.Định hướng phát triển của ACB:
ACB đề ra định hướng phát triển ngân hàng đến năm 2015 như sau :
ACB sẽ duy trì vị thế hàng đầu của mình trong toàn hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, xứng với danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt
Nam”. ACB tiếp tục thực hiện chiến lược tăng trưởng nhanh, quản lý tốt, tăng lợi nhuận và thực hiện mục tiêu tăng trưởng cao trong tầm kiểm soát của ngân hàng.
ACB nổ lực theo dừi và dự đoỏn cỏc diễn biến của thị trường tài chớnh để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp với nội lực ngân hàng.
ACB luôn hướng tới quản trị, điều hành theo tập quán thực hành tốt nhất trên cơ sở tham khảo các mô hình quản trị của các ngân hàng, tập đoàn lớn trên thế giới, thông lệ quốc tế về quản trị, các quy định pháp luật của Việt Nam về quản trị.
ACB phấn đấu trở thành một trong ba tập đoàn tài chính- ngân hàng hàng đầu Việt Nam.
Với định hướng trên, ACB thường xuyên xây dựng và điều chỉnh chiến lược phát triển, có đội ngũ cán bộ nhân viên năng động, đạo đức nghề nghiệp, có giải pháp tổ chức thực hiện chiến lược và chương trình hành đ ộng cũng như kiểm soát tốt rủi ro trong quá trình ăt ng trư ởng và lựa chọn thời điểm thích hợp trong quá trình thực thi.
Như vậy, định hướng phát triển của ACB đến năm 2015 là mục tiêu tăng trưởng kèm với kiểm soát rủi ro, xây dựng mô hình quản trị hiện đại, điều chỉnh chiến lược phù hợp với diễn biến thị trường, xây dựng đội ngũ nhân viên đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của ACB.
Các điều kiện để ACB hoạt động như một ngân hàng bán lẻ tốt nhất : o Số lượng và chất lượng của ngân hàng : trong kinh tế thị trường, khách hàng
là yếu tố quyết định đến sự phát triển của ngân hàng, nếu ngân hàng có thể thu hút lượng lớn khách hàng hoạt động xuất nhập khẩu thì sẽ có thể đẩy mạnh thanh toán quốc tế trong đó có L/C.
o Uy tín trong nước và quốc tế : nếu có uy tín lớn là hoạt động đa dạng và phong phú về quy mô lẫn chất lượng sẽ thu hút nhiều khách hàng nhiều hơn, dễ dàng mở rộng thị trường trong nước và quốc tế, thuận lợi trong các nghiệp vụ mang tính bảo lãnh thanh toán cho khách hàng trong nước, đồng
thời các ngân hàng và đối tác nước ngoài sẽ tin tưởng lựa chọn ngân hàng đại lý để giao dịch. Đặc biệt trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, nếu ngân hàng có uy tín sẽ được các ngân hàng khác chọn làm ngân hàng đại lý.
Nhờ đó, ngân hàng không chỉ thu thêm được các khoản phí mà còn có thể thu hút thêm được khách hàng và tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng xuất khẩu.
o Mạng lưới ngân hàng đại lý : nhằm giải quyết công việc ngay tại một nước, địa phương trong khi ngân hàng chưa có chi nhánh tại nước, địa phương đó.
Mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp trên thế giới giúp cho việc giao dịch và thanh toán ra nước ngoài được thực hiện nhanh chóng, đúng địa chỉ, giảm bớt chi phí và giảm thiểu rủi ro. Ngược lại, thông qua ngân hàng đại lý, ngân hàng lại có điều kiện thực hiện các dịch vụ ủy thác của ngân hàng đại lý để mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ.Ngân hàng có các ngân hàng đại lý ở nhiều nước trên thế giới và có mối quan hệ tốt sẽ rất thuận tiện trong việc liên lạc, tra soát các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu. Các khách hàng có hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu ngày càng có xu hướng mở rộng đối tác làm ăn ra ngoài thị trường truyền thống vì vậy sẽ có nhiều thương vụ với các đối tác mới ở các nước khác nhau trên thế giới.
Do đó, việc xúc tiến thiết lập thêm các ngân hàng đại lý trên thế giới giúp ngân hàng đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng.
o Công nghệ ngân hàng : là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của một ngân hàng. Vì vậy, mỗi ngân hàng đều tạo dựng cho mình một hệ thống công nghệ hiện đại, phù hợp và đặc biệt quan tâm tới đổi mới công nghệ để đáp ứng tiêu chí hoạt động thanh toán quốc tế là phải nhanh chóng, kịp thời và chính xác.Trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, công nghệ ngân hàng hiện đại, tốc độ xử lý nhanh sẽ giúp ngân hàng có thể thực hiện được một cách chính xác các thao tác, đẩy nhanh tốc độ của từng khâu trong quá trình thanh toán, phục vụ khách hàng hiệu quả, cung cấp cho khách hàng dịch vụ có chất lượng tốt, từ đó nâng cao uy tín của ngân hàng.
o Trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng : để phát triển thanh toán quốc tế, nhân tố nguồn nhân lực cần phải được quan tâm. Để thực hiện công việc trôi chảy tránh gây thiệt hại cho ngân hàng, đòi h ỏi nhân viên ngân hàng hoạt động thanh toán TTQT bằng tín dụng chứng từ phải có chuyên môn cao, am hiểu các quy tắc, thông lệ quốc tế, trình độ ngoại ngữ giỏi để tiếp cận tài liệu nước ngoài, tích lũy kiến thức nghiệp vụ.
o Các hoạt động khác như tín dụng, kinh doanh ngoại tệ là tiền đề, nền tảng hỗ trợ cho nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ, thu hút khách hàng, tạo thêm sự cạnh tranh của ngân hàng.
o Cơ cấu tổ chức, điều hành hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu một hệ thống quản lý điều hành thống nhất từ trên xuống theo một quy trình hợp lý sẽ hạn chế các rủi ro, rút ngắn thời gian giao dịch, tạo uy tín đối với khách hàng trong nước và quốc tế.
o Các chính sách của ngân hàng : chính sách khách hàng, đối ngoại, phát triển dịch vụ ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ, chính sách đúng đắn sẽ thu hút khách hàng trong và ngoài nước, nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng.
.Định hướng phát triển thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại ACB:
Năm 2011 :
ACB tiếp tục phát triển TT.TTQT sao cho các chứng từ thanh toán quốc tế hiện đang được xử lý tại các chi nhánh sẽ được từng bước chuyển về cho TT.TTQT xử lý, tách bộ phận thanh toán quốc tế tại chi nhánh thành hai bộ phận : bộ phận tiếp xúc khách hàng và bộ phận xử lý chứng từ.
Giai đoạn từ năm 2012-2015 :
ACB chuyển tất cả các bộ phận nghiệp vụ thanh toán quốc tế : chuyển tiền, tín dụng chứng từ, nhờ thu, CAD tại chi nhánh về TT.TTQT. Các chi nhánh chỉ còn bộ phận tiếp xúc khách hàng và thực hiện nhận chứng từ, kiểm tra sơ bộ, sao chụp chứng từ và gửi về TT.TTQT xử lý. Như v ậy, hồ sơ gốc nhận từ nước ngoài và
khách hàng lưu tại chi nhánh và nhập dữ liệu điện tử để có thể truy xuất toàn hệ thống. Sau khi TT.TTQT đi vào hoạt động ổn định thì sẽ thành lập các Trung tâm khu vực để giảm áp lực cho TT.TTQT.
Việc thành lập TT.TTQT tạo điều kiện để các chi nhánh có thể tập trung phát triển và chăm sóc khách hàng, nâng cao hiệu quả về chất lượng và số lượng khách hàng, mở rộng thị trường. TT.TTQT sẽ giúp việc thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế chuyên nghiệp, hạn chế sai sót về nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động trong toàn hệ thống ACB.
ụng chứng từ ACB
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại ACB
Đối với hàng nhập :
Thanh toán tín dụng chứng từ là cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành đối với người thụ hưởng nên rủi ro của ngân hàng phát hành rất cao. Do đó, khi thực hiện phát hành L/C cho khách hàng, ACB cần thực hiện các biện pháp sau :
- Đối với nhân viên tín dụng :
Thẩm định tài chính, uy tín và cấp hạn mức mở L/C cho khách hàng :
Khi mở L/C, nhân viên tín dụng thẩm định tình hình tài chính, uy tín, tài sản đảm bảo của người mở L/C để phòng ngừa rủi ro phát sinh. Nhân viên tín dụng phải tuân thủ đúng các quy định của ACB, phải nằm trong tầm kiểm soát rủi ro của ACB. Nhân viên tín dụng phải xem xét thông tin khách hàng : chỉ cấp hạn mức mở L/C khi khách hàng có khả năng tài chính, uy tín vì th ực tế có những khách hàng có khả năng tài chính tốt nhưng vẫn trì hoãn việc thanh toán do hàng chưa về Việt Nam dù bộ chứng từ phù hợp. Mặt khác, trong một số trường hợp, ACB hạn chế cho vay bắt buộc đối với khách hàng để thanh toán cho nước ngoài vì ACB phải tốn thời gian và chi phí để xử lý lô hàng nhập. Do đó, nhân viên tín dụng cần có kiến thức đầy đủ và tuân thủ quy định của ACB. Uy tín và khả năng tài chính là yếu tố quan trọng liên quan đến việc có nhận bộ chứng từ
hay không của người mở L/C đồng nghĩa v ới việc thanh toán cho phía nước ngoài. Nếu khách hàng có uy tín và khả năng tài chính tốt trong suốt quá trình giao dịch đối với ACB thì nên quyđ ịnh mức ký quỹ thấp hoặc không ký quỹ.
Do đó, nhân viên tín dụng cần đưa ra các tiêu chí và các thông tin liên quan trong quá trình giao dịch với ACB và thông tin bên ngoài để xem xét và phân loại khách hàng.
Xác định mức ký quỹ phù hợp đối với khách hàng :
- Việc mở L/C cho khách hàng mà ký quỹ dưới 100% trị giá L/C có nghĩa là ngân hàng sẽ cam kết bảo lãnh cho khách hàng phần trị giá còn lại ngoài vốn khách hàng đã ký quỹ tại ngân hàng. Do đó, ngân hàng cũng c ần có tài sản đảm bảo cho phần giá trị mình bảo lãnh cho khách hàng. Thông thư ờng, tài sản đảm bảo có thể là : bất động sản, sổ tiết kiệm, số dư tài khoản hoặc tài sản nào có thể định giá, giá ít thay đổi theo thời gian, tiêu thụ dễ thì mức ký quỹ thấp và có thể là không ký quỹ, hoặc động sản, hàng hóa thì mức ký quỹ cao hơn. Nếu ACB cảm thấy khách hàng không đáp ứng các tiêu chí quy định hoặc trường hợp khách hàng mở L/C có ngân hàng xác nhận thì có thể mức ký quỹ sẽ là 100%.
- Hiệu quả kinh tế của hàng hóa nhập khẩu cũng quyết định đến mức ký quỹ : hàng hóa dễ tiêu thụ thì tỉ lệ ký quỹ thấp và ngược lại. Do đó, nhân viên tín dụng cần xem xét hàng hóa khách hàng yêu cầu mở L/C có thuộc danh mục hàng cấm hay bị hạn chế nhập hay không.
-Thị trường tiêu thụ hàng hóa cũng là yếu tố quan trọng cần xem xét khi mở L/C. Đối với những hàng hóa nhập khẩu có giá cả dễ biến động gây bất lợi cho ngân hàng nên cần xem xét xu hướng biến động của hàng hóa, điều kiện ký quỹ, tài sản đảm bảo…trước khi phát hành L/C. Do đó, ACB cần thu thập thông tin và dự báo giá cả các mặt hàng thường xuyên mở L/C.
-Việc ký quỹ mở L/C là chứng minh khách hàng có khả năng về vốn khi tham gia thanh toán bằng L/C và là động lực để khách hàng quyết định có nhận lô hàng nhập hay không. Do đó, khi mở L/C phải xét đến mức ký quỹ của khách
hàng vì đây cũng là y ếu tố cạnh tranh của các ngân hàng. Khi mà ký quỹ mở L/C càng cao, ngân hàng được lợi trong khi đó khách hàng bị chiếm dụng nguồn vốn. ACB luôn phải quy định cụ thể mức ký quỹ đối với từng loại khách hàng, từng loại L/C…phải quy định các tiêu chí nào cần ưu tiên cho mức ký quỹ thấp mà đảm bảo an toàn cho ACB. Nhõn viờn tớn dụng phải ghi rừ trong tờ trình các tiêu chí : giới thiệu khách hàng, nhu cầu mở L/C của khách hàng, thời gian khách hàng quan hệ giao dịch với ACB, kiến nghị về nhu cầu khách hàng, tỉ lệ ký quỹ, tài sản đảm bảo, nguồn thanh toán L/C và các phê duyệt của các cấp...
Nhân viên tín dụng cần xem xét đến uy tín của người thụ hưởng thông qua khách hàng hoặc ngân hàng đại lý, mối quan hệ giữa khách hàng và người thụ hưởng, để có đủ thông tin xem xét mức ký quỹ cho khách hàng.
- Đối với nhân viên Thanh toán quốc tế :
Việc đầu tiên cần làm đó là tư vấn cho khách hàng:
Khi cú yờu cầu mở L/C, nhõn viờn TTQT phải tư vấn để khỏch hàng hiểu rừ rằng thanh toán bằng L/C có những rủi ro gì mà khách hàng tưh ờng gặp phải.
Chẳng hạn, khách hàng cần tìm hiểu người bán trước khi đi đến hợp đồng mua bán thông qua đối tác của mình hoặc thông tin từ các tổ chức xúc tiến thương mại.
-Nhân viên TTQT cần xem xét kỹ các điều kiện trong giấy đề nghị mở L/C của khách hàng. Nếu thấy có mâu thuẫn so với hợp đồng hay thông lệ quốc tế thì nên hỏi lại khách hàng hoặc tư vấn cho khách hàng. Tránh trường hợp đưa những điều kiện, điều khoản khụng rừ ràng vào L/C dễ gõy rủi ro.
-Nhân viên TTQT cần tư vấn cho khách hàng các điều kiện, điều khoản cần quy định trong hợp đồng để tránh trường hợp gây ra rủi ro, tranh cãi giữa các bên. Chẳng hạn như : Thời hạn giao hàng và thời hạn xuất trình chứng từ : thông thường khách hàng luôn muốn nhận bộ chứng từ khi hàng đã về đến Việt Nam, đồng thời ACB cũng không phải phát hành thư bảo lãnh nhận hàng hay ủy quyền nhận hàng cho khách hàng. Do đó nhân viên TTQT cần phải có kinh
nghiệm trong việc tính toán thời gian tàu đi và về đến Việt Nam, từ đó sẽ cân đối thời gian chứng từ cần xuất trình cho hợp lý. Nếu tàu đi nhanh và có khả năng hàng về trước trong khi đó chứng từ không về kịp thì nên quyđ ịnh trong hợp đồng điều khoản : một bộ chứng từ nhận hàng cần về trước cho người mua, lúc đấy ACB sẽ ký hậu trước cho khách hàng để đi nhận hàng. Vì vậy, ACB nên có danh sách các cảng thường nhập khẩu hàng và thời gian tàu đi ước tính đề nhân viên TTQT có thể tư vấn cho khách hàng tốt hơn.
-Nhân viên TTQT phải tư vấn cho khách hàng về việc mua bảo hiểm cho lô hàng. Theo thông lệ, nếu hợp đồng ngoại thương giữa người mua và người bán ký theo giá bao gồm phí bảo hiểm thì khách hàng mở L/C không cần phải mua bảo hiểm. Trừ trường hợp khách hàng mở L/C ký quỹ dưới 100% trị giá L/C phải mua bảo hiểm, nhân viên cần tư vấn cho khách hàng việc mua bảo hiểm đối với lô hàng nhập trước khi mở L/C nếu giá mua chưa có bảo hiểm trong trường hợp khách hàng ký quỹ 100%, để đảm bảo an toàn cho khách hàng.
