1. Kinh nghiệm của Trung Quốc.
Hiện nay, Trung Quốc là nhà cung cấp thủy sản lớn nhất thế giới, chiếm Hiện nay, Trung Quốc là nhà cung cấp thủy sản lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 35% tổng sản lượng thủy sản toàn cầu. Trung Quốc cũng là nước duy khoảng 35% tổng sản lượng thủy sản toàn cầu. Trung Quốc cũng là nước duy nhất trên thế giới có sản lượng nuôi trồng vượt quá sản lượng khai thác. Năm nhất trên thế giới có sản lượng nuôi trồng vượt quá sản lượng khai thác. Năm 2004, tổng sản lượng thủy sản của Trung Quốc đạt 49 triệu tấn, trong đó 64%
2004, tổng sản lượng thủy sản của Trung Quốc đạt 49 triệu tấn, trong đó 64%
là thủy sản nuôi. Thủy sản nước mặn chiếm 56% tổng thủy sản nuôi, trong đó là thủy sản nuôi. Thủy sản nước mặn chiếm 56% tổng thủy sản nuôi, trong đó phần lớn là thủy sản có vỏ; thủy sản nước ngọt chiếm 44%, chủ yếu là họ cá phần lớn là thủy sản có vỏ; thủy sản nước ngọt chiếm 44%, chủ yếu là họ cá chép.
chép.
Dự báo, tiêu thụ thủy sản bình quân trong n
Dự báo, tiêu thụ thủy sản bình quân trong nước của Trung Quốc sẽ tăng ước của Trung Quốc sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, từ 25 kg/người năm 2004 lên 36 kg/người vào năm mạnh trong thời gian tới, từ 25 kg/người năm 2004 lên 36 kg/người vào năm 2020.
2020.
Việc Trung Quốc đầu tư mạnh vào sản xuất cá rô phi cũng góp phần phát Việc Trung Quốc đầu tư mạnh vào sản xuất cá rô phi cũng góp phần phát triển ngành thủy sản trong nước, đưa Trung Quốc trở thành nhà sản xuất cá rô triển ngành thủy sản trong nước, đưa Trung Quốc trở thành nhà sản xuất cá rô phi hàng đầu thế giới
phi hàng đầu thế giới. .
Sự phát triển nhanh của ngành thuỷ sản không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường và cải thiện đời sống dân cư, mà còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm và góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp.
Từ năm 1979 – 1996, ngành thủy sản đã tạo thêm khoảng 9 triệu việc
làm cho người lao động. Năm 1999, số lao động tham gia sản xuất thuỷ sản là 12,57 triệu người, trong đó lao động nuôi trồng thuỷ sản chiếm tới 70%. Đời sống của ngư dõn cũng được cải thiện rừ rệt, thu nhập của lao động nghề cỏ từ 126 RMB năm 1979, tăng lên 4.474 RMB năm 1999, nghĩa là gấp 35 lần sau 20 năm. Mức thu nhập của lao động thuỷ sản gấp gần 2 lần so với thu nhập bình quân đầu người của dân cư nông thôn. Đồng thời ngành thuỷ sản cũng tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành liên quan như chế biến, vận chuyển, thương mại, v.v…
Tuy nhiên, trong suốt quá trình phát triển cho đến nay, ngành thuỷ sản phải thường xuyên đối mặt với những vấn đề ngày càng lớn lên, như suy giảm nguồn lợi tự nhiên, suy thoái môi trường, dư thừa lao động…
Bên cạnh những ưu đãi về điều kiện tự nhiên để phát triển ngành NTTS, Chính phủ Trung Quốc còn có nhiều biện pháp khuyến khích phát triển NTTS và tăng cường mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thuỷ sản (ngư dân, nông dân, hợp tác xã, công ty). Các biện pháp này góp phần quan trọng đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành thuỷ sản Trung Quốc trong tương lai. Vì vậy đã tạo nên một sức mạnh mới cho ngành NTTS Trung quốc phát triển mạnh mẽ sau này. Các biện pháp quan trọng có thể kể đến là:
- Tăng cường cung cấp các dịch vụ tiền sản xuất và hỗ trợ sau thu hoạch thông qua việc đầu tư xây dựng nhiều trại sản xuất giống, các trạm kiểm soát dịch bệnh thuỷ sản, phổ biến kỹ thuật cho ngư dân. Bên cạnh đó chính phủ còn đề ra các chính sách ưu đãi về đầu tư, thuế và tín dụng cho các hộ gia đình nuôi trồng thuỷ sản ở nông thôn.
