng rãi.

Nhìn chung, thu nhập từ hoạt động của Agribank chi nhánh 6 đều tăng trưởng qua các năm với mức đạt cao nhất là 4,7 tỷ đồng trong năm 2008, chiếm 7,9% trong tổng thu nhập của chi nhánh, tăng 2,16 lần so với năm 2007, trong đó thu nhập từ hoạt động thanh toán chiếm 42,6%, thu nhập từ hoạt động bảo lãnh 36,2% và thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối chiếm 7,5%.

2,3

0,7 0,9

0,4

HÌNH 2.5: BIỂU ĐỒ THU NHẬP TỪ DỊCH VỤ CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH 6

(Đvt: tỷ đồng)

4,7

5 4 3 2 1 0

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của Agribank chi nhánh 6 qua các năm)

Kết quả kinh doanh của một số hoạt động dịch vụ nổi bật tại Agribank chi nhánh 6 có thể kể đến như:

Dịch vụ ngân quỹ

Dịch vụ ngân quỹ là một trong những hoạt động luôn được củng cố và phát triển tại Agribank chi nhánh 6, là cơ sở để thu hút khách hàng giao dịch tại chi nhánh với tổng doanh số thu - chi tiền mặt trong năm 2008 là 8.138,1 tỷ đồng, theo đó doanh số thu - chi tiền mặt bình quân trong ngày là 15,4 tỷ đồng. Năng suất thu – chi tiền mặt bình quân trong ngày của một giao dịch viên là 854 triệu đồng.

Dịch vụ thanh toán trong nước

Đây là loại hình dịch vụ được Agribank chi nhánh 6 đặc biệt quan tâm vì ngoài việc trực tiếp tạo ra thu nhập, dịch vụ thanh toán trong nước còn hỗ trợ tích cực cho các nghiệp vụ khác cùng phát triển. Do vậy trong năm 2008, Agribank chi nhánh 6 đã đạt tổng doanh số thanh toán chuyển tiền đi – đến là 11.095,7 tỷ đồng, doanh số thanh toán bình quân trong ngày là 37,6 tỷ đồng và doanh số thanh toán bình quân trong ngày mà một giao dịch viên thực hiện là 3,1 tỷ đồng.

Theo thống kê, doanh số thanh toán tiền mặt bình quân của Agribank chi nhánh 6 có doanh số cũng như tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với doanh số thanh toán chuyển tiền cho thấy việc sử dụng tiền mặt trong lưu thông dần dần đã được hạn chế và chuyển dần sang thanh toán qua kênh ngân hàng. Tuy nhiên nhìn chung, dịch vụ thanh toán trong nước tại Agribank chi nhánh 6 chưa được phát triển một cách mạnh mẽ là do chính sách phí của hệ thống Agribank chưa thật sự hấp dẫn, tỷ lệ và mức phí còn cao nên chưa thu hút được khách hàng.

2.3.3.3. Dịch vụ bảo lãnh

Hoạt động dịch vụ bảo lãnh của Agribank chi nhánh 6 trong thời gian qua khá phát triển cả về số dư cũng như lợi nhuận mang lại. Đây là hoạt động mang lại lợi nhuận cao, chiếm tỷ trọng lớn trong mảng dịch vụ. Cụ thể đến 30/06/2009, thu nhập từ hoạt động bảo lãnh đạt 1.661 triệu đồng, chiếm 58.96% tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ tại Agribank chi nhánh 6. Các loại hình sản phẩm dịch vụ bảo lãnh của Agribank chi nhánh 6 rất đa dạng và nhiều chủng loại, có thể phục vụ đây đủ những yêu cầu của khách hàng. Một số sản phẩm dịch vụ có thể kể đến như: bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bào lãnh bảo đảm chất lượng, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước v.v…

BẢNG 2.2: KẾT QUẢ THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH 6 TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY

ĐVT: triệu đồng TÊN DỊCH VỤ Năm 2007 Năm 2008 30/06/2009

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Dịch vụ bảo lãnh 898 39.23 % 1.729 37.05 % 1.661 58.96 %

