THI CÔNG BÊ TÔNG ĐƯỜNG HẦM

Một phần của tài liệu Thiết kế tổ chức thi công đường hầm áp lực công trình thủy điện sông bung 2,đoạn từ km 0+3288 đến km0+6435 (Trang 98 - 125)

Tuyến I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ THI CÔNG ĐƯỜNG HẦM ÁP LỰC THỦY ĐIỆN SÔNG BUNG 2 ,TỪ KM0+3288 ĐẾN KM0+6435

2.3. THI CÔNG BÊ TÔNG ĐƯỜNG HẦM

2.3.1. Thời gian và các mũi thi công bê tông đường hầm

Thời gian thi công bê tông đường hầm bắt đầu từ ngày 1/6/2018, dự kiến tiến hành thi trong thời gian 9 tháng.Cả 2 mũi thi công cùng thi công song song.

Công tác đổ bê tông đường hầm được thực hiện theo 2 mũi đổ mũi thứ nhất từ thương lưu km 3+288 về hầm phụ,mũi thứ hai từ phía hạ lưu km 6+345 về hầm phụ..

Bố trí trạm trộn bê tông ở cửa hầm phụ. Tốc độ sơ bộ thi công đường hầm là 350 m/tháng cho công tác đổ đáy hầm và 105 m/tháng cho công tác bê tông vỏ hầm

2.3.2. Tính khối lượng bêtông đường hầm

Khối lượng bê tông đường hầm được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 2.55. Tính toán khối lượng bê tông cần đổ công tác bê tông áo hầm

TT Nội dung Đơn

vị

Kích thước Diện tích (m2)

Thể tích bê tông

(m3) Dài Rộng Cao

I Gia cố kiểu 1 1 BTCT đáy dày

20cm m3 1068 4,2 0,2 0,84 897,12

2

Phun vẫy cục bộ dày 5-10cm

m3 1068 0,18 192,24

II Gia cố kiểu 2 1 BTCT đáy dày

20cm m3 1578 4,1 0,2 0,82 1293,96

2

Phun vẫy toàn phần dày

5cm

m3 1578 0,52 820,56

III Gia cố kiểu 4 1 BTCT áo hầm M30

dày 30cm:

- Đáy hầm m3 377,3 3,4 0,3 1,02 384,846

- Vòm hầm m3 377,3 1,675 631,9775

- Tường hầm m3 377,3 1,26 475,398

2

Phun vẫy toàn diện dày

10cm

m3 377,3 1,02 384,846

IV Gia cố kiểu 5

TT Nội dung Đơn vị

Kích thước Diện tích (m2)

Thể tích bê tông

(m3) Dài Rộng Cao

1 BTCT áo hầm M30 dày 40cm:

- Đáy hầm m3 120 3,4 0,4 1,36 163,2

- Vòm hầm m3 120 2,29 274,8

- Tường hầm m3 120 1,68 201,6

2

Phun vẫy toàn diện dày

20cm

m3 120 2,22 266,4

Khối lượng tính toán tổng cộng:

Thể tích BTCT M300# gia cố tường: Vbt = 676.998 (m3) Thể tích BTCT M300# gia cố vòm: Vbt = 906.7775 (m3) Thể tích BTCT M300# đáy hầm: Vbtđáy = 2739.126 (m3) 2.3.3. Phân khoảnh đổ bê tông

Đường hầm dài, nên ta chia đường hầm ra nhiều đoạn để đổ bê tông. Các đoạn ngăn cách nhau bằng khe co giãn hay khe thi công.Do các kiểu gia cố có cấu tạo bê tông khác nhau nên ta đổ vòm tường trước rồi sau đó bắt đầu đổ bê tông đáy hầm.

Đối với kiểu áo hầm bằng bê tông cốt thép số 4 và số 5, chia mỗi khoảnh tường và vòm hầm dài 5m. Đối với đáy hầm kiểu 4 và 5 thì chia khoảnh đổ đáy dài 10m, đáy hầm kiểu 2 và 3 thì chia khoảnh dài 20m ở mũi thi công 1 và 16m đối với mũi 2.

Thi công bêtông tường vòm hầm dùng cốp pha trượt, được chế tạo với khẩu độ xác định. Ở đây ta dùng một loại cốp pha có khẩu độ 5m bằng với chiều dài một khoảnh đổ.