- Ưu tiên thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ thuỷ sản, chú trọng ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất. Thông qua các chính
sách ưu đãi của chính phủ, nhiều nhà khoa học được khuyến khích làm việc cùng ngư dân và người nuôi thuỷ sản. Ước tính đóng góp của khoa học và công nghệ trong giá trị gia tăng của sản suất thuỷ sản đã tăng từ 30% vào đầu những năm 1980 lên 47% năm 1996. Ví dụ, nhờ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, năng suất nuôi cá thương phẩm trong ao từ mức bình quân 724kg/ha năm 1979, đã tăng 4,7 lần, đạt 4.097kg/ha năm 1996. Sự phát triển của công nghệ nuôi lồng và nuôi rào chắn đã giúp tăng diện tích mặt nước có thể sử dụng để nuôi thuỷ sản. Sự thành công của công nghệ nuôi và sản xuất giống nhân tạo các loài có giá trị cao như tôm, bào ngư, điệp, hải sâm, cá rô mo thân cao, cua đồng, đã làm tăng thu nhập cho người nuôi và mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Tăng cường hiệu lực hệ thống pháp luật thuỷ sản và quản lý nguồn lợi thuỷ sản: Để bảo vệ và sử dụng nguồn lợi thuỷ sản hợp lý, chính phủ Trung Quốc đã chú trọng đến việc xây dựng Luật Thuỷ sản. Ngay từ năm 1979, Hội đồng Nhà nước đã thông qua “Quy định về bảo vệ và nhân giống nguồn lợi thuỷ sản”.
- Mở rộng hợp tác quốc tế: đến năm 1996, Trung Quốc đã tiến hành nhiều hoạt động hợp tác thuỷ sản với hơn 60 quốc gia và các tổ chức quốc tế.
Những hoạt động này đã mang đến cho Trung Quốc một triển vọng mới trong nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã tạo ra một môi trường đầu tư tốt để thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản của nước này.
2. Kinh nghiệm NTTS của Thái Lan.
Nuôi trồng thủy sản ở Thái Lan đã góp một phần lớn vào sự gia tăng sản xuất của nước này. Một báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của LHQ dự báo rằng nuôi trồng thủy sản sẽ đóng góp được gần một nửa tổng sản lượng sản xuất của đất nước này vào năm 2010, so với chỉ một vài phần trăm
vào năm 1990.
Thái Lan được xem như bắt đầu phát triển từ đầu thế kỉ 19. Nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt đã phát triển trước đó trong một thời gian dài, nhưng nghề nuôi thủy sản nước mặn ngày càng mở rộng trong thời gian gần đây.
Trong năm 2003, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt khỏang 1.064 triệu tấn và đạt giá trị 1.46 tỉ USD được tính trên 1 quý của tổng sản phẩm thủy sản. Sự họat động của nghành nuôi trồng thủy sản ở Thái Lan có thể được chia thành hai nhóm: thủy sản nước ngọt và nước mặn.
Nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt, chủ yếu là trong các ao, hồ và trên cánh đồng lúa, đã tồn tại ở Thái Lan trên 80 năm. Sự phát triển nghề nuôi thủy sản nước ngọt bắt đầu vào năm 1922 sau khi sự nhập khẩu cá chép Trung Quốc để làm cá nuôi lan rộng toàn Bangkok. Năm 1951, bộ thủy sản đã thiết lập một chương trình quảng bá nghề nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, có hơn 50 loài thủy sản nước ngọt đã và đang được nuôi trồng. Có 5 loài quan trọng, nuôi hàng năm thu sản phẩm có giá trị cao: cá rô sông Nile, cá trê lai, cá ngạch bạc, tôm càng xanh, cá rô phi.
Gần gây, nghề nuôi trồng thủy sản ven biển bắt đầu được phổ biến với kỹ thuật thâm canh và bây giờ đã trở nên rất thành công cho những vụ nuôi.
