BỐ TRÍ QUI HOẠCH NHÀ Ở TẠM THỜI

Một phần của tài liệu Thiết kế tổ chức thi công công trình sửa chữa và nâng cấp hồ hoà trung hạng mục tràn xả lũ (Trang 121 - 131)

− Để tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân làm việc, sinh hoạt giải trí ta cần bố trí nhà tạm trong thời kỳ thi công.

− Khi xây dựng nhà cửa tạm một mặt thoả mãn nhu cầu kinh tế , mặt khác cần phải giảm phí tổn trang thiết bị tạm thời, vì thế khi bố trí qui hoạch cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

+ Tận dụng nhà cửa có sẵn, lợi dụng nhà ở của dân và các nhà văn hóa phúc lợi công cộng của thôn xóm, thị trấn gần khu vực xây dựng.

+ Nên kết hợp yêu cầu xây dựng thành phố, thị trấn lâu dài ở gần khu vực thi công để xây dựng trước những nhà cửa lâu dài rồi sử dụng trong thời kỳ thi công.

+ Tận dụng vật liệu tại chỗ, sử dụng hình thức kết cấu lắp ghép, kết cấu luân chuyển.

+ Vị trí xây dựng nhà tạm không bị nguy hiểm về thủ văn (phải cao hơn mực nước có khả năng bị ngập), phải thoáng mát, vệ sinh phòng bệnh tốt, ít chịu ảnh hưởng

môi trường nguy hiểm như khói, bụi, tiếng ồn, tiện cho đi lại...

− Nội dung bố trí nhà tạm bao gồm : + Xác định số người trên công trường.

+ xác định diện tích chiếm chỗ của công trình tạm.

• Xác định số người trong khu nhà tạm:

− Công nhân sản xuất trực tiếp :

Từ biểu đồ nhân vật lực ta có số công nhân tập trung cao nhất tại công trường là tháng 06 năm 2016, có Qmax=1319 (Công/Tháng).

N1 = Qthực max / Số ngày làm việc thực, người. (3.4)

26 1 1319

1 x

N =

= 50,70 (Công/Ngày).

− Công nhân sản xuất phụ : Là công nhân bốc dỡ,công nhân ở xí nghiệp phụ.

N2=(0,5-0,7).N1 (người). Chọn N2=0,6x50,70= 30,42 người,chọnN2=31 người.

− Cán bộ kỹ thuật và công nhân nghiệp vụ.

N3=(0,06÷0,08).(N1+N2) người.Chọn N3=0,07.(31+51)= 5,74 người.

Chọn N3=6 người.

− Công nhân viên tạp vụ bao gồm công nhân quét dọn, bảo vệ, vệ sinh.

N4 = 0,04(N1+N2) = 0,04x(31+51) = 3,28 (người). Chọn N4 = 4 người.

− Công nhân các bộ phận công cộng bao gồm phục vụ nhà trọ, nhà ăn, y tế.

N5 = (0,05÷0,1)( N1+N2) (người). Chọn N5 = 0,08x(31+51) = 6,56 (người).

Chọn N5= 7 người.

Vậy số công nhân phục vụ trên công trường được tính là:

N = 1,06(N1+ N2+ N3+ N4+ N5), (người).

= 1,06x(31+51+6+4+7) = 104,94 người.chọn 105 người.

Trong đó hệ số 1,06 là kể đến đau ốm, nghỉ phép.

•Tính diện tích nhà ở tạm thời:

Từ kết quả tính toán số lượng người trên công trường N = 105 người. Căn cứa vào định mức về diện tích nhà cửa, lán trại tạm thời của nhà nước qui định sẽ tính được các hạng mục nhà cửa tạm như bảng sau:

Bảng 3.5 : định mức về diện tích nhà cửa, lán trại tạm thời của nhà nước qui định.

TT Loại nhà Chỉ tiêu tính toán

Đơn vị

Tiêu chuẩn

Số người sử dụng

Tổng diện tích (m2)

1 Nhà ở Cho 1 người m2 4,00 6 240,00

2 Nhà khách Cho 1 người m2 0,06 5 0,30

3 Phòng làm việc Cho 1 người m2 0,30 4 1,20

4 Nhà ăn Cho 1 người m2 0,35 60 21,00

5 Nhà trẻ Cho 1 người m2 0,17 20 3,40

6 Hội trường Cho 1 người m2 0,30 30 9,00

7 Nhà y tế Cho 1 người m2 0,20 15 3,00

8 Căn tin Cho 1 người m2 0,35 60 21,00

9 Nhà xí Cho 1 người m2 0,03 20 0,60

10 Nhà tắm Cho 1 người m2 0,06 20 1,20

11 Tổng 300,07

3.7.1. Bố trí các xí nghiệp phụ:

Xí nghiệp phụ bao gồm các xưởng gia công cố thép, gia công ván khuôn, trạm trộn, trạm nghiền.

