DO
Qua tìm hiểu về thực trạng hoạt động của thị trường UPCoM, TTCK tập trung và TTCK tự do ta thấy thị trường UPCoM chưa thực sự thực hiện được mục tiêu thu hẹp hoạt động của TTCK tự do, là bước đệm để xây dựng thị trường OTC hiện đại nhằm thúc đẩy TTCK nói chung và TTCK tập trung nói riêng.
Thứ nhất, thị trường UPCoM chưa thu hẹp được hoạt động của TTCK tự do và phụ thuộc hoàn toàn vào hoạt động của 2 sàn niêm yết.
Thị trường UPCoM được thành lập với mục đích thu hẹp hoạt động của thị trường tự do nhưng thực tế lại không diễn ra như dự kiến khi vẫn còn rất nhiều cổ phiếu của các công ty đang trôi nổi ngoài thị trường tự do, có nhiều mã thanh khoản tốt trên thị trường tự do nhưng một thời gian dài không quan tâm đến UPCoM như MB- Ngân hàng Quân đội, EIB-Ngân hàng Eximbank, PGD- CTCP Phân phối Khí thấp áp Dầu Khí Việt Nam... Hầu hết các doanh nghiệp đều chờ khi có đủ điều kiện thì tiến thẳng lên sàn niêm yết, không qua UPCoM vì cho rằng sàn UPCoM chỉ dành cho những doanh nghiệp nhỏ, cổ phiếu có tính thanh khoản thấp và ít được nhà đầu tư quan tâm. Vì vậy mục tiêu thu hẹp thị trường tự do có lẽ còn lâu mới đạt được.
Ngoài ra hoạt động của thị trường UPCoM không những không thúc đẩy mà còn phụ thuộc vào hoạt động của 2 sàn niêm yết. Khi giao dịch trên hai sàn niêm yết diễn ra sôi nổi thì UPCoM mới thực sự có những phiên tăng điểm với biên độ nhẹ, khi VN-Index và HNX-Index lao dốc thì UPCoM-Index không bị loại trừ. Thậm chí có những phiên UPCoM-Index giảm điểm trong khi chỉ số tại hai sàn niêm yết tăng liên tục. Nguyên nhân là do điều kiện để các công ty đại chúng đăng ký giao dịch trên UPCoM dễ hơn so với việc niêm yết trên sàn nên nhà đầu tư nhận thấy hàng
hóa trên sàn niêm yết chất lượng và hấp dẫn hơn, đầu tư trên sàn niêm yết sẽ ít gặp rủi ro hơn.
Thứ hai, thị trường UPCoM chưa trở thành môi trường đầu tư linh hoạt, an toàn, hấp dẫn cho nhà đầu tư.
Vì có rất ít hàng hóa tham gia trên thị trường, tính thanh khoản thấp, thiếu thông tin, không được các CTCK quan tâm hỗ trợ nên thị trường UPCoM vẫn chưa thực sự được nhiều nhà đầu tư quan tâm và tham gia giao dịch. Các nhà đầu tư có xu hướng tham gia trên SGDCK do có nhiều hàng hóa lựa chọn, tính thanh khoản cao hơn, thông tin minh bạch hơn... hoặc giao dịch trên thị trường tự do tuy có rủi ro cao hơn nhưng tính thanh khoản và tỷ suất sinh lợi mang lại cũng cao hơn, phương thức và thời gian thanh toán linh hoạt hơn...
Thứ ba, thị trường UPCoM chưa thực sự là kênh huy động vốn hiệu quả cho các công ty đại chúng chưa niêm yết trên TTCK.
Với tính thanh khoản thấp và cơ chế giao dịch không khác gì so với hai sàn niêm yết, thị trường UPCoM chưa thực sự là kênh huy động vốn hiệu quả cho các công ty đại chúng chưa niêm yết và là bước đệm để các công ty này tiến lên niêm yết trên SGDCK. Thực tế hiện nay đa số các doanh nghiệp thay vì chuẩn bị lên sàn UPCoM như kế hoạch ban đầu, thậm chí có một số doanh nghiệp đã được cấp giấy phép giao dịch trên sàn UPCoM đã chuyển hướng sang sàn chứng khoán tập trung như ngân hàng Sacombank và Ngân hàng Đại á mặc dù đã làm thủ tục giao dịch cổ phiếu trên UPCoM nhưng đã từ bỏ ý định và niêm yết thẳng trên HoSE. Ngay cả các CTCK là những đối tượng nòng cốt của UPCoM cũng chưa nhiệt tình. Mặc dù UBCKNN đã gửi công văn ngày 22/4/2009 yêu cầu các CTCK phải đăng ký giao dịch trên UPCoM nhưng hiện tại mới chỉ có 5 CTCK là công ty đại chúng đăng ký giao dịch.
