0
Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Một số khuyến nghị

Một phần của tài liệu SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP (Trang 26 -35 )

III- MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP

2. Một số khuyến nghị

Trong vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, để thực thi luật có hiệu quả cần rất nhiều yếu tố như một hệ thống pháp luật có tính hiệu lực cao và có tính khả thi; ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân phải được nâng lên; hoạt động của các cơ quan chức năng phải đồng bộ và các biện pháp xử phạt phải có tính răn đe cao. Hiện nay, Luật sở hữu trí tuệ khẳng định rõ Bộ Khoa học và công nghệ là cơ quan giúp Chính phủ thống nhất quản lý chung về Sở hữu trí tuệ, đồng thời trực tiếp quản lý phần sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, tham gia vào quá trình này không thể nào chỉ có một mình Bộ Khoa học và Công nghệ, bởi Sở hữu công nghiệp liên quan đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau thuộc phạm vi quản lý của nhiều Bộ, ngành. Vì thế, tất cả các bộ ngành đều phải tham gia, nếu vấn đề phát sinh thuộc cơ quan nào thì cơ quan đó phải giải quyết, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ chịu trách nhiệm phối hợp và phân công giải quyết hợp lý. Do đó, các cơ quan cần phối hợp thật tốt với nhau để tránh xảy ra tình trạng đùn đẩy nhau hoặc "bỏ trống trận địa".

Cùng với việc đẩy mạnh thực thi Luật, Chính phủ cũng nên để tâm xây dựng và tiến hành các Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phát triển tài sản trí tuệ, trong đó chú ý nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp trong việc tôn trọng pháp luật và bảo vệ tài sản trí tuệ. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển và tự bảo vệ tài sản trí tuệ của mình. Chương trình Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp nhằm hai mục tiêu: Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về bảo hộ sở hữu trí tuệ để các doanh nghiệp chủ động xây dựng, khai thác, phát triển và bảo vệ tài sản trí tuệ Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam thông qua việc hỗ trợ xác lập, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ, trong đó ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp có các sản phẩm chiến lược, có tiềm năng xuất khẩu.

Chương trình có 3 nội dung chính: Tuyên truyền, đào tạo về sở hữu trí tuệ, hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức hoạt động sở hữu trí tuệ Hỗ trợ xác lập, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp ở trong và ngoài nước (trong đó có hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký bảo hộ, khai thác và phát triển giá trị của phần mềm máy tính và tác phẩm văn học - nghệ thuật; tư vấn và hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký bảo hộ, khai thác và tiến hành các biện pháp chống sao chép hoặc sử dụng trái phép phần mềm máy tính, tác phẩm văn học - nghệ thuật; hỗ trợ hoạt động quảng cáo, giới thiệu phần mềm máy tính và các tác phẩm văn học - nghệ thuật); Hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thông tin sở hữu trí tuệ.

Chương trình sẽ được thực hiện từ năm 2005 đến năm 2010 dưới sự chủ trì của Bộ Khoa học Công nghệ. Các cơ quan phối hợp gồm: Bộ Tài chính, Bộ Văn hoá Thông tin, Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản, Bộ Y tế, Bộ Thương mại, Bộ Giáo dục & Đào tạo, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Hội, Hiêp hội ngành nghề liên quan như Hội Tin học Việt Nam....

Việt Nam cũng cần nghiên cứu kinh nghiệm của các nước khác, đặc biệt là các nước trong khu vực vì trong lĩnh vực bảo vệ các quyền Sở hữu trí tuệ, họ đã tiến xa hơn chúng ta rất nhiều. Cụ thể hơn, Việt Nam cần xây dựng một toà án chuyên biệt về sở hữu trí tuệ. Đây là việc mà Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Xinhgapo đã làm. Tòa án này phải có một hàng ngũ thẩm phán được đào tạo chuyên biệt về sở hữu trí tuệ và giỏi ngoại ngữ.