Quá trình đổ bê tông đường hầm được thực hiện theo 2 mũi thi công và diễn ra đồng thời. Vậy để phục vụ tốt cho công tác thi công bê tông. Ta bố trí trạm trộn với năng suất trạm Ntr = 10 m3/h. Bê tông được vận chuyển vào hầm bằng ô tô chuyên dụng, đổ bê tông bằng máy bơm bê tông qua hệ thống ống dẫn di động.

Kích thước khối đổ trên mặt bằng phải đảm bảo thoát được nhiệt trong khối, đảm bảo cho bêtông đông cứng được tốt với tính liền khối lớn, đảm bảo không phát sinh khe lạnh. Điều kiện đó là khi đổ lớp bêtông bên trên thì lớp bêtông bên dưới chưa bắt đầu ninh kết. Điều kiện này thỏa mãn từ công thức sau:

( 1 ) [ ] Ntr K tnk t tc F F

h

ì − −

≤ = ì

Trong đó:

Ntr – Năng suất trạm trộn vữa bêtông chuyển đến khối đổ đang xét Ntr = 10 (m3/h)

K – Hệ số xét đến sự trở ngại khi vận chuyển, k = 0.8

t1 – Thời gian vận chuyển từ trạm trộn tới nơi đổ, chọn t1 = 15 phút tnk – Thời gian ngưng kết ban đầu, tnk = 100 phút

tc – Thời gian chờ để đổ vào khoảnh, tc = 5 phút

h – Chiều dày lớp vữa bêtông trong khối đổ, phụ thuộc thiết bị đầm. Với công tác bê tông hầm, chọn h = 0.4 m đối với công tác bê tông tường và đỉnh hầm, h = 0.2 m đối với công tác bê tông bản đáy hầm

Vậy diện tích khoảnh đổ của kiểu 4 và 5 cho phép đảm bảo không phát sinh hiện tượng khe lạnh là:

Công tác bê tông đáy hầm

Công tác bê tông tường và đỉnh hầm

Việc phân khoảnh đổ bê tông rất quan trọng, nó ảnh hưởng nhiều đến điều kiện và thời gian thi công bê tông đường hầm. Bởi khi phân khoảnh đổ hợp lý sẽ kết hợp thuận lợi các khoảnh trong một đợt đổ, khi đó việc thi công sẽ liên tục và tiết kiệm được nhiều thời gian, không để xảy ra hiện tượng chờ nhau giữa các đợt đổ làm kéo dài thời gian thi công. Bê tông đường hầm trong một đợt đổ được đổ theo phương pháp lên đều, đổ từ trong ra ngoài.

Kết quả tính toán phân khoảnh thể hiện ở Bảng 2.2.

Bảng 2.56.Phân khoảnh bê tông

Kiểu Gia Cố

Tên khoảnh đổ

Số lượng khoảnh

đổ

Bước đổ bê tông

Chiều dài khoảnh

đổ (m)

Diện tích lớp đổ

lớn nhấtFmax

(m2)

Diện tích khống

chế [F]

(m2)

Chiều cao lớp đổ

h (m)

Thể

tích bước

đổ V (m3)

Thể

tích khoảnh

đổ V (m3)

Cường độ

khống chế [Q]

(m3/h)