Dịch vụ thanh toán 1.174 52.29 % 1.996 42.78 % 1.148 40.75 %

Dịch vụ khác 217 9.48 % 941 20.17 % 8 0.29 %

Tổng cộng 2.289 100 % 4.666 100 % 2.817 100 %

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của Agribank chi nhánh 6 qua các năm)

Dịch vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối

Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối tại Agribank chi nhánh 6 trong thời gian qua nhìn chung đã có bước phát triển khá tốt. Doanh số thanh toán ngày càng tăng, vì thế thu nhập từ hoạt động này cũng có bước phát triển so với thời điểm ngày đầu thành lập. Agribank chi nhánh 6 đã luôn phấn đấu, không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng của dịch vụ thanh toán mà đặc biệt là trong thanh toán quốc tế. Tuy nhiên do có trụ sở tại Quận 6, một quận có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu khá thấp, các doanh nghiệp trong địa bàn chủ yếu kinh doanh hàng hóa được sản xuất trong nước, vì thế hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối của Agribank chi nhánh 6 cũng bị ảnh hưởng. Kết quả hoạt dộng nhìn chung vẫn còn thấp so với các chi nhánh Agribank khác trong cùng hệ thống và các NHTM khác trong khu vực.

BẢNG 2.3: DOANH SỐ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH 6 TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY

ĐVT: ngàn USD TÊN DỊCH VỤ Năm 2007 Năm 2008 30/06/2009

Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền Số món

Thanh toán L/C 5,807 74 9,456 107 5,087 47

Thanh toán nhờ thu (DP, DA)

373 18 1,618 42 1,067 46

Thanh toán chuyển tiền (TTr)

2,309 59 10,688 299 5,203 193

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của Agribank chi nhánh 6 qua các năm)

Trong mảng hoạt động kinh doanh mua bán ngoại tệ, doanh số mua bán của Agribank chi nhánh 6 trong năm 2008 đạt hơn 50 triệu USD, tăng 18,8 triệu USD so với năm 2007. Về dịch vụ chi trả kiều hối đạt doanh số 262,7 nghìn USD chủ yếu thực hiện qua kênh dịch vụ Western Union, tăng 80,6 nghìn USD so với năm 2007.

Dịch vụ thẻ

Về tình hình phát triển dịch vụ thẻ, tính đến 31/12/2008 tổng số thẻ mà Agribank chi nhánh 6 đã phát hành là 3.676 thẻ với tổng số dư đạt 9,8 tỷ đồng, số dư bình quân thẻ là 2,7 triệu đồng/thẻ, tăng 1.856 thẻ so với đầu năm.

BẢNG 2.4: TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI MỘT SỐ SẢN PHẨM – DỊCH VỤ CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH 6 ĐẾN NĂM 2008

TÊN DỊCHVỤ

SỐMÁY/THẺ ĐÃ PHÁT HÀNH

SỐLƯỢT GIAO DỊCH

BÌNH QUÂN THÁNG

SỐKHÁCH HÀNGĐÃ ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

TỔNG SỐDƯ TÀI KHOẢ

Thẻ ghi nợ nội địa (Success) 3.478 8.626N

Thẻ tín dụng quốc tế (Visa Credit) 67 53

Thẻ ghi nợ quốc tế (Visa Debit) 131 1.135

Dịch vụ SMS Banking 181 181

Dịch vụ VN-Topup

Máy ATM 4 6.537

POS -

EDC 3

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động năm 2008 của Agribank chi nhánh 6)

Mặc dù tình hình phát triển cũng như những kết quả mang lại từ hoạt động dịch vụ của Agribank chi nhánh 6 còn khá khiêm tốn so với các chi nhánh khác của hệ thống Agribank cũng như của các NHTM khác nhưng đây chính là thành quả của sự nổ lực và phấn đấu hết mình của lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên của Agribank chi nhánh 6, là một chi nhánh mới, còn quá non trẻ hoạt động trên địa bàn có tính cạnh tranh gay gắt.

