CHƯƠNG I. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI
CHƯƠNG 4. GỢI Ý CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ NHẰM MỤC TIÊU DUY TRÌ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNG HểA VIỆT NAM
4.2.1 Điều chỉnh tăng tỷ giá trong thời gian sắp tới
Kết quả tính toán chỉ số REER vào năm 2008 nhỏ hơn 100 cho thấy tiền đồng hiện tại đã trở nên quá mạnh so với “rổ tiền”; trên thị trường ngoại tệ có sự căng thẳng về nguồn cung làm cho tỷ giá trên thị trường không chính thức luôn cao hơn tỷ giá chính thức… cho thấy có thể tỷ giá đã lệch khỏi tỷ giá mục tiêu và tiền đồng đang chịu áp lực giảm giá rất lớn. Nếu tình hình tiền đồng bị định giá cao tiếp tục được duy trì lâu dài có khả năng gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.… Ngoài ra, chính phủ cũng cần cân nhắc trước tình hình kinh tế thế giới tiếp tục suy giảm trong năm 2009 làm thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, có thể sẽ xảy ra trường hợp hàng hóa giá rẻ từ nước láng giềng Trung Quốc đổ bộ vào Việt Nam cạnh tranh khốc liệt với hàng hóa nội địa.
Do đó tiền đồng nhất thiết phải giảm giá thêm để đạt được ngang giá sức mua so với một rổ tiền đã chọn, trước tiên là để giảm mức độ chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và không chính thức giúp ổn định thị trường ngoại hối; tiếp theo là để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa. Dù gì đi nữa thì việc tiền đồng bị định giá cao so với hầu hết các đối tác thương mại không phải là động thái tích cực trong bối cảnh cán cân thương mại của Việt Nam liên tục bị thâm hụt và thị trường ngoại hối mất cân bằng theo hướng cầu lớn hơn cung.
Với những lý do trên, NHNN nên xem xét lại chính sách tỷ giá và nên điều chỉnh giảm giá tiền đồng trong năm 2009. Điều chỉnh giảm giá trị tiền đồng về trong vùng tỷ giá mục tiêu có thể giải quyết một số mục tiêu đã đề ra như cải thiện khả năng cạnh hàng hoá Việt Nam, ổn định giá cả, ổn định thị trường ngoại hối…
Nói chung, chính sách tỷ giá phải bảo đảm tiền đồng không được định giá cao cũng không được định giá thấp mà phải là định giá phù hợp. Việc xác định tỷ giá phù hợp lại là vấn đề hết sức mơ hồ, khó khăn và phức tạp, do đó cần nhờ đến sự trợ giúp của thị trường. Với quan điểm này, việc điều chỉnh tỷ giá bao nhiêu, đáp ứng đến mức nào của REER, thời điểm nào để phá giá đòi hỏi một sự uyên bác và kinh nghiệm của NHNN trong việc đánh giá thị trường ngoại hối, tình hình kinh tế trong và ngoài nước…
Không tiến hành phá giá mạnh đồng nội tệ
Mặc dù về lý thuyết chính sách đồng nội tệ yếu có thể tác động nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu. Song, chính sách tỷ giá không thể chỉ thiên vị và chủ yếu hướng về mục tiêu xuất khẩu, nó phải đảm bảo lợi ích tổng thể của nền kinh tế trong đó doanh nghiệp sản xuất cung cấp hàng trong nước cũng phải được hỗ trợ như doanh nghiệp xuất khẩu. Suy cho cùng, chính sách tỷ giá dù có thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu hay phục vụ cho mục tiêu chống lạm phát đều phải đảm bảo được rằng nó không làm phương hại cho các mục tiêu kinh tế khác. Vì vậy, tác giả rất băn khoăn trước ý kiến cho rằng nên thực hiện một cuộc đại phá giá tiền đồng (có ý kiến và dự đoán cho rằng tỷ giá VND/USD có thể bị phá giá lên đến 40% trong năm 2009!).
