Kinh nghiệm quản lý rủi ro của một số công ty Bảo vệ thực vật hàng đầu Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tài chính cho doanh nghiệp (Trang 24 - 27)

Với các công ty đa quốc gia thì sự tồn tại hay diệt vong của một doanh nghiệp nhiều khi bắt nguồn từ chính hoạt động quản trị rủi ro và ứng phó với khủng hoảng.

Ông Richard Whittington, giáo sư quản lý tại trường Cranfield School of Management, cho rằng: “Hiện nay tình hình đối với các doanh nghiệp khó khăn hơn trước rất nhiều, các công ty trước đây thường có nhiều thời gian để nghĩ trước khi phản ứng thế nhưng nay họ phải phản ứng rất nhanh nhạy”.

Với bề dày về kinh nghiệm quản trị rủi ro toàn cầu của mình, các công ty đa quốc gia kinh doanh ngành vật tư nông nghiệp sử dụng các công cụ phái sinh trên thị trường toàn cầu để giảm thiểu rủi ro về tỷ giá, tiền tệ và dòng tiền.

Syngenta Group và Bayer là hai Doanh nghiệp nước ngoài hàng đầu ở Việt Nam có đầy đủ bộ máy về quản trị rủi ro. Họ có bộ phận chuyên trách về quản trị rủi ro ở Việt Nam dưới sự điều hành của CFO từ Singapore. Các DN này sử dụng các công cụ như quyền chọn (Options) tiền tệ, hợp đồng Hoán đổi(Swaps) tiền tệ hoặc lãi suất để bảo vệ thu nhập và giảm thiểu chi phí lãi vay.

Với các DN ngành thuốc Bảo vệ thực vật Việt Nam, chủ yếu vài DN hàng đầu mới có bộ phận kiểm soát nội bộ kiêm quản trị rủi ro tổng thể. Các DN này với quy mô đủ lớn mới có thể sử dụng các công cụ phái sinh. Công cụ phòng ngừa thường sử dụng

nhất là quyền chọn ngoại tệ mà chủ yếu là đồng dollar Mỹ để bảo hiểm rủi ro tỷ giá, Hợp đồng Hoán đổi chỉ hai DN sử dụng và các tổ chức tham gia bán các sản phẩm phái sinh này là Ngân hàng Agribank, HSBC, BIDV, Standard Chartered

Đại đa số các DN ngành thuốc BVTV còn lại chưa có bộ phận chuyên trách kiểm toán nội bộ cũng như quản trị rủi ro toàn diện nên lời khuyên dành cho các DN này là hãy tìm cho mình những nhà tư vấn có chất lượng và hãy lưu ý hai cảnh báo sau:

+ Dù giáo sư Whittington cho rằng việc tìm kiếm lời khuyên từ bên ngoài mang lại nhiều giá trị, Brian Leach cảnh cáo rằng cách tiếp cận này có điểm bất lợi:

“Người ta có thể đưa ra lời khuyên độc lập trong 1 năm đầu tiên hoặc hơn thế nữa thế nhưng sau đó còn được như vậy hay không lại là chuyện khác. Nếu chi phí thuê chuyên gia bên ngoài rẻ, có thể quên những lời họ nói đi. Nhưng nếu chi phí lớn, chất lượng lời khuyên sẽ tùy vào phí.”

+ Một khi bộ máy quản trị rủi ro đã tập hợp được các phương án tối ưu để xử lý những rủi ro khi xảy ra, nếu có một phương án mang lại sự nguy hiểm thì khả năng phương án này được thực thi là rất cao. Chúng ta đang nói tới Định luật Murphy: "Nếu trong kinh doanh nghiêm túc có cách làm nguy hiểm, người ta sẽ làm theo cách đó".

Cho đến nay, chúng ta đều thấy, dường như định luật Murphy chi phối mọi hoạt động của con người: trong nhiều phương án tối ưu phát triển một hoạt động nào đó, nếu trong đó có một phương án không tối ưu, khi triển khai, người điều hành sẽ thực hiện theo phương án đó...

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này, trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu khoa học cả trong nước và ngoài nước, tác giả đã tổng hợp và trình bày khái quát những lý luận cơ bản về:

Rủi ro và quản trị rủi ro; phõn tớch và chỉ rừ trong hoạt động của doanh nghiệp ngành thuốc BVTV phải đối diện với nhiều loại rủi ro; phân tích mối quan hệ giữa rủi ro và hoạt động của doanh nghiệp; đánh giá các nhân tố chủ yếu tác động đến quản trị rủi ro; nghiên cứu và giới thiệu về chương trình quản trị rủi ro, phương thức quản trị rủi ro và các công cụ phòng ngừa rủi ro. Kinh nghiệm từ các công ty hàng đầu thế giới về công tác quản trị rủi ro. Các vấn đề lý luận trên sẽ tiếp tục được đối chiếu, so sánh với thực trạng rủi ro và quản trị rủi ro trong các DNNVV ở Việt Nam, sẽ được trình bày trong Chương II của luận văn.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÁC

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tài chính cho doanh nghiệp (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w