Việc đẩy mạnh công tác bảo hộ quyền SHCN có lẽ cần bắt đầu thực hiện từ vấn đề gây bức xuc nhất hiện nay, đó là vấn đề hàng giả, hàng nhái. Theo ý kiến của các cơ quan làm nhiệm vụ chống hàng giả, hiện nay, công tác chống hàng giả và hàng kém chất lượng vẫn chưa hiệu quả. Vấn đề là các doanh nghiệp cần chủ động trong việc phối hợp với các cơ quan chức năng để chức năng để chống hàng giả mới bảo vệ được uy tín sản phẩm của mình, cũng như bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Kinh nghiệm trong việc chống hàng giả của Công ty nước mắm Phú Quốc Thanh Hà là phải đầu tư máy móc, công nghệ để thường xuyên thay đổi mẫu mã sản phẩm, phát tài liệu để hướng dẫn người tiêu dùng biết cách phân biệt hàng thật - hàng giả. Còn biện pháp chống hàng giả của hãng giày Biti's là thông qua hội trợ, triển lãm, trong đó trưng bày cả những mẫu hàng giả, đồng thời gửi

tới khách hàng những cẩm nang tiêu dùng kèm theo tư vấn của nhân viên công ty.

Như vậy, để bảo hộ quyền SHCN có hiệu quả, trách nhiệm không phải chỉ có các cơ quan nhà nước mà đây còn là trách nhiệm của các chủ sở hữu của các đối tượng SHCN. Sự phối hợp chặt chẽ giữa chủ sở hữu và các cơ quan thực thi sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc xử lý vi phạm. Tuy nhiên còn một hoạt động cần quan tâm trước mắt là làm thế nào nâng cao nhận thức của chính người tiêu dùng, vì suy cho cùng, hàng giả tồn tại và tiêu thụ được chính do sự bất cẩn vô tình hay hữu ý của người tiêu dùng.

Trên thực tế, việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá đối với Doanh nghiệp Việt Nam còn khá mới mẻ, vì thế khi triển khai việc đăng ký nhãn hiệu, Doanh nghiệp nên lựa chọn đâu là lãnh thổ doanh nghiệp sẽ xin đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu của mình dựa trên chiến lược phát triển chung của doanh nghiệp. Tại Việt nam, có thể không quá khó khăn khi chuẩn bị hồ sơ để xin đăng ký nhãn hiệu, thậm chí doanh nghiệp có thể tự mình chuẩn bị hồ sơ. Tuy nhiên hiệu quả của công việc này khó có thể liệu trước được, vì thế cách tốt nhất là doanh nghiệp nên mời một luật sư tư vấn để tránh những việc gây tốn kém. Hơn nữa, về lâu dài, sau khi nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc bảo hộ, doanh nghiệp càng cần phải nỗ lực triển khai sử dụng nhãn hiệu của mình, có như vậy mới tôn giá trị nhãn hiệu, thương hiệu của mình lên một mức độ cao hơn.

Pháp luật Việt Nam về SHCN trong thời gian tới cũng cần lưu tâm đến vấn đề về công nghệ sinh học. Công nghệ sinh học được hiểu ngắn gọn là toàn bộ những phương pháp công nghệ sử dụng các cơ thể sống và quá trình sinh học để sản xuất ra những sản phẩm cần thiết. Nó được thừa nhận là một ngành công nghệ hứa hẹn nhất trong tương lai. Ngành công nghệ này tạo ra những bước đột phá trong y học và đem lại những cơ hội mới trong việc sản xuất thực phẩm và năng lượng cũng như đưa ra những giải pháp cho vấn đề ô nhiễm môi trường.Trong giới khoa học, theo truyền thống, khái niệm về sáng chế thường được giới hạn trong các lĩnh vực vật lý và hoá học vì các cơ thể sống được xem như nằm ngoài phạm vi công nghệ. Tuy nhiên, với khả năng có thể kiểm soát và mô tả các quy trình trong lĩnh vực công nghệ sinh học, khái niệm sáng chế sẽ phải mở rộng hơn để gồm cả các sáng chế về công nghệ sinh học. Nếu có thể kiểm soát một quy trình công nghệ sinh học và mô tả quy trình đó theo cách mà các chuyên gia trong lĩnh vực có thể thực hiện trên sơ sở bản mô tả thì đã tạo ra một sáng chế trong lĩnh vực sinh học. Giống như các lĩnh vực công nghệ

khác, việc bảo hộ pháp lí đối với các sáng chế về công nghệ sinh học là hoàn toàn hợp lí. Các sáng chế trong lĩnh vực công nghệ sinh học là sự sáng tạo của con người giống như các sáng chế khác, và đặc biệt các sáng chế đó là kết quả của việc nghiên cứu và những nỗ lực quan trọng cùng với sự đầu tư trong các phòng thí nghiệm. Bởi vậy, nhu cầu bảo hộ các sáng chế về công nghệ sinh học là điều tất yếu Ở rất nhiều nước trên thế giới, công nghệ sinh học đã được công nhận về tầm quan trọng và được pháp luật bảo hộ. Thực tiễn ở những nước đã xây dựng hệ thống pháp luật bảo hộ công nghệ sinh học từ rất sớm như Liên minh Châu Âu và Hoa kỳ cho thấy rằng: bảo hộ sự sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ sinh học đem lại nhiều lợi ích to lớn cho nhiều lĩnh vực của đời sống cũng như phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, việc bảo hộ sáng chế cho các sáng chế về công nghệ sinh học đã được Hiệp định TRIPS và thông tư EC về bảo hộ pháp lí các sáng chế về công nghệ sinh học ghi nhận. Ở Châu Âu, thông tư EC 98/44 có hiệu lực vào ngày 30/07/1998 đã hài hoà các quy định liên quan đến việc bảo hộ sáng chế đối với các sáng chế về công nghệ sinh học. Tuy vậy, cho tới nay, lĩnh vự công nghệ sinh học còn xa lạ và quá mới mẻ ở Việt nam. Việt Nam chưa từng tham gia bất kỳ công ước quốc tế nào trong lĩnh vực công nghệ sinh học và cũng chưa có văn bản pháp luật nào quy định bảo hộ các sáng chế về công nghệ sinh học. Vấn đề công nghệ sinh học hoàn toàn bị lãng quên khỏi pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật SHTT nói riêng. Vì vậy, điều cấp bách là chúng ta phải nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ sinh học và phải có cơ sở pháp lý chắc chắn để khuyến khích những sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ sinh học của các tổ chức, cá nhân trong nước; đồng thời cũng khuyến khích những sáng tạo trong lĩnh vực này từ nước ngoài được chuyển vào nước ta và sử dụng chúng một cách hiệu quả.

Trong xu thế toàn cầu hoá như hiện nay, bên cạnh mặt tích cực của nó là sự hợp kinh tế giữa các quốc gia, các khu vực, hỗ trợ và thúc đẩy nhau cùng phát triển; thì kéo theo nó cũng là những hành vi xâm phạm trên phạm vi toàn cầu. Bất cứ trong một lĩnh vực nào thì ở các quốc gia dù sơm hay muộn cũng sẽ đều xuất hiện những vi phạm như nhau, và vấn đề SHCN cũng không là ngoại lệ. Vì thế, Việt Nam cần tăng cường hợp tác với các quốc gia, các khu vực, các tổ chức quốc tế để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm và biện pháp phối hợp chống lại những hành vi vi phạm trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội nói chung và SHCN nói riêng. Ngoài việc nỗ lực tham gia đàm phán và ký kết các công ước Quốc tế về SHCN, Việt Nam cũng đã có những chương trình hợp tác mới, ví dụ như

với Liên minh Châu Âu. Gần đây, Việt Nam và Liên Minh Châu Âu đã thực hiện chương trình Hợp tác chống hàng giả và hàng nhái. Ngày 20.3.2006 – Trong nỗ lực nâng cao hợp tác giữa Việt Nam và EU về tăng cường thực thi sở hữu trí tuệ (IP), Chương trình hợp tác về sử hữu trí tuệ EC-ASEAN (ECAP II9) và Tổng cục hải quan Việt Nam đồng tổ chức một cuộc hội thảo trong 5 ngày về “Áp dụng Quản lý Rủi ro về Quyền sở hữu Trí tuệ cho Hải quan và Công an Kinh tế” tại khách sạn Sheraton Hà Nội. Các cán bộ hải quan và cảnh sát kinh tế từ Hà Nội và miền bắc Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm và chuyên môn của mình với các chuyên gia Liên minh châu Âu (EU), các chuyên gia từ các cơ quan hải quan EU và lĩnh vực tư nhân về các biện pháp hiệu quả chống lại việc làm giả và nhái, với phương châm thúc đẩy thương mại giữa EU và Việt Nam.