Hoạt động phát triển thị phần và thị trường

Theo thống kê của UBND quận 6 thì đến cuối 2008, tại địa bàn Quận 6 có trên 42 chi nhánh NHTM khác đang hoạt động. Một số ngân hàng lớn như Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Ngoại Thương, Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng

Đông Á, Sacombank và các Chi nhánh Agribank khác, v.v… đều đã hoạt động kinh doanh tại đây từ rất lâu, có một số lượng khách hàng khá lớn và rất am hiểu thị trường. Các NHTM này đều có nhiều sản phẩm – dịch vụ hiện đại, hấp dẫn, mang đến nhiều tiện ích cho khách hàng. Vì thế việc tìm kiếm khách hàng mới nhằm phát triển thị phần và thị trường đối với Agribank chi nhánh 6 – một chi nhánh mới thành lập vào năm 2004 – tại khu vực này là rất khó khăn, nhất là việc gia tăng thị phần huy động vốn đối với khách hàng là hộ gia đình và cá nhân sống tại địa bàn.

Vì thế, nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh được phát triển, bên cạnh những khách hàng tại địa bàn Quận 6, Chi nhánh cũng đã chủ động tìm kiếm những khách hàng tại khu vực khác. Một vài số liệu về quy mô, tỷ trọng hoạt động của Agribank 6 được thống kê như sau :

- Về huy động vốn: Nguồn vốn của Agribank chi nhánh 6 chiếm 11,5%

trong tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn. Nguồn vốn huy động từ dân cư năm 2008 đạt 234,8 tỷ đồng, tăng 15,7 tỷ đồng so với năm 2007.

- Về tín dụng: Dư nợ tín dụng của Agribank chi nhánh 6 chiếm 8,9%

trong tổng dư nợ của các TCTD trên địa bàn.

- Về mạng lưới hoạt động: Agribank chi nhánh 6 hoạt động với qui mô 01 trụ sở chính và 02 phòng giao dịch tại các vùng phụ cận.

Kết quả hoạt động kinh doanh

Theo báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh 6 qua từng năm, ta thấy kết quả hoạt động của Agribank chi nhánh 6 qua các năm đều tăng trường và được thể hiện qua bảng số liệu sau..

BẢNG 2.5: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH 6

Đvt: tỷ đồng

CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 2008

THU NHẬP

Thu lãi cho vay 31,1 76,7 175,5 333,6

Thu lãi tiền gửi tại các TCTD - - 2,3 16,1

Thu từ dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 0,8 1,5 2,2 4,7

Thu từ kinh doanh ngoại hối - 0,1 0,3 0,4

Thu nhập khác 0,3 0,3 1,5 8,7

TỔNG THU NHẬP 32,2 78,6 181,8 363,5

CHI PHÍ

Chi lãi tiền gửi 14,0 45,8 121,4 254,6

Chi về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 0,2 0,3 0,5 0,9

Chi phí nhân viên 3,2 3,9 4,6 5,4

Chi phí quản lý và công vụ 1,8 2,1 2,5 3,0

Chi về tài sản 4,5 5,0 4,9 5,9

Trích dự phòng rủi ro - 7,1 10,5 38,0

Chi phí khác 0,7 0,9 2,3 3,6

TỔNG CHI PHÍ 24,4 65,1 146,7 311,4

CHÊNH LỆCH THU – CHI 7,8 13,5 35,1 52,1

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của Agribank chi nhánh 6 qua các năm)

Theo bảng số liệu trên, chênh lệch thu – chi của Agribank chi nhánh 6 trong năm 2005 là 7,8 tỷ đồng, tăng lên 13,5 tỷ đồng trong năm 2006 và 35,1 tỷ đồng trong năm 2007. Đến năm 2008, với hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển, tổng thu nhập của Agribank chi nhánh 6 đạt 363,5 tỷ đồng, tăng 100% so với năm 2007, bên cạnh tổng chi phí là 311,4 tỷ đồng, dẫn đến chênh lệch thu – chi trong năm 2008 đạt 52,1 tỷ đồng là mức cao nhất từ khi thành lập đến nay.

Về cơ cấu thu nhập, nhìn chung thu nhập từ lãi vẫn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng thu nhập (91.77%) trong khi thu từ dịch vụ lại chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn.

Đây cũng là tình hình chung của đa số các NHTM của Việt Nam hiện nay, khi mà

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng NN và PTNN VN (Trang 44 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w