1. Đối với mảng khách hàng công nghiệp chiến lược
Khai thác theo hướng khác biệt hoá với các giải pháp marketing như sau:
Đối với nhóm khách hàng công nghiệp có độ trung thành rất cao và luôn luôn đặt hàng với số lượng lớn thì: Cam kết đem đến cho khách hàng sản phẩm và dịch vụ hoàn hảo, định giá cao tuy vào yêu cầu của mỗi khách hàng, sản phẩm chào hàng là đường RE đặc biệt làm theo yêu cầu chất lượng của khách hàng, giao hàng tốt nhất, giải quyết ưu tiên khi khách hàng cần gấp, chấp nhận đổi hàng tồn kho của khách hàng mà không cần bù thêm tiền…
Đối với nhóm khách hàng công nghiệp có độ trung thành cao, đặt hàng với số lượng trung bình mà không thương xuyên thì: Cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, định giá cao nhưng chênh lệch so với đối thủ cạnh tranh gần nhất không
quá 200đồng/1kg, sản phẩm chào hàng là đường RE sản xuất, có thể làm theo yêu cầu chất lượng của khách hàng, quan tâm đến mối quan hệ khách hàng…
=> Duy trì chào hàng trực tiếp từ đội ngũ Đại diện thương mại của Công Ty, nhân viên mại vụ của Chi Nhánh, phát triển thêm kênh thương mại qua internet hiện tại chưa mạnh, cần phải được khuyến khích sử dụng vì trong tương lai gần công cụ này sẽ giảm chi phí và giúp việc bán hàng của Công Ty đạt hiệu quả cao.
2. Đối với mảng khách hàng còn lại của Công Ty:
Cần phải khai thác theo hướng dẫn đạo chi phí với các giải pháp marketing như sau:
Sản phẩm, dịch vụ: cung câp những sản phẩm dịch vụ chất lượng cao
(chú trọng và thị trường đường túi), tiêu chuẩn đồng nhất, sản xuất đồng loạt để tiết giảm chi phí nhằm phục vụ cho nhu vầu tiêu dùng trực tiếp sản phẩm đường tinh luyện có chất lượng cao đang có xu hướng tăng nhanh tại thị trường Việt Nam.
Giá cả: Thay đổi chính sách giá cứng nhắc sang chính sách giá mềm
dẻo, linh hoạt trên cơ sở Cạnh tranh – Cung cầu – Giá trị, kết hợp với diễn biến giá trên thị trường để điều chỉnh chiến lược giá cho phù hợp với các yêu cầu như sau:
- Chiến lược giá theo thị trường, chiến lược giá theo mục tiêu kinh doanh cho từng giai đoạn
- Chiến lược giá theo từng phân nhóm khách hàng, chiến lược giá theo hệ thống phân phối
- Chiến lược giá cho sản phẩm mới để thâm nhập, chiến lược giá để mở rộng, phát triển thị trường.
Phân phối: Để đáp ứng như cầu cho chiến lược mới Công Ty cần phải
tiếp tục hoàn thiện kênh phân phối theo hai hướng:
- Củng cố lại hệ thống phân phối và phủ kín thị trường hiện có: Đối với các đại lý hiện có, cần phải thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công Ty, đồng thời tăng cường các biện pháp quản lý thị trường và khách hàng thông qua việc tăng cường giám sát của đội ngũ Đại diện thương mại có mặt trên hầu hết các tỉnh thành trong cả nước nắm bắt tình hình thực tế từng khu vực, từng đại lý để có các đề xuất hợp lý, từng bước tăng tiêu thụ, chiếm lĩnh thị trường. Hỗ trợ hệ thống đại lý, công tác đào tạo nhân viên bán hàng, trao đổi cách quản lý cạnh tranh có hiệu quả nhất.
- Tìm kiếm thị trường mới: nhằm phủ kín thị trương tiêu thụ trên toàn Việt Nam, nhiệm vụ là tuyển chọn cho được các đối tác có đủ khả năng về mọi mặt để làm đại lý tiêu thụ sản phẩm cho Công Ty tại những thị trường còn bỏ ngõ.