Đây là điều không thể xảy ra (ít nhất là trong năm 2009 và năm 2010) vì khi phá giá mạnh như vậy có thể sẽ có tác động rất xấu đến sự ổn định của sản xuất trong nước nhất là những doanh nghiệp có nhập khẩu nguyên liệu đầu vào chi phí sẽ tăng. Phá giá mạnh cũng đẩy rủi ro và gánh nặng tỷ giá cho các doanh nghiệp có vay bằng ngoại tệ, gánh nặng nợ nần nước ngoài của chính phủ cũng tăng lên…
Do sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam rất kém trên thị trường thế giới, cho nên một sự phá giá đồng nội tệ không thể hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại. Hơn nữa, như đề cập ở trên
hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam chủ yếu là hàng thô chưa qua chế biến, hàng hóa sản xuất theo dây chuyền, hàng gia công… các hàng hóa này có hàm lượng nguyên vật liệu đầu vào nhập từ nước ngoài rất lớn (theo tổng cục thống kê, trong cơ cấu hàng nhập khẩu có tới hơn 90% là tư liệu sản xuất), chi phí lao động trong nước thấp (chiếm dưới 10% tổng chi phí sản xuất). Tình cảnh của các mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn của Việt Nam (trừ dầu thô) giống như câu nói của ông bà ta là đang
“mượn đầu heo nấu cháo”. Nếu tiền đồng bị làm cho mất giá, giá hàng xuất khẩu có thể rẻ hơn tạo lợi thế cho hàng xuất khẩu, nhưng đồng thời chi phí cho nguyên vật liệu nhập khẩu cũng tăng theo. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu có nguyên liệu đầu vào nhập khẩu, việc giá nguyên liệu nhập tăng lên làm tăng giá thành sản phẩm và rất có thể họ phải tăng giá bán ra. Điều này cho thấy hiệu quả ròng của việc phá giá đối với xuất khẩu là khụng rừ ràng. Đồng thời, việc tăng giỏ hàng nhập khẩu cú thể thúc đẩy lạm phát trong nước tăng lên. Vì vậy, cần hết sức thận trọng khi quyết định phá giá mạnh, bởi vì như đã phân tích ở trên, không thể đánh giá chính xác hiệu quả ròng của việc phá giá, trong khi phá giá mạnh có thể làm tăng chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp trong nước. Do đó, phá giá mạnh có khi làm cho hàng hóa Việt Nam không được lợi thế bao nhiêu trên sân khách, nhưng nguy cơ thua ngay trên sân nhà lại rất lớn!
Phá giá tiền đồng làm giá hàng nhập khẩu tăng cao, giá hàng hóa trong nước có thể sẽ tăng theo giá hàng ngoại. Khi giá trong nước đã tăng cao ít khi nó chịu xuống thang, ngay cả khi giá thế giới có điều chỉnh giảm. Một số doanh nghiệp thường “té nước theo mưa” găm hàng, đầu cơ và nâng giá vô tội vạ với cái cớ là tỷ giá tăng cao! Trong thời gian qua, các công ty sữa liên tục nâng giá bán dù rằng giá sữa nguyên liệu nhập khẩu giảm mạnh. Một trong những lý do được đưa ra để tăng giá bán sữa là do tỷ giá tăng! Theo một số hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng, sữa bán lẻ tại Việt Nam thuộc loại có giá cao nhất thế giới, gấp 2 lần so với Thái Lan. Tất nhiên, giá cao ngất như thế không phải do tỷ giá tăng mà là do hiện nay các công cụ của cơ chế thị trường ở Việt Nam chưa phát triển đầy đủ.