Nó cũng được khuyến khích bởi vì nó hạn chế sự khai thác quá mức nguồn lợi ven biển và sự ô nhiễm môi trường. Một trong những loài thủy sản nước mặn quan trọng là: cá vược, cá mú, tôm he, nghêu, sò, cua, ghẹ. Nó bao gồm hai hệ thống nuôi cá giống từ cá bột ở biển và những con đang thành thục mắc trong bẫy nhưng là trường hợp của loài cua bùn. Nghề nuôi trồng nghêu, sò và tôm mang lại hiệu quả cao nhất.
Thái Lan tiếp tục triển khai Dự án “Phát triển nuôi trồng hải sản và đánh giá nguồn lợi thủy sản tại biển Andaman, Thái Lan nhằm giúp người Thái có
thể tự nuôi thuỷ sản theo kỹ thuật hiện đại. Viện Nghiên cứu Biển (IMR) là nhà tư vấn chính của dự án. Dự án này bao gồm hai phần “Phát triển nuôi trồng hải sản ” và “Đánh giá nguồn lợi thuỷ sản ở biển Andaman”. Hai phần dự án sẽ đuợc thực hiện cho đến hết năm 2009. IMR và Bộ Nghề cá Thái Lan (DOF) cùng tham gia thực hiện dự án này.
Theo mong muốn của các nhà chức trách Thái, trọng tâm của dự án là phát triển cơ sở “nuôi lồng thử nghiệm”. Mục tiêu của IMR là truyền đạt cho người nuôi kiến thức về nuôi trồng thuỷ sản và việc áp dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động nuôi.
Cá giò là loài mà DOF chọn để thí điểm. Đây là loại cá biển sống ở vùng nước ấm nhiệt đới, thịt ngon và lớn rất nhanh, rất quen thuộc với ngư dân.
Loài cá này cũng đã từng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển những loài nuôi mới ở Đài Loan, Việt Nam và các nước Mỹ La tinh.
Dự án cũng tập trung vào điều chỉnh kích cỡ lồng nuôi. Thái Lan đã ưu tiên thành lập một trung tâm nuôi trồng thuỷ sản tại Phuket để sản xuất con giống hàng loạt . Ba lồng nuôi ở Phuket là các lồng nuôi lớn lần đầu tiên được sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản tại Thái Lan. Sự kiện này đã thu hút được rất nhiều mối quan tâm từ ngành thuỷ sản và nhiều đối tượng khác. Một hội thảo khác được tổ chức tại Songkhla, Thái Lan tập trung thảo luận các loại bệnh và kí sinh trùng thường thấy ở cá giò, những biện pháp phòng và trị bệnh tại các lồng nuôi lớn.
Dự án nuôi cá lồng sẽ được tiếp tục cho đến hết năm 2009. Sản lượng và kết quả dự án nuôi hải sản và trại sản xuất giống sẽ là nền tảng để xây dụng kế hoạch chiến lược cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2009-2013.
3. Bài học kinh nghiệm cho VN.
Là 1 trong 10 nước NTTS đứng đầu thế giới nên Việt Nam phải không
ngừng học hỏi kinh nghiệm của các nước bạn cả về kỹ thuật cũng như phương pháp nuôi trồng: Phải chuyển từ nuôi trồng nhỏ lẻ, tự phát sang nuôi tập trung, quy mô lớn, ưu tiên ứng dụng và phát triển khoa học kỹ thuật vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Chú trọng đầu tư con giống, đào tạo nhân lực, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước phát triển trên thế giới. Đặc biệt Việt Nam cần chú trọng tăng cường hệ thống pháp luật thủy sản, nâng cao vai trò quản lý của nhà nước. Để giữ được vị thế là một trong số những nước đứng tốp đầu về xuất khẩu NTTS đó là thành quả của cả một quá trình học hỏi, nghiên cứu ứng dụng một cách sáng tạo, hợp lý đường lối cũng như chủ trương phát triển của các nước bạn vào điều kiện cụ thể của nước mình. Trên đây là một số kinh nghiệm quý báu của những nước đã đạt được những thành tựu to lớn về NTTS. Có thể nói đó là những bài học quý báu và phù hợp khi chúng ta biết áp dụng một cách hợp lý vào hoàn cảnh đất nước cụ thể của Việt Nam.
PHẦN II – THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH BỀN