Phương pháp đổ bê tông

vào khoảnh Mũi thi công số 1 đánh số lẻ

GCK1 Đ1 ÷ Đ73 37 ĐH 20 84 0,25 16,8 16,8 10 Lên đều

Đ75 1 ĐH 16 67,2 0,25 13,44 13,44 10 Lên đều

GCK5 H1 ÷ H7 4 VH 5 12,35 26,67 0,4 11,45 19,85 10 Lên đều

4 TH 5 2 26,67 0,4 8,4 Lên đều

Đ77 ÷ Đ79 2 ĐH 10 34 53,33 0,25 13,6 13,6 10 Lên đều

GCK1 Đ81 ÷ Đ87 4 ĐH 20 84 0,25 16,8 16,8 10 Lên đều

Đ89 1 ĐH 10 42 0,25 8,4 8,4 10 Lên đều

GCK2 Đ91 ÷ Đ133 22 ĐH 20 82 0,25 16,4 16,4 10 Lên đều

Đ135 1 ĐH 12,8 53,76 0,25 10,496 10,496 10 Lên đều

GCK5

H9 ÷ H15 4 VH 5 12,35 26,67 0,4 11,45 19,85 10 Lên đều

4 TH 5 2 26,67 0,4 8,4 Lên đều

Đ137 ÷

Đ139 2 ĐH 10 34 53,33 0,25 13,6 13,6 10 Lên đều

GCK2

Đ141 ÷

Đ185 23 ĐH 20 82 0,25 16,4 16,4 10 Lên đều

Đ187 1 ĐH 13 53,3 0,25 10,66 10,66 10 Lên đều

GCK5 H17 ÷ H23 4 VH 5 12,35 26,67 0,4 11,45 19,85 10 Lên đều

Kiểu Gia Cố

Tên khoảnh đổ

Số lượng khoảnh

đổ

Bước đổ bê tông

Chiều dài khoảnh

đổ (m)

Diện tích lớp đổ

lớn nhấtFmax

(m2)

Diện tích khống

chế [F]

(m2)

Chiều cao lớp đổ

h (m)

Thể

tích bước

đổ V (m3)

Thể

tích khoảnh

đổ V (m3)

Cường độ

khống chế [Q]

(m3/h)

Phương pháp đổ bê tông

vào khoảnh

4 TH 5 2 26,67 0,4 8,4 Lên đều

Đ189 ÷

Đ191 2 ĐH 10 34 53,33 0,25 13,6 13,6 10 Lên đều

GCK2 Đ193 ÷

Đ229 19 ĐH 20 82 0,25 16,4 16,4 10 Lên đều

Đ231 1 ĐH 9,6 53,76 0,25 7,872 7,872 10 Lên đều

GCK5

H25 ÷ H31 4 VH 5 12,35 26,67 0,4 11,45 19,85 10 Lên đều

4 TH 5 2 26,67 0,4 8,4 Lên đều

Đ233 ÷

Đ235 2 ĐH 10 34 53,33 0,25 13,6 13,6 10 Lên đều

GCK2 Đ237 ÷

Đ257 10 ĐH 20 82 0,25 16,4 16,4 10 Lên đều

Mũi thi công số 2 đánh số chẵn

GCK1 Đ2 ÷ Đ12 6 ĐH 16 67,2 0,25 13,44 13,44 10 Lên đều

GCK4

H2 ÷ H46 23 VH 5 10,55 26,67 0,4 8,375

14,675 10 Lên đều

23 TH 5 1,5 26,67 0,4 6,3 Lên đều

Đ14 1 ĐH 7,3 24,82 53,33 0,25 7,446 7,446 10 Lên đều

Đ16 ÷ Đ28 7 ĐH 15 51 53,33 0,25 15,3 15,3 10 Lên đều

Kiểu Gia Cố

Tên khoảnh đổ

Số lượng khoảnh

đổ

Bước đổ bê tông

Chiều dài khoảnh

đổ (m)

Diện tích lớp đổ

lớn nhấtFmax

(m2)

Diện tích khống

chế [F]

(m2)

Chiều cao lớp đổ

h (m)

Thể

tích bước

đổ V (m3)

Thể

tích khoảnh

đổ V (m3)

Cường độ

khống chế [Q]

(m3/h)

Phương pháp đổ bê tông

vào khoảnh

GCK5 H48 ÷ H54 4 VH 5 12,35 26,67 0,4 11,45

19,85 10 Lên đều

4 TH 5 2 26,67 0,4 8,4 Lên đều

Đ30 ÷ Đ32 2 ĐH 10 34 53,33 0,25 13,6 13,6 10 Lên đều

GCK4

H56 ÷ H160 53 VH 5 10,55 26,67 0,4 8,375

14,675 10 Lên đều

53 TH 5 1,5 26,67 0,4 6,3 Lên đều

Đ34 1 ĐH 10 24,82 53,33 0,25 10,2 10,2 10 Lên đều

Đ36 ÷ Đ70 17 ĐH 15 51 53,33 0,25 15,3 15,3 10 Lên đều

GCK1 Đ72 ÷ Đ96 13 ĐH 16 67,2 0,25 13,44 13,44 10 Lên đều

Đ98 1 ĐH 8,5 35,7 0,25 7,14 7,14 10 Lên đều

GCK5

H162 ÷ H168

4 VH 5 12,35 26,67 0,4 11,45

19,85 10 Lên đều

4 TH 5 2 26,67 0,4 8,4 Lên đều

Đ100 ÷

Đ102 2 ĐH 10 34 53,33 0,25 13,6 13,6 10 Lên đều

2.3.4. Biện pháp tổ chức thi công đổ bê tông đường hầm 2.3.4.1. Tẩy phần vòm,cậy dọn nền hầm và vệ sinh hầm

a. Tẩy phần vòm và vách hầm

Để chuẩn bị phục vụ công tác đổ bê tông hầm chính, tiến hành kiểm tra lại kích thước toàn bộ đường hầm những đoạn chuẩn bị đổ bê tông bằng máy toàn đạc điện tử.

