PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp VN (Trang 29 - 72)

Giới thiệu về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của BIDV

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có tên tiếng Anh là Bank for Investment and Development of Vietnam, tên viết tắt là BIDV được thành lập theo Nghị định số 177/TTg ngày 26 tháng 4 năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ. Trải qua một thời gian dài hoạt động, BIDV đã hoạt động qua nhiều giai đoạn với những tên gọi khác nhau:

-Giai đọan 1957 – 1980: Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam được thành lập vào ngày 26/04/1957 (tiền thân của BIDV), trực thuộc Bộ Tài Chính với quy mô ban đầu gồm 11 chi nhánh, 200 nhân viên với nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội.

-Giai đoạn 1981 – 1989: được đổi tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 24/06/1981, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc kế hoạch nhà nước tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.

- Giai đoạn 1990 – 1994: được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) từ ngày 14/11/1990 với nhiệm vụ được thay đổi về cơ bản: ngoài việc tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước thì BIDV đã thực hiện huy động các nguồn vốn

trung dài hạn để cho vay đầu tư phát triển, kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển.

- Giai đoạn 1995 – 2000: BIDV được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển của đất nước. Đây là thời kỳ BIDV đã khẳng định được vị trí, vai trò là ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với danh hiệu Đơn vị Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.

-Giai đoạn từ 2001 đến nay: BIDV đã triển khai đồng bộ Đề án cơ cấu lại được Chính phủ phê duyệt và Dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán do Ngân hàng thế giới (World Bank) tài trợ, tiến tới phát triển trở thành một ngân hàng đa năng hàng đầu của Việt Nam, hoạt động ngang tầm với các ngân hàng khu vực vào năm 2010.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong 5 ngân hàng thương mại quốc doanh tại Việt Nam, có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Từ những ngày đầu thành lập với chỉ 11 chi nhánh thì đến nay BIDV đã phát triển mở rộng hệ thống đến hơn 108 chi nhánh trên khắp cả nước.

Cơ cấu tổ chức

Trong năm 2008, BIDV tiếp tục thực hiện các nội dung của Đề án hỗ trợ kỹ thuật do Ngân hàng Thế giới (Word Bank) tài trợ nhằm chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động giai đoạn 2007-2010. Theo đó BIDV thực hiện cơ cấu lại toàn diện, sâu sắc trên tất cả các mặt hoạt động của ngân hàng. Từ ngày 01/10/2008, BIDV chính thức vận hành mô hình tổ chức mới tại Trụ sở chính.

Mô hình tổ chức toàn hệ thống của BIDV được trình bày tại Hình 2.1 tại Phụ lục 1 Tại trụ sở chính

Trụ sở chính của BIDV gồm 34 ban và trung tâm được phân thành 7 khối chức năng: Khối Ngân hàng bán buôn (4 ban), Khối Ngân hàng bán lẻ và mạng lưới (3

ban), Khối vốn và kinh doanh vốn (1 ban), Khối quản lý rủi ro (3 ban), Khối tác nghiệp (3 ban), Khối Tài chính – Kế toán (3 ban) và Khối hỗ trợ (16 ban).

Mô hình tổ chức trụ sở chính của BIDV được trình bày tại Hình 2.2 tại Phụ lục 1 Tại các chi nhánh

Các đơn vị thành viên gồm 108 Chi nhánh sắp xếp, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ các phòng/Tổ theo mô hình mẫu được thiết kế gồm 5 khối:

• Khối quan hệ khách hàng gồm: các Phòng Quan hệ khách hàng; Phòng/Tổ tài trợ dự án.

• Khối Quản lý rủi ro: Phòng Quản lý rủi ro.

• Khối Tác nghiệp gồm: Phòng Quản trị Tín dụng, Phòng Dịch vụ khách hàng, Phòng/Tổ Quản lý và dịch vụ kho quỹ, Phòng/Tổ Thanh toán quốc tế.