Mặt khác, hành động phá giá làm giá hàng nhập tăng người tiêu dùng có thể sẽ chuyển sang dùng hàng thay thế trong nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy một số
hàng hóa nhập khẩu không có hàng hóa thay thế hay nếu trong nước sản xuất được thì có giá cao hơn hay chất lượng thấp hơn. Do đó, người tiêu dùng có thể sẽ tiếp tục chọn hàng ngoại. Vì vậy, khi tiền đồng giảm giá mạnh, Việt Nam có thể sẽ phải
“nhập khẩu” lạm phát.
Ngoài ra, “cánh kéo tỷ giá” của tiền đồng và USD còn rất lớn: một USD tại Việt Nam có sức mua tương tương 3,4 lần ở Mỹ11. Do đó, xu hướng tiền đồng có thể tăng giá để giảm cánh kéo tỷ giá. Vì vậy, nếu tỷ giá thực của Việt Nam không đáp ứng đủ chênh lệch lạm phát giữa Việt Nam và các đối tác, tức là nếu tiền đồng có bị định giá hơi cao một chút cũng là điều có thể xảy ra.
Tỷ giá tăng sẽ làm mất lòng tin của người dân đối với tiền đồng, sẽ xảy ra tình trạng chuyển đổi từ tiền đồng sang USD và các ngoại tệ mạnh khác hay vàng làm trầm trọng thêm tình trạng đô la hóa. Vì vậy, phá giá là phá niềm tin vào tiền đồng. Đây cũng là một trong những lý do quan trọng để không tiến hành phá giá mạnh.
Các tháng đầu năm 2009, tình hình tài chính thế giới rất khó khăn, tăng trưởng thế giới được dự báo tiếp tục suy giảm, các nước công nghiệp phát triển nhất rơi vào suy thoái trầm trọng. Cuộc khủng hoảng kinh tế trong năm 2008 bắt đầu lên đỉnh điểm và chưa có dấu hiệu dừng lại. Các số liệu sơ bộ được công bố cho thấy trong quý 1/2009, xuất khẩu Việt Nam giảm nhưng đồng thời nhập khẩu cũng giảm mạnh làm cho quý 1 năm 2009 Việt Nam có nhập siêu! Do đó, có thể dự đoán năm 2009 sẽ tiếp tục có nhập siêu nhưng tình hình không quá căng thẳng. Vì thế, một sự phá giá mạnh tiền đồng là không cần thiết và là hành động lợi bất cập hại.
Vấn đề lựa chọn mức tỷ giá cho năm 2009 và năm 2010
Mặc dù việc định ra mức tỷ giá cụ thể cho từng thời kỳ sẽ do NHNN quyết định dựa vào tình hình kinh tế cụ thể, tuy nhiên trong khuôn khổ luận văn này, tác giả căn cứ vào các dự báo tỷ giá đã tính toán được ở chương hai để đưa ra đề nghị về mức tỷ giá cho năm 2009 theo quan điểm chủ quan của mình.
11 Theo tính toán của WB, vào năm 2005 người Mỹ phải bỏ ra 3,4 USD để mua được một rổ hàng hóa tương đương có giá 1 USD ở Việt Nam
Phương án 1
Theo kết quả dự báo tỷ giá mà tác giả đã tính, tỷ giá VND/USD vào cuối quý 4 năm 2009 là 17.834 VND/USD. Với mức tỷ giá này tiền đồng bị định giá cao tới 13,85% vào cuối 2009. Mức tỷ giá được dự báo theo số liệu lịch sử, mà trong quá khứ tỷ giá VND/USD được kiểm soát rất chặt chẽ và can thiệp sâu bởi NHNN theo hướng giữ tỷ giá khá cố định, nên thông tin thị trường chứa trong tỷ giá dự báo này cũng rất thấp. Vì vậy, đường đi của tỷ giá có thể đã được nắn theo quan điểm của NHNN. Một sự thay đổi trong quan điểm quản lý tỷ giá có thể sẽ có một tác động mạnh đến mức dự báo tỷ giá trên.