Khi phát hiện tại những chỗ nổ thiếu chưa đúng kích thước thiết kế sẽ được đánh dấu lại bằng sơn mầu sáng để tiến hành nổ tẩy.

Phương án khoan tẩy dùng máy khoan hầm kết hợp với khoan tay, phương án nổ tẩy bằng thuốc nổ hoặc bằng kíp điện tuỳ theo khối lượng của từng vị trí còn thiếu.

Sau đó dùng máy đào kết hợp với nhân lực xúc dọn hết khối lượng nổ tẩy lên xe vận chuyển ra bãi thải quy định.

Kiểm tra lại bằng máy toàn đạc điện tử trước khi cậy dọn nền hầm và vệ sinh hầm.

b. Cậy dọn nền hầm và vệ sinh hầm

Theo yêu cầu kỹ thuật đơn vị sẽ cậy dọn nền hầm bằng thủ công đến biên đào thiết kế. Dọn vệ sinh hầm theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật với phương án như sau:

- Dùng lao động thủ công cạy dọn sạch hết đá om đá nền hầm bằng búa căn, choòng, đá vụn trên nền hầm được thu dọn bằng xô xúc vận chuyển lên gầu máy đào đổ lên ô tô vận chuyển ra ngoài bãi thải.

- Để rửa sạch nền hầm theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật quy định, nhà thầu sử dụng vòi nước có áp lực cao. Nước được lấy từ hệ thống ống nước đường hầm kết hợp với áp lực được trích từ máy nén khí thổi sạch nền hầm theo tiêu chuẩn kỹ thuật yêu cầu.

- Công tác dọn vệ sinh và thoát nước nền hầm trước khi đổ bê tông đảm bảo theo tiêu chuẩn kỹ thuật quy định, tại mỗi vị trí thi công sử dụng 01 máy bơm .

2.3.4.2. Đổ lớp sỏi tạo phẳng đáy hầm

Công tác tạo phẳng nền hầm được thực hiện ngay sau công tác vệ sinh hầm. Vệ sinh hầm đến đâu ta đổ lớp sỏi 10 cm ngay đến đó nhằm chống phong hoá bề mặt.

Sau khi đục dọn và đảm bảo dễ dàng cho công tác lắp dựng cốt thép, tiến hành đổ tạo phẳng nền bù vào các phần nổ over so với kích thước thiết kế và đảm bảo theo độ dốc,

cao độ thiết kế nền hầm, những vị trí nền over < 10 cm thì không tiến hành đổ tạo phẳng.

2.3.4.3. Lắp đặt cốt thép tường hầm và vòm hầm

Trước khi lắp đặt, định vị ván khuôn, ta tiến hành lắp đặt kết cấu thép chịu lực phần tường hầm và vòm hầm

Cốt thép gia công tại xưởng được bố trí ở khu phụ trợ kết hợp gia công tại vị trí công trình theo đúng kích thước thiết kế, đúng tiêu chuẩn thi công, cốt thép sau đó vận chuyển đến hiện trường bằng ô tô chuyên dùng, lắp dựng bằng cần trục 16T kết hợp thủ công.

a. Phương án liên kết

Sử dụng liên kết buộc: liên kết nối buộc lấy chẵn 500mm.

b. Phương án cắt thép

Căn cứ theo bản vẽ thiết kế đổ bê tông cốt thép hầm chính và kích thước thiết kế di chuyển đổ bê tông của bộ cốt pha hầm.

Căn cứ theo cây thép có chiều dài phổ biến tại thị trường là 11.7 m do đó việc cắt thép phải đảm bảo quy định trong tiêu chuẩn bố trí cốt thép 02 mặt cắt liền kề không có mối nối trùng nhau và thuận lợi trong thi công, đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, vì vậy chọn phương án cắt thép như sau:

- Đối với tất cả các thanh thép chạy dọc hầm được dùng cây 11.7 m, nối buộc đảm bảo ≥ 500 mm và 02 mặt cắt liền kề không có mối nối trùng nhau.

