CHƯƠNG 5: PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ CỦA NHÀ MÁY VÀ KHU VỰC LÂN CẬN
5.2 Đề xuất các phương án kiểm soát môi trường không khí .1 Lắp đặt hệ thống xử lý khí thải
Theo QCVN 19:2009/ BTNMT; QCVN 05:2013/BTNMT ta thấy cần phải xử lý bụi đối với ống khói 1 và 3; xử lý SO2 đối với ống khói 1,2 và 4.
Với hiệu xuất xử lý của các ống khói như bảng 4.10 ta được các vệt khuếch tán như các hình 5.5, 5.6, 5.7, 5.8
Hình 5. 5 Vệt khuếch tán bụi mùa hè Hình 5.6 Vệt khuếch tán SO2 mùa hè sau xử lý sau xử lý
Với phương pháp xử lý các chất gây ô nhiễm ta thấy các vệt khuếch tán của bụi đã giảm đáng kể về kích thước cũng như nồng độ. Chiều dài của vệt khuếch tán theo 2 mùa tối đa là 5000m và bề rộng là 1000m, nồng độ từ 0,001 mg/m3 đến 0,05 mg/m3
Hình 5. 7 Vệt khuếch tán bụi mùa hè Hình 5.8 Vệt khuếch tán SO2 mùa hè sau xử lý sau xử lý
Đối với SO2 tuy kích thước của vệt khuếch tán còn lớn tuy nhiên nồng độ tối đa chỉ còn dưới 0,13 mg/m3. Vệt khuếch tán SO2 có nồng độ trên 0,1 mg/m3 có kích thước không đáng kể, không còn gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Ta thấy rằng sau xử lý, bụi và SO2 không còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Lắp đặt hệ thống xử lý các tác nhân ô nhiễm là biện pháp hữu hiệu để giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường gây ra bởi các nhà máy. Nhược điểm là phải đầu tư các trang thiết bị xử lý với giá thành cao
5.2.2 Nâng chiều cao ống khói
Khi nâng điểm phát thải, tức nâng trị số H ở bất cứ trường hợp nào đều cải thiện sự phân bố chất ô nhiễm trong khí quyển, hạ thấp nồng độ chất ô nhiễm.
Với mục đích giảm nồng độ hỗn hợp các chất ô nhiễm xuống dưới so với QCVN 05:2013/BTNMT ta nâng độ cao của các ống khói lần lượt như bảng 5.1
Bảng 5.1 Chiều cao của các ống khói trước và sau khi thay đổi Chiều cao ống khói
ban đâu (m) 22,00 23,00 25,00 20,00
Ta được các biểu đồ khuếch tán sau khi thay đổi chiều cao các ống khói như các hình 5.9, 5.10, 511, 5.12
Hình 5. 9 Vệt khuếch tán bụi mùa hè Hình 5.10 Vệt khuếch tán SO2 mùa hè sau khi nâng chiều cao ông khói sau khi nâng chiều cao ông khói
Như ta thấy việc thay đổi chiều cao ống khói thích hợp có thể giảm được ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm bị phát thải. Tuy kích thước các vệt khuếch tán không thay đổi nhiều nhưng nồng độ các chất ô nhiễm giảm xuống dưới so với QCVN 05- 2013/BTNMT.
Biện pháp thay đổi chiều cao ống khói để kiểm soát ô nhiễm là phương pháp đơn giản, ít tốn kém. Tuy nhiên nhước điểm là phải tùy thuộc vào điều kiện khí hậu của nơi đặt ống khói và công nghệ xây dựng. Nhược điểm lớn nhất của phương pháp là vấn đề ô nhiễm không được giải quyết hoàn toàn
5.2.3 Thay đổi thời gian làm việc
Từ các biểu đồ khuếch tán, ta thấy rằng với việc hoạt động đồng thời của 4 ống khói sẽ làm tăng nồng độ cũng như kích thước các vệt ô nhiễm của các chất. Do đó việc phân bổ thời gian làm việc của các ống khói để tránh được hiện tượng trên cũng là một phương pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường.
Do ống khói 1 và 3 có nồng độ bụi vượt QCVN 05-2013/BTNMT; ống khói 2 và 4 có nồng độ SO2 vượt QCVN 05-2013/BTNMT; và dựa vào vị trí, khoảng cách của các ống khói ta phân bố thời gian làm việc của các ống khói như hình 5.13-5.20
Hình 5. 12 Vệt khuếch tán SO2 mùa đông sau khi nâng chiều cao ống khói Hình 5. 11 Vệt khuếch tán bụi mùa
đông sau khi nâng chiều cao ống khói
Hình 5. 13 Vệt khuếch tán bụi mùa hè Hình 5. 14 Vệt khuếch tán bụi mùa hè của ống khói 1 và 2 của ống khói 3 và 4
Hình 5. 15 Vệt khuếch tán SO2 mùa hè Hình 5. 16 Vệt khuếch tán SO2 mùa hè của ống khói 1 và 2 của ống khói 3 và 4
Vào mùa hè nồng độ bụi và SO2 hỗn hợp của ống khói 1 và 2 còn gây ảnh hưởng một khu vực nhỏ phía Bắc KCN nhưng đã giảm so với ban đầu. Nồng độ bụi và SO2
hỗn hợp của ống khói 3 và 4 gây ảnh hưởng lớn hơn một ít so với ống khói 1 và 2.
Hình 5. 17 Vệt khuếch tán bụi mùa đông Hình 5. 18 Vệt khuếch tán bụi mùa đông của ống khói 1 và 2 của ống khói 3 và 4
Hình 5. 19 Vệt khuếch tán SO2 mùa đông Hình 5. 20 Vệt khuếch tán SO2 mùa đông của ống khói 1 và 2 của ống khói 3 và 4
Mùa Đông hướng gió đông khuếch tán bụi và SO2 vẫn còn gây ô nhiễm một khu vực phía Đông Nam KCN. Nhưng phạm vi ảnh hưởng được thu hẹp so với ban đầu.
Do tính chất của ống khói 3 với nồng độ bụi phát thải cao làm cho nồng độ khuếch tán trên mặt đất của ống khói 3 và 4 so với ống khói 1 và 2 lớn hơn rất nhiều.
Nhìn chung theo các biểu đồ khuếch tán ta xác nhận nồng độ hỗn hợp bụi và SO2
tuy có giảm so với ban đầu nhưng vẫn vượt QCVN 05-2013/BTNMT. Kích thước các vệt ô nhiễm hỗn hợp giảm nhiều so với việc hoạt động đồng thời cả 4 ống khói.
Việc thay đổi thơi gian làm việc của các ống khói sẽ góp phần giảm chi phí xử lý của các nhà máy.
5.3. Thiết kế hệ thống xử lý