DOANH THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ
A- Báo cáo lợi nhuận
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ (1) Đối với Quốc hội
Xem xét các điều quy định của Luật kế toán trong mối quan hệ với các luật khác, làm cơ sở triển khai các văn bản dưới luật.
Ví dụ như – Điều 7.Nguyên tắc kế toán : “Giá trị tài sản được tính theo giá gốc…”
Khái niệm Lợi nhuận tổng hợp ra đời dựa trên quan điểm bảo toàn vốn. Luật kế toán cần bổ sung vấn đề liên quan đến định giá các đối tượng kế toán làm cơ sở triển khai các văn bản khác.
Điều 29.Báo cáo tài chính quy định bộ BCTC cho các đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh gồm Bảng cân đối kế toán, BCKQHĐKD, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Để hỗ trợ cho việc ra đời Báo cáo lợi nhuận tổng hợp, cần thay thế báo cáo này cho tên gọi BCKQHĐKD theo Luật, ngoài ra cùng với việc tiếp cận quan điểm lợi nhuận kế toán mới, việc dự thảo chuẩn bị cho một báo cáo về biến động vốn chủ sở hữu bổ sung vào Luật kế toán cũng là một bước đi trong tương lai.
Thêm nữa, Luật kế toán cũng quan tâm đến vấn đề công khai và yêu cầu công khai. Tuy nhiên, vấn đề cần được quan tâm hơn là sự minh bạch, mà điều này không đề cập đến trong Luật cũng như không có sự ràng buộc chặt chẽ về mặt pháp lý. Để nâng cao tính hội nhập cho kế toán doanh nghiệp Việt Nam, Luật cần nghiên cứu bổ sung vấn đề minh bạch thông tin tài chính.
(2) Đối với Bộ Tài Chính:
Bộ tài chính cần đưa những dự thảo cho công chúng có thể dễ dàng tiếp cận với những khái niệm mới, thảo luận với công chúng, xin ý kiến các bên liên quan, xây dựng một trình tự thủ tục hợp pháp ban hành những nội dung mới của chuẩn mực.
Đối với các nhà hoạch định chính sách cần phối hợp đồng bộ trong việc ban hành chuẩn mực và các văn bản pháp lý liên quan đến những nội dung thay đổi.
Trong quá trình xây dựng và sửa đổi chuẩn mực phải từng bước sao cho phù hợp với định hướng hội tụ kế toán quốc tế và xác lập từng bước đi thích hợp cho kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ kế toán quốc tế không thể xa rời quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
(3) Đối với hội nghề nghiệp:
Về phía hội nghề nghiệp: tạo điều kiện thuận lợi cho những người hành nghề tham gia sinh hoạt và thảo luận những nội dung mới. Hội nghề nghiệp phải nỗ lực thể hiện vai trò tích cực tạo lập một diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cũng như chuyên môn để những người quan tâm nâng cao tầm hiều biết về nghiệp vụ;
Mở rộng phạm vi và chức năng của các tổ chức giáo dục, các hiệp hội nghề nghiệp trong việc giám sát và đóng góp ý kiến liên quan đến việc ban hành cũng như thực hiện các hướng dẫn.
(4) Đối với cơ quan đào tạo
Vai trò của nhà trường trong việc nghiên cứu chương trình đào tạo phù hợp để cung cấp kiến thức và kỹ năng cũng như cập nhật những nội dung mới đến người học. Tích cực trong quá trình xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, tích cực trao đổi và tiếp thu kinh nghiệm từ các học viện ở những quốc gia có hệ thống kế toán phát triển cũng như các tổ chức ban hành chuẩn mực quốc tế
Tiếp tục đổi mới chương trình đào tạo của nhà trường về lĩnh vực kế toán theo hướng trang bị những kiến thức và kỹ năng cho học viên vừa phù hợp với thực trạng Việt Nam vừa chuẩn bị cho những bước tiền đề hội tụ với kế toán quốc tế.
(5) Đối với doanh nghiệp
Ủng hộ tích cực một vấn đề mới trong chuẩn mực cũng như thiện chí thực hiện cùng với sự hỗ trợ của Ban lãnh đạo doanh nghiệp. Trước hết, đó là nỗ lực đầu tư xây dựng một đội ngũ nhân viên kế toán và tài chính có năng lực, hệ thống công nghệ đảm bảo xử lý và lưu trữ toàn bộ dữ liệu liên quan đến các giao dịch đầy đủ, chính xác đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực kế toán áp dụng;
Thêm vào đó, trên cơ sở các vấn đề mới phát sinh được quy định trong chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành, các doanh nghiệp phải tự xây dựng chính sách kế toán cho riêng mình để áp dụng tại doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp cần tạo điều kiện huấn luyện cho các nhân viên kế toán hiểu biết các chuẩn mực kế toán, các chế độ kế toán mới và đóng góp các ý kiến về sự ảnh hưởng của việc áp dụng trong thực tế tại doanh nghiệp thông qua các tổ chức nghề nghiệp, các lớp bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ.