HIỆU QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC

Một phần của tài liệu skkn sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học một số bài môn hóa lớp 10, 11 ở trường trung học phổ thông (Trang 60 - 64)

1. Để đánh giá hiệu quả của đề tài, chúng tôi đã thực hiện một số hình thức sau:

Hình thức 1: Đánh giá các hoạt động của HS thông qua một số tiêu chí

1. TIẾP NHẬN VÀ SẴN SÀNG THỰC HIỆN

Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3

Nhiều HS thụ động, chưa sẵn sàng nhận và thực hiện nhiệm vụ

Còn 1 số HS chưa sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ

Hầu hết học sinh hiểu và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ

2. TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO, HỢP TÁC

Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3

Còn nhiều HS thực hiện nhiệm vụ một cách khiên cưỡng, không tích cực.

Chưa lôi cuốn được mọi học sinh tham gia vào các hoạt động học và thi đua lành mạnh

Lôi cuốn được mọi học sinh tham gia và thi đua lành mạnh

3. TRÌNH BÀY, TRAO ĐỔI, THẢO LUẬN

Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3

Đa số học sinh làm việc thụ động, một chiều (nghe giảng và ghi chép thuần túy)

Ít nhất khoảng 50% học sinh hứng thú, tự tin và tích cực tương tác, trao đổi thảo luận và hỗ trợ.

Hầu hết học sinh hứng thú, tự tin và tích cực tương tác,trao đổi thảo luận và hỗ trợ.

4. MỨC ĐỘ ĐÚNG ĐẮN, CHÍNH XÁC, PHÙ HỢP

Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3

Chỉ 1 số học sinh có kết quả đúng đắn, chính xác, phù hợp và đạt được mục tiêu của.

hoạt động

Đa số học sinh có kết quả đúng đắn, chính xác, phù hợp và đạt được mục tiêu của hoạt động

Hầu hết học sinh có kết quả đúng đắn, chính xác, phù hợp. Kết quả học

Có khả năng trình bày kêt q ủa một cách tự tin.

Hình thức 2: Khảo sát kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực đạt được của học sinh qua một số bài kiểm tra. Đối tượng kiểm tra gồm cả những lớp được áp dụng đề tài thường xuyên và những lớp áp dụng không thường xuyên hay không được áp dụng.

Cụ thể:

Một bài kiểm tra 45 phút đối với lớp 11 sau khi học xong chương Nitơ - Phôtpho Một bài kiểm tra 15 phút đối với lớp 10 sau khi học xong chương Tốc độ phản ứng.

Kết quả cho thấy các lớp không hoặc ít áp dụng so với lớp áp dụng thường xuyên cú sự khỏc nhau rừ rệt. Điều này thể hiện qua điểm kiểm tra của cỏc em:

Lớp Mức độ áp dụng đề tài

Kết quả kiểm tra

Giỏi Khá TB Yếu Kém

11B6 Thường xuyên 30,0% 37,5% 37,5% 0% 0%

11B10 Thường xuyên 36,4% 45,6% 18,0% 0% 0%

11B7 Ít hoặc không thường xuyên 23,7% 31,6% 36,8% 7,9% 0%

11B4 Ít hoặc không thường xuyên 17,6% 29,4% 41,2% 11,8% 0%

11B5 Không áp dụng 10,0% 20,0% 55% 12,5% 2,5%

Lớp Mức độ áp dụng đề tài

Kết quả kiểm tra

Giỏi Khá TB Yếu Kém

10B2 Thường xuyên 25,7% 42,6% 28,8% 2,9% 0%

10B8 Thường xuyên 33,3% 41,0% 25,7% 0% 0%

10B7 Ít hoặc không thường xuyên 15,8% 26,3% 47,4% 10,5% 0%

10B1 Ít hoặc không thường xuyên 21,1% 31,6% 39,4% 7,9% 0%

10B3 Không áp dụng 7,5% 22,5% 52,5% 15,0% 2,5%

Hình thức 3: Chúng tôi đã tiến hành điều tra trực tiếp (bằng phương pháp phỏng vấn) các giáo viên bộ môn Hóa học trong nhà trường và học sinh các lớp được áp dụng đề tài, đa số ý kiến như sau:

- Giáo viên:

+ Với kỹ thuật này, HS bắt buộc phải xem trước thật kỹ và nắm vững kiến thức khi chuẩn bị trước bài ở nhà.

+ Kỹ thuật mảnh ghép tạo ra các hoạt động đa dạng, phong phú, từ đó hình thành ở HS tính chủ động, năng động, linh hoạt, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm cao trong học tập đối với chính mình và các bạn trong lớp.

+ Có một số thầy, cô đã nhận xét rằng, kỹ thuật mảnh ghép còn giúp hình thành ở HS kỹ năng giao tiếp, hợp tác, trình bày và giải quyết vấn đề.

+ Số lượng HS của lớp còn đông, diện tích phòng học chưa đủ rộng nên việc ghép nhóm vòng 2 sẽ gây mất trật tự.

+ Tốn nhiều thời gian để đầu tư, thiết kế các hoạt động cho phù hợp với đặc điểm của HS và nội dung bài giảng.

- Học sinh:

+ HS được hoạt động nhiều hơn, được tự mình nghiên cứu, tìm tòi kiến thức, nên khả năng tiếp thu và ghi nhớ kiến thức tốt hơn.

+ HS hứng thú với tiết học này, hầu như các em đều có ý thức hơn trong học tập vì mỗi em cần gánh vác một nhiệm vụ.

+ HS cảm thấy sự có mặt của mình trong lớp học là có ý nghĩ, các em thấy tự tin hơn khi thảo luận với các bạn trong nhóm và khi trình bày trước lớp.

+ Chủ động chiếm lĩnh kiến thức, tích cực hoạt động nhóm, thảo luận nhóm, kĩ năng trao đổi, thuyết trình được cải thiện.

2. Kết quả:

Qua kết quả của hai hình thức khảo sát trên đã cho thấy hiệu quả của việc “Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học một số bài môn hóa lớp 10, 11 ở trường trung học phổ thông”. Cụ thể:

- Đối với xã hội: Xây dựng và sử dụng bài dạy có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong giảng dạy hóa học ở trường THPT là một trong các phương pháp dạy học đáp ứng mục tiêu giáo dục theo định hướng phát triển năng lực. Từ đó đào tạo ra những thế hệ học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước có đầy đủ các phẩm chất và năng lực

cần thiết tìm ra các giải pháp tối ưu để thực hiện nhiệm vụ hoặc có cách ứng xử phù hợp trong bối cảnh phức tạp.

- Đối với công tác giảng dạy:

+ Kỹ thuật dạy học tích cực nói chung và kỹ thuật mảnh ghép nói riêng có tác dụng rất tốt đến việc hình thành và phát triển các kỹ năng và năng lực giải quyết vấn đề cho HS

+ Tạo được sự hứng thú, niềm say mê học tập của học sinh đối với bộ môn Hoá học. Học sinh năng động, tích cực hơn trong quá trình học bài trên lớp cũng như sự chuẩn bị bài từ nhà.

+ Là nguồn tài liệu phong phú và bổ ích trong quá trình giảng dạy của giáo viên. Góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học theo yêu cầu đổi mới của nền giáo dục nước nhà.

Một phần của tài liệu skkn sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học một số bài môn hóa lớp 10, 11 ở trường trung học phổ thông (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w