Thứ tư, thị trường UPCoM chưa thực sự thúc đẩy các CTCK phát triển theo hướng tạo lập thị trường đảm bảo hoạt động trên thị trường UPCoM cũng như TTCK Việt Nam và nhằm mục tiêu xa hơn là hướng tới xây dựng thị trường OTC hiện đại trong tương lai.
UPCoM là thị trường được tổ chức trên nguyên tắc thị trường tự do có tổ chức, với mục tiêu hướng tới xây dựng thị trường OTC hiện đại trong tương lai nên việc thiết lập các nhà tạo lập thị trường là điều kiện cần thiết. Giao dịch trên UPCoM với vai trò chính là các nhà tạo lập thị trường mà trung tâm là các CTCK nhưng thời gian qua các CTCK rất ít quan tâm đến thị trường, chưa đáp ứng được yêu cầu của một nhà tạo lập thị trường
Mặc dù số lượng các CTCK làm thành viên của hệ thống UPCoM nhiều nhưng vẫn chưa thể đảm nhận được vai trò của các nhà tạo lập thị trường do quy mô hạn chế và nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Bên cạnh đó các công ty này cũng chưa thực hiện tốt vai trò của mình trong việc hoàn tất đăng ký lưu ký và đăng ký giao dịch.
Ngoài ra phần lớn các CTCK đều chưa tận dụng ưu thế của phương thức giao dịch thỏa thuận một cách hiệu quả. Nhiều công ty đã không chủ động trong việc chia lệnh để thực hiện lệnh với khách hàng nên chưa phát huy vai trò trung tâm của mình trong việc giao dịch cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đáng kể đến tính thanh khoản trên thị trường.
Tóm lại, với 108 công ty đăng ký giao dịch trên sàn tính đến thời điểm cuối năm 2010, thị trường UPCoM đã phần nào hạn chế thị trường tự do, mở ra cơ hội cho các công ty chưa niêm yết cũng như các nhà đầu tư. Tuy nhiên thị trường này cũng bộc lộ và tồn tại nhiều hạn chế, chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp lớn, tính thanh khoản thấp, quy mô nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng thị trường, chưa thu hẹp được hoạt động của thị trường tự do, tiến trình đăng ký, lưu ký chứng khoán còn chậm so với mục tiêu đề ra…
Do những hạn chế này nên thị trường UPCoM thực sự chưa thúc đẩy hoạt động của 2 sàn niêm yết, chưa trở thành môi trường đầu tư linh hoạt và hấp dẫn cho nhà đầu tư và doanh nghiệp, đặc biệt là chưa thúc đẩy các CTCK phát triển theo hướng tạo lập thị trường đảm bảo hoạt động trên thị trường UPCoM cũng như
TTCK Việt Nam và nhằm mục tiêu xa hơn là hướng tới xây dựng thị trường OTC hiện đại trong tương lai.
Sở dĩ như vậy là do thị trường còn mới, hàng hoá chưa đa dạng và kém chất lượng, cơ chế giao dịch chưa hấp dẫn các nhà đầu tư, cơ chế công bố thông tin còn lỏng lẻo, các công ty chứng khoán chưa thực hiện tốt vai trò là các nhà tạo lập thị trường…
Kết luận chương 2
Qua phân tích về thực trạng hoạt động của thị trường UPCoM và mối liên hệ với TTCK tập trung và thị trường tự do ta thấy sau một năm rưỡi đi vào hoạt động, mặc dù đã đạt được một số thành tựu nhất định nhưng thực tế thị trường UPCoM vẫn chưa đạt được những mục tiêu mà SGDCK Hà Nội, những nhà đầu tư và doanh nghiệp kỳ vọng.
Để UPCoM thực sự là bước đệm trong việc xây dựng thị trường OTC hiện đại, góp phần hoàn thiện TTCK Việt Nam, chúng ta cần có những giải pháp phù hợp để khắc phục những tồn tại của thị trường UPCoM cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường này.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG UPCoM Ở VIỆT NAM ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG UPCoM
Theo đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu đến năm 2020 giá trị vốn hóa TTCK đạt 70% GDP và thị trường vốn của chúng ta sẽ phát triển tương đương với thị trường các nước trong khu vực. Với mục tiêu đó, TTCK là thành phần chủ đạo để đưa thị trường vốn trở thành một cấu thành quan trọng của thị trường tài chính Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của TTCK đối với sự phát triển kinh tế đất nước, chúng ta cần phải hoàn thiện và phát triển TTCK bền vững, trong đó thị trường UPCoM đóng vai trò quan trọng vì có tiềm năng phát triển lớn trong tương lai, là nơi huy động vốn cho các công ty chưa niêm yết, góp phần hoàn thiện TTCK Việt Nam và thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội theo chủ trương của Nhà nước đề ra.
Quan điểm phát triển:
Thị trường UPCoM được phát triển theo quan điểm sau:
Xây dựng, hoàn thiện và thúc đẩy sự phát triển đồng bộ giữa TTCK sơ cấp và thứ cấp. Phát triển thị trường UPCoM cả về quy mô và chất lượng nhằm thúc đẩy thị trường phát triển một cách bền vững, đảm bảo hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Học hỏi kinh nghiệm phát triển TTCK ở các quốc gia có TTCK vững mạnh. Nâng cao và củng cố vị thế của TTCK Việt Nam trên trường quốc tế.
Tạo dựng nền tảng pháp lý thống nhất và chặt chẽ để TTCK vận động và phát triển, đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, cũng như có chính sách khuyến khích các chủ thể tham gia.
Định hướng phát triển:
Để thị trường UPCoM thực sự là kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp chưa niêm yết, thực hiện tốt vai trò thu hẹp thị trường tự do, giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư và hướng tới xây dựng thị trường OTC hiện đại, chúng ta cần định hướng phát triển như sau:
Chính phủ và các cơ quan chức năng cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp lý và hệ thống quản lý cho thị trường UPCoM.
Phát triển thị trường UPCoM theo hướng chuyên biệt, mở rộng quy mô về số lượng và chất lượng, tạo nên một thị trường sôi động, minh bạch và chuyên nghiệp nhằm thu hút các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức như Ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, các tổ chức và cá nhân nước ngoài, quỹ đầu tư...
Xây dựng đại lý chuyển nhượng, cho phép các CTCK được phép tổ chức thị trường song song với UPCoM.
Tăng cường đào tạo nhân lực cho thị trường UPCoM, đặc biệt là hệ thống các nhà tạo lập thị trường thông qua việc nâng cao năng lực tài chính và năng lực hoạt động nhằm hình thành hệ thống các nhà tạo lập thị trường chuyên nghiệp.
Phát triển hệ thống định mức tín nhiệm trong nước. Tăng cường tính minh bạch thông tin qua việc bắt buộc các công ty đại chúng phải định mức tín nhiệm.
Xây dựng cơ sở hạ tầng thị trường hiện đại có khả năng tích hợp với các hệ thống công bố thông tin, giám sát của cơ quan quản lý.
Nâng cao kiến thức và nhận thức cho các nhà quản lý tài chính tại các doanh nghiệp và cho nhà đầu tư về lợi ích của TTCK nói chung và thị trường UPCoM nói riêng.
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG UPCoM
Để thị trường UPCoM đạt được mục tiêu đề ra, hướng tới xây dựng thị trường OTC hiện đại trong tương lai, chúng ta cần có các giải pháp khắc phục những tồn tại và nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động của thị trường UPCoM.
Nhóm giải pháp khắc phục những tồn tại của thị trường UPCoM
Giải pháp để thị trường UPCoM thu hẹp được hoạt động của TTCK tự do:
Để thị trường UPCoM thực sự sôi động, thu hẹp được hoạt động của thị trường chứng khoán tự do cần phải thu hút được đông đảo các công ty đại chúng có chất lượng cũng như các nhà đầu tư tham gia thị trường. Khi thị trường UPCoM hấp
dẫn được nhà đầu tư thì sẽ có nhiều công ty lớn, uy tín tham gia thị trường và ngược lại.
Thực tế cho thấy nhiều công ty đại chúng cho rằng UPCoM là sân chơi của các doanh nghiệp có chất lượng thấp, do đó không muốn tham gia vì sợ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Bên cạnh đó nhà đầu tư cũng không mặn mà với UPCoM do khụng nắm rừ về thụng tin của cỏc doanh nghiệp đăng ký giao dịch trong khi sàn niêm yết có nhiều hàng hóa có chất lượng và hấp dẫn hơn.