3.7.2. Tổ chức cung cấp nước và năng lượng trên công trường:

3.7.3. Tính toán cung cấp nước cho công trường:

− Tình hình nguồn nước ở công trường. Theo tại liệu khảo sát thì nguồn nước dùng cho công tác sản xuất ở công trường được lấy từ các suối ở thượng nguồn tuyến đập.

− Tính toán lượng nước dùng trên công trường. Lượng nước dùng trên công trường bao gồm.

+ Lượng nước dùng cho công tác bê tông.

+ Lượng nước dùng cho vận hành thiết bị máy móc.

+ Dùng cho các xí nghiệp phụ.

1.1..a. Lượng nước dùng cho sản xuất :

Công thức xác định như sau:

Qsx = t q k Q

. 3600

. . . 1 ,

1 ∑

(l/s). (3.5) Trong đó :

+ Q : khối lượng công việc (số ca máy) trong thời đoạn tính toán.

+ q : lượng nước dùng trung bình trong mỗi ca làm việc ở các điểm dùng nước. Tra bảng (26-8) sách thi công thuỷ lợi tập 2.

+ k : hệ số dùng nước không đều, tra bảng (26-9).

+ 1,1 : hệ số tổn thất nước.

+ t : Số giờ làm việc, t=8 giờ.

Bảng 3.6 : Kết quả tính toán lượng nước

TT Tên công việc Đơn

vị

Lượng nước (m3)

Khối lượng sản xuất Ki

Tổng lượng nước (m3)

1 Chế tạo vữa bê tông m3 300 129,87 1,6 207,79

2 Nước dưỡng hộ m3 300 129,87 1,6 207,79

3 Cho ôtô 1 Xe 300 17,00 1,5 25,50

4 Cho máy đào 1 Xe 200 3,00 1,5 4,50

5 Tổng cộng 445,58

Lượng nước cần dùng cho sản xuất trên công trường.

Qsx = 3600 8 1000 58 , 445 1 , 1

x x x

= 17,02 (l/s).

Lượng nước dùng trong sinh hoạt:

Lượng nước dùng trong sinh hoạt bao gồm lượng nước cho ăn uống, tắm giặt, vệ sinh, sinh hoạt các gia đình trong công trường. Lượng nước này bao gồm.

+ Lượng nước dùng trong sinh hoạt khu nhà ở Q1’ (l/s).

+ Lượng nước dùng cho sinh hoạt ở công trường Q2’ (l/s).

Ta có :

Q1’ = 24.3600 . . . k2 k1 Nnα

(lít/s). (3.6)

Q2’ = 3600 . . t

c k

N α

(lít/s). (3.7) Trong đó :

- Nn : số người trên khu nhà ở, Nn = 105 người.

- Nc : số công nhân làm việc trên hiện trường bằng số người ở khu nhà trừ đi số công nhân làm công việc ở nhà ăn, quét dọn vv... Nc = 88 người.

- α : tiêu chuẩn dùng nước tra trong bảng 26-10.

- k1, k2 : hệ số sử dụng nước không đồng đều tra bảng 26-9.

Q1’ = 24.3600 3 , 2 50 105x x

= 0,14(lít/s).

Q2’ = 3600 2 , 1 15 88x x

= 0,44 (lít/s).

Lượng nước cần dùng trong sinh hoạt : QSH = 0,14+0,44 = 0,58 (lít/s).

Lượng nước dùng để cửu hoả.

− Nước cứu hoả đựng trong các thùng téc tạm thời rồi dùng máy bơm để chữa cháy gồm có nước dùng để cứu hoả ở hiện trường và nước cứu hoả dùng cho khu nhà

− Nước dùng để cứu hoả ở hiện trường có diện tích nhỏ hơn 50 ha thì lấy lưu lượng bằng 20 l/s, nếu trên 50 ha thì cứ tăng 25 ha lại lấy thêm 5 l/s. Đối với diện tích dưới 100 ha thì chọn làm 1 đám cháy, đối với diện tích trên 100÷150 ha thì chọn có 2 đám cháy đồng thời. Công trình thuỷ lợi thuỷ điện Quảng Trị có diện tích khu đầu trên 150 ha nên ta chọn có 2 đám cháy đồng thời, theo bảng 26-11 ta có lượng nước cần cho khu vực công trường là 10 lít/s.