- Đối với các vòng thép theo mặt cắt ngang hầm được cắt chi tiết các theo các dạng sau đổ bê tông.

Cốt thép tường hầm và vòm hầm có thể lắp vượt trước một đoạn rồi tiến hành lắp đặt định vị cốp pha đổ bê tông.

2.3.4.4. Lắp đặt ván khuôn

Sử dụng ván khuôn thép di động có giá đỡ điều chỉnh bằng kích, di chuyển trên xe lăn dọc theo hầm dẫn.

a. Quy trình vận hành

Cốp pha được vận hành bằng toàn bộ hệ thống thủy lực hai đầu của cốp pha được gắn hai bộ điều khiển bằng thủy lực có thể di chuyển lên xuống, sang phải sang trái. Mọi hoạt động căn chỉnh đều được thực hiện ở hai đầu.

Sau khi tiến hành khối đổ tiếp theo thì một đầu của cốp pha đã được định vị vào phần bê tông của Block trước 12 cm, vì thế chỉ cần căn chỉnh một đầu bằng hệ thống thủy lực.

b. Di chuyển ván khuôn

Sau mỗi khối đổ bê tông đều tiến hành di chuyển dầm đỡ chính và thân cốp pha. Lúc thân cốp pha còn nằm trên khối bê tông đã đủ ngày tuổi, thân cốp pha được cố định trong khối bê tông.

Sau khi bê tông đã đủ tuổi, tiến hành di chuyển cốp pha sang khối đổ mới bằng cách dùng các hệ thống điều khiển điều chỉnh các tăng đơ được bố trí bên trong cốp pha làm cho phần vỏ của cốp pha co lại. Sau khi phần vỏ đã co lại dùng hệ thống thủy lực hạ chân của bộ đỡ chính co lên, toàn bộ trọng lượng của cốp pha được tì lên bốn cặp bánh xe lăn của thân cốp pha di chuyển bằng mô tơ gắn ở đầu cốp pha.

Phần khung của cốp pha được chạy trên hệ thống bánh xe đến vị trí tiến hành định vị bằng hai chân đỡ của cốp pha sau đó di chuyển hệ thống ray sang vị trí chờ để di chuyển sang Block khác.

2.3.4.5. Lắp đặt cốt thép bản đáy hầm

Sử dụng liên kết buộc: liên kết nối buộc lấy chẵn 500mm.

Căn cứ theo bản vẽ thiết kế đổ bê tông cốt thép hầm chính và kích thước thiết kế di chuyển đổ bê tông của bộ cốt pha hầm.

Căn cứ theo cây thép có chiều dài phổ biến tại thị trường là 11.7 m do đó việc cắt thép phải đảm bảo quy định trong tiêu chuẩn bố trí cốt thép 02 mặt cắt liền kề không có mối nối trùng nhau và thuận lợi trong thi công, đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, vì vậy chọn phương án cắt thép như sau:

Đối với tất cả các thanh thép chạy dọc hầm được dùng cây 11.7 m, nối buộc đảm bảo ≥ 500 mm và 02 mặt cắt liền kề không có mối nối trùng nhau.

Đối với các vòng thép theo mặt cắt ngang hầm được cắt chi tiết các theo các dạng sau đổ bê tông.

2.3.4.6. Công tác bê tông vỏ hầm a. Đổ bê tông vỏ hầm

Phần cốt thép được lắp đặt trước toàn tiết diện hoặc một phần trước khi cốt pha được di chuyển đến khoảnh đổ.

Trắc địa định vị chính xác vị trí, lý trình của mỗi block đổ bê tông, thợ vận hành tiến hành căn chỉnh theo đúng kích thước theo hướng dẫn của trắc địa.

Sau khi hoàn thiện công tác vệ sinh, định vị, bịt đầu cốt pha, lắp ống bơm bê tông chuẩn bị công tác đổ bê tông.

Vữa bê tông được sản xuất tại trạm bê tông năng suất 10m3/h, bê tông được vận chuyển vào hầm bằng ô tô chuyên dụng, đổ bê tông bằng máy bơm bê tông qua hệ thống ống dẫn di động. Bước đổ bê tông phụ thuộc vào bộ ván khuôn được chế tạo đốt 5 m.