Mức dự báo tỷ giá của tác giả rất gần với dự báo của nhóm nghiên cứu thuộc ngân hàng Đầu tư và Phát Triển (BIDV), theo đó “trong năm 2009, VND sẽ mất giá khoảng 3,5 - 5% so với USD, tỷ giá VND/USD sẽ tăng dần và đạt mức đỉnh 18.000 - 18.200 VND/USD cuối quý 2/2009 và giảm dần về mức 17.600 - 17.800 vào cuối năm.” (Ứng xử như thế nào với biến động tỷ giá năm 2009? -Vneconomy ngày 9/12/2008).
Mặc dù mức tỷ giá nêu trên làm tiền đồng bị định giá cao, nhưng theo tác giả đây lại là mức tỷ giá có nhiều khả năng xảy ra nhất vào cuối 2009. Tuy nhiên, đây không phải là mức tỷ giá mà tác giả đề nghị vì nó không phản ánh các quan điểm thị trường và có thể tiếp tục làm căng thẳng thị trường ngoại hối và quan trọng nhất là nó làm tiền đồng bị định giá cao.
Phương án 2
Theo phương án này tiền đồng có thể bị phá giá đến mức 20.700 đồng/USD vào cuối 2009. Ở mức tỷ giá này REER đạt 100, theo lý thuyết tiền đồng có ngang giá sức mua so với rổ tiền.
Khả năng này chỉ được xét đến khi các nền tảng vĩ mô thật sự ổn định và phải kết hợp với vài nghiên cứu khác để đo lường tác động của phá giá lên toàn bộ nền nền kinh tế, chẳng hạn phải xem xét mặt lợi, mặt hại của việc đánh đổi giữa gia tăng cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu và những rủi ro tỷ giá mà các doanh nghiệp gặp phải, nợ nần chính phủ… từ đó, NHNN đưa ra quyết định có chọn mức tỷ giá này hay không. Dự đoán mức tỷ giá 20.700 VND/USD ít có khả năng thành hiện thực
trong năm 2009 nếu chúng ta biết rằng NHNN công khai ưu tiên chính sách ổn định tỷ giá.
Mặc dù vậy, đây là mức tỷ giá rất đáng quan tâm vì nó là mức tỷ giá mà tại đây tiền đồng có ngang giá sức mua so với một rổ tiền tệ. Vì thế, nếu trong thời gian sắp tới tỷ giá thị trường có đạt được mức này cũng không phải là điều quá bất ngờ.
Phương án 3
Có một mức tỷ giá khác cũng cần được xem xét. Đó là đối với rổ tiền, Việt Nam đồng có thể lựa chọn phá giá ở tỷ lệ từ 6% đến 9%. Tại sao là những con số này? Vì đây là những mức tỷ giá có thể giải quyết vấn đề kỳ vọng của thị trường và không quá cao để có thể ảnh hưởng lớn lên sự ổn định của thị trường.
Theo tính toán tỷ giá thực đa phương, trong năm 2008 tiền đồng đã bị định giá cao khoảng hơn 6% (năm cơ sở là 1999) hay 9% (năm cơ sở là 2000). Do đó, tỷ giá cần được điều chỉnh chí ít cũng phải đáp ứng chênh lệch lạm phát giữa Việt Nam và các đối tác thương mại trong năm 2008.
Ngoài ra, nếu tiền đồng mất giá ở mức 6% sẽ đáp ứng chênh lệch lãi suất giữa tiền đồng và USD theo hướng giữ tiền đồng vẫn có lợi hơn USD và bù đủ cho chênh lệch lạm phát giữa Việt Nam và các đối tác trong năm 2008. Với mức mất giá 9% cũng không phải là mức quá cao, tín hiệu từ thì trường đang rất ủng hộ cho mức giá này vào cuối năm 2009.