− Đối với khu vực nhà ở phụ thuộc vào số người sống trong khu vực và số tầng của các nhà cao tầng (theo bảng 26-11). Qua tính toán có số lượng người trong khu nhà ở là 61 người. Do vậy lượng nước dùng cho khu nhà ở theo bảng 26-11 là 10 lít/s

* Tổng lượng nước dùng trong công trường:

Tổng lượng nước dùng trong công trường bao gồm:

Q = Qsx+Qsh+Qch (l/s).

= 17,02+0,58+10+10 = 37,60 (lít/s).

Vây lượng nước cần cung cấp cho công trường là : Q=37,60(lit/s) 3.7.4. Tính toán lượng cung cấp điện dùng trên công trường:

Để đáp ứng lượng điện cần thiết cho sản xuất và sinh hoạt, căn cứ vào cách bố trí nhà cửa, kho bãi và biện pháp thi công công trình, ta xác định lượng điện dùng cho thời điểm cao nhất, công suất lớn nhất.

Công suất tổng cộng của lượng điện là :

Po = K1 . K2 .ΣP (3.8) - K1 : là hệ số tổn thất điện năng, K1 = 1,06

- K2 : là hệ số an toàn dùng điện, K2 = 1,1

- ΣP : là tổng công suất cần thiết của các khu vực dùng điện - ΣP = 1,1[ Kc1 . ΣP1 / cosϕ + Kc2 . ΣP2 + Kc3. ΣP ]

Với : - 1,1 : là tổn thất điện năng

- cosϕ : là hệ số công suất của các động cơ điện cosϕ = 0,75

- ΣP1: là tổng lượng điện dùng ch sản xuất, được xác định như sau : Kc1 = 0,75; Kc2 = 1,0; Kc3 = 0,8.

Bảng 3-7 : Bảng tính ΣP1

STT Đối tượng dùng điện

Điện tiêu thụ

(KW) Điện năng định mức

Tổng lượng điện (KW)

(W/m²)

1 Trạm trộn bêtông 1,0 1 1,0

2 Đầm bê tông 0,8 5 4,0

3 Trạm nghiền 4,0 1 4,0

4 Cắt uốn thép 1,0 1 1,0

Tổng 10,0

ΣP2: là lượng điện dùng cho thắp sáng ngoài trời ΣP3: là lượng điện dùng cho thắp sáng trong phòng

Bảng 3-8 : Bảng tính ΣP2, ΣP3

STT Đối tượng dùng điện

Diện tích chiếu sáng

(m2)

Điện năng định mức (W/m²)

Tổng lượng điện (Kw/m)

1 Công trường 5000 0,8 40,00

2 Đường giao thông 7,5Km 5,0 7,50

3 Thắp sáng bảo vệ 1Km 1,5 1,50

4 Trạm trộn bêtông 150 5,0 0,75

5 Xưởng cốt thép 200 18,0 3,60

6 Phòng làm việc công cộng 200 15,0 3,00

7 Phòng ở 300 13,0 3,90

8 Các kho bãi 400 3,0 1,20

⇒ ΣP2 = 49 kw

⇒ ΣP3 = 16,05kw

Vậy tổng công suất cần thiết phải cấp cho các khu vực dùng điện là :

kw P 49 0,8.16,05] 79,04

75 , 0

10 . 75 , [0 1 ,

∑ =1 + + =

Vậy công suất tổng cộng của lượng điện là : Po= 1,06 . 1,1 . 79,04 = 92,14(kw)

− Nguồn cung cấp điện.

Trong khu vực xây dựng công trình đầu mối có đường dây điện 220KV nằm cách xa tuyến đầu mối khoảng 2 Km. Do đó ta cần phải xây dựng hệ thống đường dây và trạm biến thế đê đưa điện đến tận cồng trường phục vụ cho sinh hoạt và thi công trên công trường.

3.7.5. Qui hoạch bố trí mặt bằng công trường:

Nguyên tắc bố trí mặt bằng thi công:

Việc bố trí mặt bằng thi công phải tuân thủ 7 nguyên tắc sau:

− Cố gắng giảm bớt phí tổn vận chuyển và bảo đảm vận chuyển thuận lợi.

− Cố gắng giảm bớt khối lượng công trình tạm,phí tổn xây dựng là nhỏ nhất.

− Cần phải dự tính sự ảnh hưởng của điều kiện thuỷ văn và dòng chảy khi bố trí công trình của các công trình tạm trong thời kỳ sử dụng.

− Bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường, phóng chống cháy nổ trong sản xuất

− Cố gắng bố trí các xí nghiệp phụ, xưởng gia công, kho bãi phải thuận lợi cho công tác quản lý và sản xuất. Trụ sở chỉ huy công trường tiện lợi cho việc chỉ đạo thi công và liên hệ với bên ngoài. Vị trí khu nhà ở, lán trại cho công nhân phải tiện lợi cho sản xuất và sinh hoạt.

