Quy định về vấn đề hình thành văn bản điều ước

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lí cơ bản của luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (Trang 22 - 25)

Vấn đề quan trọng nhất chứng minh ĐƯQT được ký kết thành công không chỉ là việc ĐƯQT phát sinh hiệu lực pháp lí mà còn là việc ĐƯQT đó phải đáp

ứng được lợi ích quốc gia, dân tộc trên thực tế. Để đạt được mục tiêu này pháp luật quốc gia về ký kết ĐƯQT chú trọng những vấn đề liên quan đến quá trình xây dựng văn bản điều ước. Nhấn mạnh khía cạnh khoa học pháp lí của hành vi mà chủ thể ký kết thực hiện trong giai đoạn hình thành văn bản dự thảo điều ước là quy định chặt chẽ các vấn đề về đề xuất đàm phán, đề xuất ký kết hoặc gia nhập điều ước, xác định thẩm quyền, danh nghĩa ký kêt điều ước, thủ tục ủy quyền, xác định dự thảo ĐƯQT, hoạt động thông qua văn bản, xác thực văn bản ĐƯQT… đặc biệt là khâu thẩm định ĐƯQT.

* Về việc đề xuất đàm phán

Đây là khâu đầu tiên trong hoạt động ký kết ĐƯQT, pháp luật Việt Nam quy định vấn đề này áp dụng thẩm quyền theo chức năng tại Điều 9, Điều10 Luật 2005:

“Toà án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi là cơ quan đề xuất) căn cứ vào nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo quy định của pháp luật, yêu càu hợp tác quốc tế, chủ động đề xuất với Chính phủ về việc đàm phán, ký ĐƯQT”

Điều 10 quy định trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong việc kiểm tra đề xuất đàm phán, ký ĐƯQT. Việc quy định cụ thể trách nhiệm này của Bộ Ngoại giao nhằm đảm bảo cho những đề xuất trình lên Chủ tịch nước, Chính phủ là những đề xuất thiết thực phù hợp và khả thi, tránh hiện tượng Chủ tịch nước, Chính phủ phải tiếp nhận các đề xuất một cách tràn lan, không có chất lượng hoặc chưa phù hợp.

* Về thẩm định ĐƯQT

Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động ký kết và thực hiện ĐƯQT. Việc thẩm định điều ước làm sáng tỏ yêu cầu, mục đích, nội dung cơ bản về các quyền và nghĩa vụ khi tham gia ĐƯQT của Việt Nam, đồng thời cũng phải đánh giá được những tác động của ĐƯQT đối với tình hình kinh tế, chính trị, tài chính…của đất nước. Công tác này nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong

hệ thống pháp luật và tính thực thi của ĐƯQT khi nó phát sinh hiệu lực trên thực tế. Vấn đề này phức tạp bởi lẽ nó không chỉ đụng chạm đến hệ thống pháp luật trong nước mà còn đến cả hệ thống ĐƯQT mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.

Tại luật 2005, Điều 17 quy định: “ĐƯQT phải được thẩm định trước khi trình Chính phủ về việc đàm phán, ký ”. Điều 18 quy định phạm vi thẩm định ĐƯQT, Điều 19 quy định về thẩm quyền thẩm định. Quy trình thẩm định cũng được đặt ra tương tự cho việc gia nhập ĐƯQT ( Điều 49 khoản 2).

Thẩm định ĐƯQT để có sự định tính và định lượng về giá trị tổng thể cũng như những tác động tích cực và tiêu cực của một ĐƯQT đối với Việt Nam khi trở thành thành viên. Các cơ quan đề xuất ký hoặc gia nhập ĐƯQT phải dự báo được tính khả thi của một điều ước trong tương lai. Khi đề xuất ký kết hoặc gia nhập điều ước, ngoài dự thảo nội dung văn bản điều ước, cơ quan đề xuất phải có những phương án về những vấn đề liên quan như vấn đề uỷ quyền tham gia ký kết, các khâu chuẩn bị cho việc ký kết, nghĩa vụ pháp lí và khả năng gánh vác trách nhiệm theo điều ước, các phương án đàm phán, tuyên bố bảo lưu (nếu có) và nếu điều ước cho phép (đối với điều ước nhiều bên), việc thẩm định mang tính dự báo, đón đầu này còn tránh được sự phối hợp thiếu thống nhất của các ban ngành liên quan trong quá trình thực thi ĐƯQT. Thực hiện tốt quá trình thẩm định ĐƯQT, đặc biệt trong trường hợp gia nhập ĐƯQT sẽ tránh xảy ra những khó khăn trong quá trình thực hiện ĐƯQT về sau, đảm bảo tính khả thi của ĐƯQT.

* Về đàm phán ĐƯQT

Đàm phán là giai đoạn đầu tiên của quá trình ký kết ĐƯQT được biểu hiện thông qua việc các bên cùng thảo luận nhằm đạt được sự thỏa thuận. Thông qua đàm phán, các bên biểu thị ý chí của mình về các vấn đề thuộc lĩnh vực điều chỉnh của điều ước dự định thiết lập. Để có thể đi đến việc ký kết điều ước, việc đàm phán đòi hỏi phải thể hiện được sự nhất trí của các bên về tất cả các vấn đề cơ bản. Vì vậy, đàm phán không phải bao giờ cũng đi đến sự thành công và đi đến ký kết ĐƯQT mà rất cú thể bị thất bại. Đõy là qui định thể hiện rừ nhất của

nguyên tắc bình đẳng, thỏa thuận trong ký kết và thực hiện ĐƯQT. Vì nếu như không có sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia thì không bao giờ có sự thỏa thuận để đi đến thống nhất ý chí cũng có nghĩa là không có quá trình đàm phán.

Luật năm 2005 quy định rừ trường hợp đàm phỏn ĐƯQT khụng cần giấy uỷ quyền, tham dự hội nghị quốc tế không cần giấy uỷ nhiệm (Điều 22) và trường hợp đàm phán ĐƯQT phải có giấy uỷ quyền, tham dự hội nghị quốc tế phải có giấy uỷ nhiệm ( Điều 23) cũng như quy định cụ thể thủ tục đối ngoại về cấp giấy uỷ quyền, giấy uỷ nhiệm (Điều 24). Người tham gia đàm phán là người đứng ra đại diện cho quốc gia để thỏa thuận, đi đến thống nhất các quyền và nghĩa vụ của mình trong một quan hệ điều ước. Do đó, sự qui định cụ thể các trường hợp cũng như thủ tục trên là rất cần thiết.

Sau khi ĐƯQT được đàm phán thành công, văn bản điều ước được thông qua và được xác thực chính thức bởi các quốc gia đàm phán theo quy định của luật quốc tế.

Hình thành văn bản ĐƯQT với các hành vi pháp lí như xây dựng dự thảo, đàm phán, thông qua… là quá trình cho ra đời một văn kiện pháp lí quốc tế làm cơ sở cho việc các quốc gia tiến hành các hành vi xác nhận sự ràng buộc đối với

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lí cơ bản của luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w