Nếu tỷ giá bị phá giá ở mức đề nghị như trên, có thể dự đoán chắc chắn rằng tiền đồng sẽ không thể đạt ngang giá sức mua vào cuối 2009 (theo phương pháp tính tỷ giá thực của tác giả). Tuy nhiên, điều này lại có thể tạo ra cảm giác NHNN đang rất quyết tâm điều chỉnh tỷ giá để nó đạt được mức cân bằng và tỷ giá sẽ ít có khả năng tăng vọt trong thời gian sắp tới. Hay nói cách khác, đây là mức tỷ giá mang tính tâm lý nên sẽ góp phần ổn định thị trường, đồng thời nó cũng có tác dụng làm giảm mức độ định giá cao của tiền đồng.
Về mức tỷ giá, để đơn giản tác giả chọn đồng USD để tiến hành tính tỷ giá kỳ vọng cho năm 2009. Theo phương án điều chỉnh tăng tỷ giá 6%, tỷ giá VND/USD sẽ là 17.486 * 106% = 18.535 VND/USD; theo phương án tăng 9%, tỷ giá VND/USD sẽ là 17.486 * 109% = 19.060 VND/USD.
Về thời điểm phá giá, để đảm bảo các mục tiêu tổng thể ít bị ảnh hưởng, tránh các cú sốc cho nền kinh tế việc phá giá phải được áp dụng từ từ nên theo từng giai đoạn (mỗi giai đoạn có thể là 3 tháng). Mỗi giai đoạn sẽ tiến hành phá giá
“mini” khoảng 2% đến 3% (không công bố chính thức).
Với các phân tích như trên, cộng với những diễn biến trên thị trường ngoại hối trong thời gian gần đây tác giả đưa ra đề nghị về mức tỷ giá vào cuối năm 2009 ở vào khoảng 18.500 đến 19.000 VND/USD.
Phương án 4
Tăng giá mạnh tiền đồng vượt mức 20.700 VND/USD để khuyến khích hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho hoạt động xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, cải thiện cán cân vãng lai cũng là khả năng cần xem xét. Ở quan điểm này, có một số ý kiến của các nhà kinh tế cho rằng cần phải phá giá tiền đồng mạnh để nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu. Tuy nhiên, phá giá mạnh có thể sẽ làm nợ nần của chính phủ và doanh nghiệp có vay ngoại tệ tăng mạnh. Mặc khác, giá hàng hóa nhập khẩu tăng cao có thể sẽ gây ra nguy cơ lạm phát tăng cao. Do đó, xét tình hình thị trường những tháng gần đây, dựa trên các mục tiêu của chính sách tỷ giá đã đề ra ở trên, có thể quan điểm phá giá mạnh tiền đồng sẽ không thích hợp vì nó gây quá nhiều bất ổn cho thị trường (không đạt được mục tiêu thứ hai của chính sách tỷ giá).
Ngoài ra, do những hạn chế của REER nên mức tỷ giá này cần thiết phải đưa ra cho thị trường kiểm định. Để xác định một mức tỷ giá nào đó, NHNN cần theo dừi sỏt tỡnh hỡnh tài chớnh thế giới và cũng nờn cú một số nghiờn cứu khỏc để đỏnh giá tác động của tỷ giá đối với các biến số vĩ mô khác – trong phạm vi đề tài, tác giả khụng phõn tớch cỏc đỏnh giỏ này). Chẳng hạn, để điều chỉnh tỷ giỏ nờn theo dừi sức khỏe của nền kinh tế Mỹ, một nền kinh tế lớn nhất thế giới với đồng tiền vẫn còn ở thế độc tôn. Theo một số dự báo gần đây, với chính sách tiền tệ, tài khóa mở rộng, nước Mỹ sẽ tiếp tục có thâm hụt thương mại lớn trong năm 2009. Vì vậy, nguy cơ đồng USD giảm giá so với các đồng tiền chủ chốt khác là rất lớn. Đây cũng là một nhân tố cần xem xét đến khi quyết định mức tỷ giá hợp lý cho nền kinh tế Việt Nam.