Một mạng lưới sản xuất và thương mại hóa hàng giả phi pháp toàn cầu được tổ chức tinh vi đã trở thành một mối đe dọa vô hình đối với nền kinh tế, danh tiếng, thị trường lao động và khả năng cạnh tranh trong thương mại Việt Nam. Theo điều 69 của Hiệp định WTO về quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới thương mại (TRIPs), EU và Việt Nam đã tăng cường hợp tác chống lại việc làm hàng giả và hàng nhái. Hội thảo này, với sự hợp tác của Tổng vụ Thuế và Hải quan EC (TAXUD) và các chuyên gia hải quan EU về các công nghệ hải quan cập nhật được sử dụng tại EU để “Kiểm soát ít hơn mà hiệu quả hơn”.

Kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, chỉ dân địa lý, nhãn hiệu hàng hoá… của hàng hoá dịch vụ của mỗi thương nhân đưa ra để phân biệt với hàng trăm, thậm chí hàng nghìn hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các thương nhân khác trên thị trường. Các hàng hoá dịch vụ muốn tiêu thụ được phải tạo ra được những điểm khác biệt trong tâm trí của khách hang và đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng, khiến họ phải tin tưởng và chấp nhận sản phẩm. Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, hàng hoá dịch vụ của các thương nhân chỉ có thể trụ vững và chiến thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt để giành giật thị trường và chiếm lĩnh thị phần nếu hàng hoá, dịch vụ của họ có chứa đựng các đối tượng của quyền SHCN với tính chất là nhân tố đặc trưng của hàng hóa, dịch vụ và là một yếu tố cấu thành của hàng hoá, dịch vụ.

9 ECAP II là một sáng kiến do Ủy ban châu Âu tài trợ. Với tổng ngân sách 9 triệu Euro, có một văn phòng khu vực tại Thailand . ECAP II hợp tác với cục sở hữu trí tuệ của Brunei, Cambodia, Indonesia, Laos, Malaysia, Philippines, Singapore Thailand Và Việt Nam nhằm tăng cường bảo vệ sở hữu trí tuệ với phương châm thúc đẩy trao đổi thương mại và kiến thức EU-ASEAN. Việt Nam là nước nhận được hợp phần lớn nhất trong dự án này với số tiền tài trợ là 1,5 triệu euro từ ECAP II.

Các đối tượng của quyền SHCN là tài sản của thương nhân. Thực tiễn đời sống kinh doanh, thương mại cho thấy giá trị của một doanh nghiệp không chỉ biểu hiện thông qua các tài sản hữu hình thể hiện trên sổ kế toán của doanh nghiệp. Bởi các tài sản hữu hình đôi khi chỉ có giá trị rất nhỏ so với các tài sản vô hình- những tài sản không hiện hữu trên sổ kế toán của doanh nghiệp như các đối tượng của quyền SHCN. Nhiều doanh nghiệp có giá trị được định giá từ các đối tượng của quyền SHCN lơn hơn rất nhiều giá trị của các tài sản hữu hình của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh, cung ứng các mặt hàng, dịch vụ cao cấp, thức ăn, nước uống, ô tô, công nghệ thông tin… Hàng năm, tuần báo Bussiness Week của Hoa kỳ đều công bố giá trị của 100 nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng trên thế giới, ví dụ như nhãn hiệu Coca-cola được định giá tới 69,6 tỷ $; Microsoft 64 tỷ $; IBM 51,1 tỷ $; Disney 29,2 tỷ $; Mc.Donals 26,3 tỷ $...10. Thời gian gần đây, nhiều nhãn hiệu hàng hoá của Việt nam cũng đã được định giá tới hàng triệu USD như kem P/S được công ty Elida định giá 5 triệu $, kem đánh răng Dạ Lan 2,9 triệu $11. Qua đó, chúng ta có thể khẳng định, các đối tượng của quyền SHCN chính là một loại tài sản có giá trị kinh tế vô cùng to lớn của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP (Trang 26 -35 )

×