− Đảm bảo bố trí mặt bằng thi công chặt chẽ ít chiếm diện tích đất canh tác,để tiện quản lý sản xuất

Thiết kế bản đồ bố trí mặt bằng thi công:

− Thu thập tài liệu.

− Liệt kê các hạng mục xây dựng, định ra diện tích và bố trí sơ bộ.

− Bố trí sơ bộ căn cứ vào các phương thức giao thông, vận chuyển

− Đưa ra một số phương án.

− Chọn phương án.

− Vẽ lên các bản vẽ . 3.8. KẾT LUẬN

Công trình sửa chữa và nâng cấp hồ hòa trung được xây dựng tại thành phố Đà Nẵng, là một trong những công trình hồ chứa có ý nghĩa và tầm quan trọng hết sức to lớn đối với nền kinh tế, xã hội thành phố Đà Nẵng và nước ta.

Với nhiệm vụ cắt giảm lũ và bổ sung nguồn nước cho hạ du,nâng cao đời sống kinh tế cho người dân trong khu vực, việc triển khai Dự án sẽ góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động đồng thời sẽ tác động tốt đến sự phát triển kinh tế của địa phương...

Em đã được giao đề tài về thiết kế và tổ chức thi công tràn xả lũ công trình hồ Hòa Trung, nhận thức được tầm quan trọng của đồ án trong suốt thời gian làm đồ án em đã cố gắng hết sức tìm tòi, học hỏi và cùng với kiến thức từ các môn học như:

Thủy văn, Thủy công, Thi công công trình thủy lợi..v..v. cùng nhiều tài liệu tham khảo, đã giúp em hoàn thành Đồ án tốt nghiệp với nhiệm vụ Thiết kế tô chức thi công công trình tràn xả lũ hồ Hòa Trung đúng thời hạn và đảm bảo đầy đủ nội dung mà đồ án đề ra. Quá trình làm đồ án đã giúp em nắm thêm được rất nhiều kiến thức thực tế về hiện trạng thi công công trình ngoài hiện trường, cũng như củng cố thêm những kiến thức đã được học trong suốt quá trình học tập tại nhà Trường, giúp em vững tin hơn trên con đường sắp tới khi ra trường xây dựng quê hương, đất nước. Tuy nhiên kinh nghiệm trong thực tế ít và trình độ còn nhiều hạn chế vì vậy trong đồ án này không tránh khỏi những số sai sót, em rất mong được sự chỉ bảo, giúp đỡ của quý Thầy Cô.

Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến Thầy giáo Th.S Đoàn Viết Long, người đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành đồ án đúng tiến độ đề ra, em không chỉ học được những kiến thức để trở thành một kỹ sư mà còn được học thêm rất nhiều kiến thức về cuộc sống, cám ơn các Thầy Cô trong Khoa Xây Dựng Thủy lợi Thủy điện đã dạy bảo, cung cấp kiến thức cho chúng em trong những năm qua. Kính chúc thầy cô

sức khỏe và thành công trong công tác giảng dạy. Chúc Khoa Xây Dựng Thủy lợi -Thủy điện ngày càng vững mạnh!

Đà Nẵng, ngày 21 tháng 05 năm 2016.

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Xuân Trường

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Tiêu chuẩn ngành 14TCN 57 – 88. Thiết kế dẫn dòng trong xây dựng công trình thủy lợi.

[2] Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 285: 2002. Công trình thủy lợi, Các quy định chủ yếu về thiết kế.

[3] Định mức dự toán xây dựng công trình ,phần xây dựng 1776 – 16/8/2007.

[4] Tiêu chuẩn 14TCN 59-2002

[5] Trường Đại Học Thủy Lợi, Bộ môn Thi Công (2004). Thi công các công trình thủy lợi, tập 1. Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội.

[6] Sách giáo trình môn học thuỷ công tập 1 và tập 2 của khoa Xây dựng Thuỷ lợi thuỷ điện.

[7] Hồ sơ thiết kế của công trình thuỷ điện gồm các bản vẽ thi công, thuyết minh biện pháp thi công.

[8] Đồ án môn học Thi công thủy lợi đã làm trong quá trình học tập.

[9] Sổ tay Máy xây dựng, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA XÂY DỰNG TL - TĐ Bộ môn : Công trình thủy

CỘNG HềA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Một phần của tài liệu Thiết kế tổ chức thi công công trình sửa chữa và nâng cấp hồ hoà trung hạng mục tràn xả lũ (Trang 121 - 131)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w