• Khối Quản lý nội bộ gồm: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp, Phòng/Tổ Điện toán, Phòng Tài chính – Kế toán, Phòng Tổ chức – Nhân sự, Văn phòng

• Khối trực thuộc gồm: các Phòng giao dịch, Quỹ Tiết kiệm.

Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh

Năm 2008 là một năm với nhiều biến động của nền kinh tế, những khó khăn nối tiếp sau năm 2007 đối với các NHTM vẫn chưa kết thúc. Tuy nhiên, cùng với sự nỗ lực của toàn hệ thống, BIDV vẫn đạt được những thành tựu nhất định trong kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 và nâng cao năng lực tài chính, chuẩn bị các điều kiện tiên quyết cho việc cổ phần hóa ngân hàng vào năm 2010.

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 9 tháng đầu năm 2009

Tổng Tài sản 158,165 201,382 242,316 283,112

Vốn Chủ sở hữu 4,428 8,405 9,969 11,165

Lợi nhuận trước thuế 650 2,104 2,142 2,570

Tổng dư nợ 93,453 126,616 154,176 186,874

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 9 tháng đầu năm 2009 Chất lượng tài sản

Nợ xấu/Tổng dư nợ 9.59% 3.98% 2.75% 2.75%

Dự phòng rủi ro tín

dụng/Nợ xấu 60% 134% 199% 199%

Cân đối vốn

Vốn cấp 1 6,648 10,276 13,109 17,660

Trong đó Vốn điều lệ n/a 7,699 8,756 10,501

Vốn cấp 2 3,341 3,223 4,709 4,822

Vốn CSH/Tổng tài sản 2.80% 4.17% 4.11% 3.94%

CAR 5.5% 6.7% 6.5% 6.59%

Thanh Khoản

Tổng dư nợ/Tiền gửi

khách hàng 92.6% 97.5% 98.5% 88.2%

Khả năng sinh lời

ROaA 0.4% 0.89% 0.73% 0.75%

ROaE 14.23% 25.01% 17.86% 18.53%

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006, 2007, 2008 và Báo cáo kết quả hoạt động 9 tháng đầu năm của BIDV)

Về chất lượng tài sản

Đến 31/12/2008, tổng tài sản của BIDV đạt 242,316 tỷ (tương đương 14.3 tỷ đô la Mỹ), tăng trưởng 20.3% so với năm 2007. Với quy mô tổng tài sản như trên, BIDV tiếp tục giữ vị trí thứ hai trên thị trường nội địa sau Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản là 20.3% so với năm 2007, tăng nhẹ so với tốc độ tăng trưởng của những năm trước đó, nguyên nhân chủ yếu do quy mô tổng tài sản ngày một tăng cao.

Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản vẫn là hoạt động tín dụng với 64%. Đây là hoạt động truyền thống, mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Cơ cấu tín dụng ngày càng được cải thiện theo hướng tích cực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

27.70% 26.38%

12.80% 11.25%

59.50% 62.37%

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

Dài hạn 0%

Trung hạn Ngắn hạn

2008 2009

Năm

Hình 2.1: Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn của các khoản vay năm 2008 và dự kiến năm 2009 của BIDV.

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

Ngoại tệ 0%

VNĐ 2008 2009

T

Năm

(Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV năm 2008 và kế hoạch kinh doanh năm 2009 của BIDV)

23.50% 23.18%

76.50% 76.82%

Hình 2.2: Cơ cấu cho vay theo loại tiền tệ năm 2008 và dự kiến năm 2009 của BIDV.