Xúc tiến bán: tiếp nối các thành công cũ đã tham gia các hội chợ uy tín
trong nước như Hàng Việt Nam chất lượng cao, các hội chợ chuyên ngành thực phẩm, tổ chức hợp báo giới thiệu những sản phẩm mới, khác biệt… Và trong bối cảnh toàn cầu hóa Công Ty cũng nên tham gia các hội chợ trong khu vực để có cái nhìn xác thực và cụ thể nhất về đường Biên Hòa so với khu vực về mọi khía cạnh để từ đó có các quyết sách phù hợp hơn.
KẾT LUẬN
Qua những nghiên cứu đề tài trên,bản thân em đã thực hiện được một số mục tiêu quan trọng. Đề tài giúp chúng ta có thể nhận diện được những yếu tố cấu
thành giá trị thương hiệu và tầm quan trọng của những đặc tính cấu thành giá trị thương hiệu.
Trên cơ sở nghiên cứu các phương pháp đo lường giá trị thương hiệu của các nhà nghiên cứu tại các nước phát triển, bản thân phần nào phác hoạ được những yếu tố sử dụng thang đo lường để xác định giá trị thương hiệu theo cảm nhận khách hàng. Trên cơ sở áp dụng phương pháp nghiên cứu của Keller và David Aaker, đặc biệt là Aaker, bản thân đã thực hiện việc nghiên cứu giá trị thương hiệu đường Biên Hòa nhằm cải thiện và nâng cao giá trị thương hiệu Biên Hòa so với những mục tiêu chiến lược mà Công Ty đã đặt ra, từ đó ngày càng hoàn thiện lợi thế cũng như năng lực cạnh tranh của Thương hiệu trong quá trình hội nhập kinh tế và với tham vọng mở rộng thương hiệu vượt qua lãnh thổ Việt Nam.
Đề tài cũng đã cung cấp một số thực trạng hiện nay mà thương hiệu đường Biên Hòa còn gặp khó khăn về việc mở rộng thương hiệu về chiều rộng lẫn chiều sâu hiện nay, từ đó đưa ra phương hướng, giải pháp khắc phục những hạn chế đó để hoàn thiện một cách tốt đẹp hình ảnh Biên Hòa trong tâm trí khách hàng, xứng đáng là niềm tự hào của “Thương hiệu Việt.”
Tuy nhiên, Đề tài chỉ được thực hiện một khía cạnh của việc định giá thương hiệu Biên Hòa từ cảm nhận của khách hàng, chứ chưa đánh giá được giá trị thương hiệu – Công Ty. Chính vì vậy mà hạn chế của đề tài là chưa phản ánh đủ hai mặt của giá trị thương hiệu để từ đó có một cái nhìn đúng đắn hơn vị trí giá trị thương hiệu Biên Hòa so với các đối thủ cạnh tranh. Mặc dù vậy, khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì trong một thời gian tới, việc hoàn chỉnh hệ thống đánh giá thương hiệu chỉ còn là vấn đề sớm hay muộn mà thôi.
Để hoàn thành đề tài này, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của giáo viên hướng dẫn : Th.s Đinh Thị Lệ Trâm, Việc tạo điều kiện giúp đỡ của quý Công Ty, đặc biệt là phòng kinh doanh Chi Nhánh đã cung cấp cho em những thông tin bổ ích để hoàn thành tốt đề tài này.
Em rất mong và chân thành cảm ơn cũng như đón nhận những ý kiến đóng góp từ quý thầy cô, cơ quan thực tập để em có thể hoàn thành đề tài này được tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản trị Marketing.
2. Giáo trình Nghiên cứu Marketing lý thuyết và ứng dụng
3. Giáo trình Quản trị thương hiệu của khoa Quản Trị Kinh Doanh
4. Thương Hiệu với nhà quản lý - Nguyễn Quốc Thịnh; Nguyễn Thành Trung 5. Những nguyên lý tiêp thị (I & II) – Philip Kotler
6. Strategic Brand Management – Kevin Lane Keller 7. Managing brand Equity – David Aaker