Vì vậy, mặc dù chứng khoán được giao dịch trên UPCoM là các chứng khoán chưa được niêm yết trên thị trường tập trung nhưng cũng phải quy định những tiêu chuẩn nhất định về điều kiện giao dịch như: tổng giá trị tài sản, vốn lợi nhuận... Có như vậy những công ty đại chúng có uy tín nhưng chưa đủ điều kiện để niêm yết trên sàn sẽ sẵn sàng đăng ký giao dịch trên UPCoM vì sàn này cũng có những tiêu chuẩn nhất định. Khi UPCoM có các doanh nghiệp uy tín tham gia thị trường thiết nghĩ sẽ cuốn hút được nhiều nhà đầu tư.
Giải pháp để thị trường UPCoM trở thành môi trường đầu tư linh hoạt, an toàn và hấp dẫn cho nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp:
Thứ nhất, thực hiện công khai hoá thông tin của doanh nghiệp.
Việc minh bạch và cụng bố thụng tin một cỏch rừ ràng được xem là một trong những điều kiện tiên quyết thu hút các doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư tham gia TTCK nói chung và thị trường UPCoM nói riêng vì thông tin đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư và khả năng sinh lợi của nhà đầu tư.
Để hạn chế đến mức thấp nhất thông tin bất cân xứng trên TTCK tạo niềm tin cho nhà đầu tư, cần phải có những biện pháp sau:
Một là, xây dựng cơ sở pháp lý cho hoạt động công bố thông tin mà nền tảng là Luật Kế toán Việt Nam và Luật Chứng khoán.
Hiện nay việc công bố thông tin trên TTCK được thực hiện theo Thông tư 09/2010/TT-BTC ban hành ngày 01/3/2010 thay thế Thông tư 38/2007/TT-BTC ban hành ngày 18/4/2007. Tuy nhiên cần có những quy định chi tiết về giao dịch
trong nội bộ nhằm đưa ra những ràng buộc để người tổ chức phát hành không thể có một đặc quyền cũng như ưu thế nào có thể đưa đến sự cạnh tranh không công bằng với những nhà đầu tư bên ngoài nhằm hạn chế tối đa khả năng những chủ thể này lợi dụng ưu thế của mình mua bán chứng khoán để trục lợi cá nhân trong tình huống những nhà đầu tư khác không biết.
Hai là, cơ quan quản lý Nhà nước cần đưa ra các tiêu chuẩn công bố thông tin sao cho thích ứng với thông lệ và chuẩn mực quốc tế; quy định việc công bố thông tin định kỳ phải trở thành điều kiện bắt buộc đối với doanh nghiệp đặc biệt là công ty cổ phần, cũng như áp dụng chế độ kiểm toán bắt buộc và thực hiện chế độ công khai tài chính đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch trên thị trường, lành mạnh hóa và bình đẳng môi trường kinh doanh. Để làm được điều này đòi hỏi phải củng cố và phát triển các tổ chức kiểm toán độc lập về cả lượng và chất, đặc biệt chú trọng vấn đề đạo đức nghề nghiệp của các tổ chức kiểm toán độc lập.
Ba là, hoàn thiện công tác thanh tra và giám sát thị trường với mục đích ngăn ngừa các hành vi gian lận về công bố thông tin trên TTCK. Các vi phạm về chế độ công bố thông tin cũng như các hành vi bị pháp luật cấm thực hiện luôn nảy sinh và ngày càng đa dạng về hình thức và mức độ, vì vậy công tác thanh tra, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin đối với hoạt động của doanh nghiệp là yêu cầu bắt buộc.
Bốn là, xây dựng các chế tài về xử lý vi phạm trong lĩnh vực công bố thông tin trên TTCK. Đối với vấn đề này, trước hết UBCKNN cần thực hiện việc xây dựng các văn bản hướng dẫn chi tiết các xử lý vi phạm về công bố thông tin trong Luật chứng khoán. Xác định và chuẩn hóa những nội dung vi phạm về công bố thụng tin, chuẩn húa một số khỏi niệm cũng như giải thớch làm rừ để xỏc định một cách cụ thể hành vi vi phạm cũng như phân loại các cấp độ vi phạm. Cuối cùng, cần có các chế tài đủ mạnh để xử lý các trường hợp tung tin thất thiệt làm sai lệch tình hình hoạt động của doanh nghiệp cũng như giá cả chứng khóan.