Đổ bê tông tường hầm

- Trước khi trộn bê tông vật liệu đầu vào phải mời kỹ thuật A ra hiện trường kiểm tra và nghiệm thu.

- Bê tông được trộn tại hai trạm trộn tại hai mũi thi công và được vận chuyển vào vị trí bằng xe chuyên dụng.

- Bê tông vận chuyển đến vị trí đổ phải được kiểm tra độ sụt trước khi đổ do kỹ thuật A và kỹ thuật B kiểm tra nếu đủ điều kiện thi công, bê tông được chuyển từ xe chuyên dụng sang máy bơm bê tông.

- Đổ bê tông hai bên tường hầm phải được thực hiện đều ở hai bên thành cốp pha, tuyệt đối không đổ bê tông lệch 1 bên, khi đó sẽ làm biến dạng cốp pha.

- Bê tông được bơm từ máy bơm thông qua hệ thống ống bơm bê tông. Bê tông được bơm theo lượt từ trong ra ngoài, sau khi đạt độ dày thì không bơm nữa, mà chuyển đầm bê tông. Chuyển vòi bơm sang tường hầm bê kia.

- Cứ tiến hành như thế cho đến khi bê tông đến cửa sổ thì đóng cửa sổ lại và chuyển sang đổ bê tông vòm hầm.

Đổ bê tông vòm hầm

- Sau khi bê tông hai bên thành hầm áp lực đổ xong và đầm xong, tiến hành đổ bê tông vòm hầm thông qua hệ thống cửa sổ.

- Đổ bê tông vòm hầm tiến hành từ trong ra ngoài qua hệ thống cửa sổ, bơm gần đến cửa sổ thì đóng lại và chuyển vòi bơm sang cửa sổ tiếp theo. Sau đó cứ như thế cho đến khi hết Block.

- Đối với bê tông vòm hầm tiến hành đổ từng bên một sau đó đầm bê tông từng bên bằng hệ thống đầm rung và đầm dùi.

Đổ bê tông đáy hầm áp lực

- Sau khi đổ xong bê tông tường vòm hầm,tiến hành kiểm tra nghiệm thu cốt thép, cốp pha đã được định vị, tiến hành cho đổ bê tông phần đáy hầm áp lực theo tuyến chiều dài công trình.

- Bê tông được bơm qua hệ thống ống bơm và có van giảm áp hệ thống ống này có thể tháo nối được, bê tông được bơm vào khối đổ.

- Bê tông phải bơm liên tục, không được nghỉ quá lâu trong quá trình bơm bê tông để tránh hiện tượng phân tầng trong bê tông.

- Sau khi hoàn thiện công tác đổ bê tông trong một bua, các ống bơm được tháo dời và tiến hành công tác vệ sinh ngay cho từng ống.

b. Đầm bê tông

Đầm bê tông được thực hiện bằng đầm điện rung gắn trên ván khuôn, kết hợp với hệ thống đầm dùi đảm bảo độ chặt đều của bê tông theo thiết kế.

Đối với những chỗ có diện tích hẹp, độ sụt của bê tông từ 6 cm trở lên, những chỗ bố trí cốt thép dày phải dùng thanh sắt thọc đều và khi lên đến lớp trên cùng phải dùng bàn đập bằng gỗ vỗ mặt cho đều.

Đầm bê tông phải đảm bảo sao cho sau khi đầm bê tông được đầm chặt và không bị rỗ.

Thời gian đầm tại mỗi vị trí đảm bảo cho bê tông được đầm kỹ. Dấu hiệu để nhận biết bê tông đã được đầm kỹ là vữa xi măng nổi lên bề mặt và bọt khí không còn nữa.

Sử dụng đầm dùi, bước di chuyển của đầm dùi không vượt quá 1.5 bán kính tác dụng của đầm và phải cắm sâu vào lớp bê tông đã đổ trước 10 cm.

Thời gian đầm tại mỗi vị trị khoảng 30 ÷ 60 giây.

c. Bảo dưỡng bê tông

Một phần của tài liệu Thiết kế tổ chức thi công đường hầm áp lực công trình thủy điện sông bung 2,đoạn từ km 0+3288 đến km0+6435 (Trang 98 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(158 trang)
w