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008 và kế hoạch kinh doanh năm 2009 của BIDV)

T

Ngoài ra, BIDV còn thực hiện đa dạng hóa danh mục cho vay trong nhiều lĩnh vực khác nhau như cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế biến, thương nghiệp, dịch vụ, nông lâm thủy sản, khách sạn nhà hàng…

7.24%

6.44%

5.59%

37.45%

2.17%

4.09%

2.40%

2.30%

9.00%

9.20%

14.12%

Năm 2008

7.00%

7.00%

23.50%

10.70%

12.00%

2.00%

6.40%

2.90%

16.10%

2.00%

10.40%

Điện Xi Măng

Bất Động Sản Dầu Khí Thép

Đóng Tàu Dệt May Nông lâm ngư nghiệp Xây Lắp

Năm 2009

Hình 2.3: Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề kinh tế năm 2008 và dự kiến năm 2009 của BIDV.

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008 và kế hoạch kinh doanh năm 2009 của BIDV)

Các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời

ROA, ROE của BIDV giảm nhẹ so với năm trước do khó khăn từ môi trường kinh doanh, mặt bằng lãi suất tăng cao và biến động bất thường trong năm 2008. Tuy nhiên với việc kiểm soát tốt chất lượng tài sản (tỷ lệ nợ xấu giảm từ 3.98% năm 2007 xuống còn 2.75% năm 2008) nên BIDV vẫn duy trì được hiệu quả kinh doanh của toàn hệ thống.

Về xu hướng an toàn vốn

Năm 2008 là một năm rất khó khăn đối với hoạt động ngân hàng, đặc biệt là môi trường kinh doanh có nhiều biến động mạnh: mặt bằng lãi suất tăng cao và biến động bất thường, hiệu quả toàn ngành ảnh hưởng nặng nề do đánh giá lại chứng khoán kinh doanh của công ty con theo chuẩn mực quốc tế. Do đó để đảm bảo an

toàn vốn trong hoạt động kinh doanh, BIDV đó cú những nỗ lực rừ rệt trong những năm qua.

Vốn cấp 1

Theo Quyết Định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 4 năm 2005 của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, vốn cấp 1 về cơ bản gồm: vốn điều lệ, lợi nhuận không chia và các quỹ dự trữ được lập trên cơ sở trích lập từ lợi nhuận của tổ chức tín dụng như quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính và quỹ đầu tư phát triển.

Năm 2008, vốn cấp 1 của BIDV đạt 13,109 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2007 và tăng 97% so với năm 2006. Nguồn vốn phòng vệ rủi ro cấp 1 này được ngân hàng củng cố đều qua các năm, giúp ngân hàng đảm bảo an toàn trước những rủi ro ngoài dự kiến có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh.

Vốn cấp 2

Phân loại vốn theo chuẩn Basel I, vốn cấp 2 gồm có: lợi nhuận chưa công bố, giá trị tài sản đánh giá lại, các khoản dự phòng rủi ro chung, các công cụ lai giữa nợ và vốn, và các khoản nợ thứ cấp. Với cách phân loại này, trái phiếu chuyển đổi cũng được xếp vào vốn cấp 2 vì nó chính là một dạng công cụ tài chính lai giữa cổ phiếu và trái phiếu.

Mặc dù vai trò và độ tin cậy của vốn cấp 2 thấp hơn vốn cấp 1 nhưng vẫn là tường rào phòng vệ an toàn vốn cho ngân hàng. Vốn cấp 2 của BIDV đạt 4,709 tỷ đồng vào năm 2008, tăng 46% so với năm 2007, giúp BIDV củng cố hành lang phòng vệ an toàn vốn theo xu hướng đáp ứng thông lệ quốc tế.

Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR)

Hệ số an toàn vốn tối thiểu là thước đo khả năng của ngân hàng chống đỡ rủi ro không được dự tính mà không làm ảnh hưởng tới nguồn vốn cơ bản của ngân hàng. Theo Quyết Định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005, yêu cầu về hệ

số CAR ngày càng tiếp cận đến mức chuẩn quốc tế như Basel I quy định. Quyết định này bắt buộc duy trì hệ số CAR ở mức tối thiểu 8% và có thời gian ân hạn 3 năm (tới tháng 5/2008) cho các tổ chức tín dụng thực hiện để đáp ứng mức tối thiểu này. Theo báo cáo tài chính quốc tế năm 2008, hệ số CAR của BIDV đạt mức trên 6.5% và phấn đấu tiến tới chuẩn tối thiểu về an toàn vốn theo Quy định của NHNN và tiêu chuẩn quốc tế là 8%.