ACB cũng cần mở rộng liên kết vời các công ty bảo hiểm để có thể giúp khách hàng trong việc lựa chọn công ty bảo hiểm tốt nhất và thuận tiện, giảm thời gian cho khách hàng. (Xem Phụ lục 6 : các công ty bảo hiểm )
-Nhân viên TTQT cần tư vấn cho khách hàng không nên mở L/C khi có điện cho phép đòi ti ền bằng điện hoặc có ngân hàng xác nhận. Vì khi mở L/C cho phép đòi tiền bằng điện thì khi nhận điện từ ngân hàng nước ngoài xác nhận bộ chứng từ phù hợp và đòi ti ền thì khách hàng cần có thời gian 3 ngày để thanh toán cho ngân hàng nước ngoài dù bộ chứng từ chưa về đến ACB. Còn đối với ngân hàng xác nhận khách hàng phải ký quỹ theo yêu cầu của ngân hàng thông thường lên đến 100% trị giá L/C để có thể phát hành L/C và một số điều kiện khác theo chính sách của ngân hàng xác nhận như phải có ngân hàng hoàn trả, chi phí thực hiện xác nhận cao. Vì vậy, nhân viên TTQT cần tư vấn kỹ các điều khoản, điều kiện trước khi mở L/C. ACB cần mở rộng quan hệ với ngân hàng đại lý để có thể xin cấp hạn mức xác nhận cho khách hàng thấp hoặc chi phí rẻ hơn, thu hút khách hàng nhiều hơn. (Xem Phụ lục 7: danh sách ngân hàng cấp
hạn mức xác nhận)
-Đối với bộ chứng từ, nhân viên cần tư vấn kỹ cho khách hàng vì bộ chứng từ là điều kiện cần thiết để khách hàng đi nhận hàng. Do đó, cần chú ý đến các chứng từ xuất trình ví dụ như chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy chứng nhận phân tích, giấy chứng nhận chất lượng…vì mỗi nước sẽ có một số cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ với nhiều tên gọi khác nhau, ACB cần có danh mục các cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ của các nước, để nhân viên có thể tư vấn cho khách hàng tổ chức xác nhận xuất xứ hàng và số bản cần xuất trình chính xác hơn.
-Nhân viên TTQT tư vấn cho khách hàng không nên đưa ra các điều khoản.
điều kiện mập mờ, khụng rừ ràng hoặc khụng cú chứng từ xuất trỡnh kốm theo để tránh hiểu lầm. Trước khi mở L/C gốc cho người thụ hưởng, nhân viên TTQT cần có bản draft cho khách hàng để khách hàng và người thụ hưởng kiểm tra và tu chỉnh kịp thời. Vì khi có L/C gốc, các bên mua tu chỉnh phải tốn phí và thời gian kéo dài ảnh hưởng đến giao nhận hàng hóa.
Kiểm tra chứng từ :
Khi kiểm tra chứng từ nhân viên TTQT cần cẩn trọng hợp lý để tránh trường hợp phát hiện những lỗi không phù hợp theo UCP 600 làm mất quyền từ chối thanh toán bộ chứng từ và gây ra tranh cãi không đáng có. Nhân viên TTQT cần nắm vững những quy định, điều khoản trong UCP 600. Một quyền lợi mà ACB cần thiết phải làm là khi bộ chứng từ có bất hợp lệ, nhân viên TTQT thông báo cho khách hàng đồng thời cũng gửi điện thông báo cho ngân hàng nước ngoài trong khoảng thời gian 5 ngày làm việc kể từ khi nhận bộ chứng từ để kiểm tra, vì nếu không làm như vậy, ACB mất quyền từ chối thanh toán bộ chứng từ bất hợp lệ gây rủi ro cho ACB.
-Nhõn viờn TTQT cần theo dừi, đụn đốc khỏch hàng nộp tiền thanh toỏn hay chấp nhận theo thời gian quy định để thanh toán hay chấp nhập bộ chứng từ cho phía người thụ hưởng.
Đối với hàng xuất :