Bên cạnh hệ số CAR, với sự tăng trưởng 20% của tổng tài sản, tăng 19% của vốn chủ sở hữu đã giúp hệ số an toàn vốn cơ bản (Vốn CSH/Tổng tài sản) cũng tăng đáng kể trong năm 2008, góp phần đảm bảo an toàn vốn cho hệ thống BIDV trong những năm qua.

Thực trạng hoạt động cho vay tại BIDV

250

200192.72 154.176 150126.616 10093.453 67.244 79.383

50

2004 0 20052006 20072008 2009Năm

Hoạt động cho vay tại BIDV chiếm vai trò khá quan trọng, chiếm 64% trong tổng tài sản và mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Trong những năm gần đây, hoạt động cho vay luôn phát triển theo chiều hướng tích cực về cả chất lượng lẫn số lượng.

T Đ ng

Hình 2.4: Biểu đồ tăng trưởng cho vay qua các năm và dự kiến năm 2009 của BIDV.

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008 và kế hoạch kinh doanh năm 2009 của BIDV)

Tổng dư nợ cho vay toàn hệ thống tính đến 31/12/2008 đạt 154,176 tỷ đồng, tăng 21.8% so với năm 2007. Thị phần tín dụng của BIDV trong năm 2008 đạt 19.9%, tăng 0.9% so với năm 2007. Như vậy xét về lượng, hoạt động cho vay tại BIDV được đẩy mạnh phát triển về quy mô cũng như tốc độ tăng trưởng qua các năm.

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm

2004

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

9 tháng đầu năm

2009

Tổng dư nợ 67,244 79,383 93,453 126,616 154,176 186,874

Tỷ lệ cho vay trung dài hạn 45.7% 42% 41.10% 39.80% 40.50% 37.63%

Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm

bảo 54.5% 66% 70% 73% 74.5% 75.9%

Tỷ lệ cho vay bằng VND n/a 79% 77% 79% 76.5% 76.82%

Tỷ lệ nợ xấu n/a 31.3% 9.6% 3.98% 2.75% 2.75%

(Nguồn: báo cáo đánh giá hoạt động tín dụng và kiểm soát tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2003-2005, Báo cáo thường niên năm 2006, 2007, 2008 và 9 tháng đầu năm 2009 của BIDV)

Cơ cấu cho vay được ngân hàng điều chỉnh theo hướng bền vững qua các năm: tỷ lệ cho vay trung dài hạn được giữ ở mức cân đối hợp lý, cho vay có tài sản đảm bảo dần được đẩy mạnh, nợ xấu giảm xuống dưới mức 3%.

Tỷ lệ nợ xấu thời điểm 31/12/2008 theo báo cáo kiểm toán là 2.75%. So sánh tỷ lệ nợ xấu của năm 2008 với tỷ lệ nợ xấu năm 2007 (3.98%) và năm 2006 (9.6%) cho thấy nỗ lực cũng như hiệu quả trong việc kiểm soát chất lượng cho vay của ngân hàng. Như vậy, bước đầu ngân hàng đã đạt được kết quả khả quan trong công tác quản lý tín dụng theo thông lệ quốc tế.

Năm 2006, BIDV triển khai thực hiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm nhằm kiểm soát chặt chẽ danh mục cho vay và phân loại nợ theo thông lệ quốc tế.

Đơn vị tính: tỷ đồng Phân loại dư nợ Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 9 tháng đầu năm

2009

Nợ đủ tiêu chuẩn 49,138 54.25% 86,798 72.60% 116,337 76.55% 149,256 79.87%

Nợ cần chú ý 32,752 36.16% 28,005 23.42% 31,452 20.70% 33,780 18.08%

Nợ dưới tiêu chuẩn 6,231 6.88% 3,427 2.87% 2,833 1.86% 2,620 1.40%

Nợ nghi ngờ 333 0.37% 212 0.18% 413 0.27% 450 0.24%

Nợ không thu hồi

được 2,125 2.35% 1,118 0.94% 937 0.62% 768 0.41%

Tổng dư nợ (*) 90,579 100% 119,560 100% 151,972 100% 186,874 100%

Nợ xấu 8,689 9.59% 4,756 3.98% 4,183 2.75% 5,139 2.75%

Tỷ lệ Quỹ DPRR/Nợ

xấu 60% 134% 199% 199%

(*) Tổng dư nợ được phân loại không bao gồm cho vay ODA, cho vay theo các hợp đồng mua bán lại chứng khoán được hạch toán trong các khoản cho vay chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá.

(Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV năm 2006, 2007, 2008 và 9 tháng đầu năm 2009)

Tính đến cuối năm 2008: nợ nhóm 1 tăng từ 72.6% lên 76.6% tổng dư nợ; nợ nhóm 2 giảm từ 23.4% xuống còn 20.7%; nợ không thu hồi được cũng giảm đáng kể từ 0.9% xuống 0.6%. Đặc biệt nợ xấu giảm còn 2.75%, dưới 3% theo chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/tổng nợ xấu của BIDV phản ánh khả năng bù đắp rủi ro của BIDV tăng từ 134% lên 199% cho thấy khả năng tự bù đắp rủi ro ngày càng được nâng cao.

Cơ cấu tín dụng và chất lượng tín dụng nêu trên đã cho thấy hướng đi đúng đắn của ngân hàng trong việc thực thi chính sách tín dụng gắn liền với đánh giá định hạng DN: kiểm soát chất lượng, đa dạng hoá khách hàng, nâng cao quản lý rủi ro tín dụng, vừa đảm bảo tăng trưởng vừa kiểm soát tốt chất lượng tín dụng.

1.80%

39.30%

58.90%

Năm 2008

KH A trở lên KH B đến BBB

1.28%

35.57%

63.15%

Năm 2009

Hình 2.5: Tỷ lệ của các nhóm khách hàng được xếp loại năm 2008 và dự kiến năm 2009 tại BIDV

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008 và kế hoạch kinh doanh năm 2009 của BIDV)

Việc nâng cao chất lượng tín dụng, cho vay có chọn lọc, kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng gắn với chất lượng tín dụng luôn là mục tiêu của BIDV, giúp BIDV khẳng định vai trò là một trong những Ngân hàng thương mại quốc doanh đóng vai trò

then chốt của nền kinh tế trong nước và được đánh giá, công nhận trên thị trường quốc tế.

Hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại BIDV

Mục đích của Hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp

Hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại BIDV được xây dựng với mục đích phục vụ quản lý chất lượng tín dụng trong toàn bộ hệ thống BIDV cũng như nhằm phục vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo các quy định được ban hành:

-Ra quyết định cho vay, bao gồm: phê duyệt hay không phê duyệt, xác định hạn mức tín dụng, mức lãi suất, áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay và các chính sách khách hàng khác.

-Giám sát và đánh giá khách hàng tín dụng khi khoản vay đang còn dư nợ, đánh giá những dấu hiệu xấu về chất lượng khoản vay và có những giải pháp kịp thời.

-Làm cơ sở để phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Căn cứ xây dựng

Hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại BIDV được xây dựng với mục đích phục vụ quản lý chất lượng tín dụng trong toàn bộ hệ thống BIDV cũng như nhằm phục vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo các quy định được ban hành:

- Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng; Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005, Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/05/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng đã được ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

- Quyết định số 57/2002/QĐ-NHNN ngày 24/01/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc triển khai thí điểm đề án phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp.

- Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp VN (Trang 29 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w