Dòng tiền tài trợ

Một phần của tài liệu Chiến lược tài chính tại hợp tác xã thương mại dịch vụ Toàn Tâm 2008 2020 (Trang 43 - 60)

- Chi trả nợ vay dài hạn -2,951

- Tăng nợ dài hạn 3,045 14,660

- Thay đổi trong vốn cổ phần 3,439 12,851

Tổng dòng tiền tài trợ 3,533 27,511

Dòng tiền ròng cuối kỳ 35,142 10,935

Qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2006-2007 của HTX TMDV Toàn Tâm chúng ta nhận thấy:

Năm 2006, dòng tiền vào lớn nhất là dòng tiền tài trợ (27.511 trđ)- do xã viên góp vốn là 12.851 trđ, và trong năm 2006 HTX TMDV Toàn Tâm ký kết với VCB Bình Tây hợp đồng tín dụng trị giá 20 tỷ đồng (trong năm giải ngân được 14.660 trđ), dòng tiền vào lớn thứ hai là dòng tiền hoạt động kinh doanh (11.509 trđ), HTX TMDV Toàn Tâm chính thức đưa Co.opMart Lý

Thường Kiệt đi vào hoạt động vào ngày 14/12/2006. Việc sử dụng tiền chủ yếu là mua sắm tài sản cố định (28.085 trđ), chi trả tiền hàng cho nhà cung cấp (đơn vị đã nhập hàng từ tháng 11/2006 để chuẩn bị cho việc kinh doanh).

Năm 2007, dòng tiền vào lớn nhất là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (36.955 trđ), do hoạt kinh doanh mua bán hàng hoá là hoạt động chủ yếu của siêu thị và trong năm 2007 đơn vị có vay thêm nợ dài hạn, mua sắm thêm trang thiết bị, máy móc và xã viên có góp thêm vốn nhưng thấp hơn năm 2006.

Phân tích khả năng sinh lời của tài sản và vốn góp của xã viên:

Chúng ta có thể phân tích thành quả của doanh nghiệp dưới nhiều cách thức khác nhau như doanh thu, lợi nhuận gộp và thu nhập ròng là các thước đo thành quả được sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, không thước đo nào trong các thước đo này đánh giá tốt nhất cho các thành quả toàn diện của công ty.

Phân tích thành quả của công ty đòi hỏi một phân tích kết hợp, ở đó chúng ta đánh giá một thước đo trong mối liên quan với một thước đo khác. Mối quan hệ giữa thu nhập và vốn đầu tư được gọi là tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư (ROI), có lẽ ROI là thước đo nhận diện khái quát thành quả của công ty. Chúng ta sử dụng tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư trong nhiều lĩnh vực phân tích bao gồm:

tính hiệu quả quản trị, mức độ khả năng sinh lời, dự báo thu nhập, hoạch định và kiểm soát. Mức độ tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư chủ yếu tuỳ thuộc vào kỹ năng, tài xoay xở, sự khéo léo và động cơ thúc đẩy quản trị. Ban quản trị có trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị đưa ra các quyết định tài trợ, đầu tư và quyết định kinh doanh, chọn ra chiến lược hoạch định và các kế hoạch thực hiện[6].

Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư được tính toán như sau:

Thu nhap Von dau tu

Khi tính toán tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư, chúng ta cần phân biệt giữa vốn đầu tư của HTX và vốn đầu tư của xã viên, vốn đầu tư của HTX bao gồm

vốn cổ phần và nợ phải trả, còn vốn đầu tư của xã viên chính là vốn góp của xã viên.

Tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp có thể đánh giá trên góc độ tổng tài trợ - nợ phải trả + vốn cổ phần hay một cách đơn giản hơn là tổng tài sản. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản là một thước đo thích hợp cho tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh, nó phản ánh lợi nhuận của công ty được sinh ra từ tổng tài sản. Thước đo này không phân biệt lợi nhuận được tạo ra từ nguồn tài trợ nào.

Tỷ suất sinh lời trên tài sản của HTX trong năm 2007 được tính như sau:

ROA = Thunhaprong laivay(1 thuesuat) Taisanbinhquan

= 14.048 2.287(1

28%) = 24,4%

(80.243 + 48.267) / 2

Tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần của HTX trong năm 2007 được tính như sau:

ROE =

Thu nha

p rong

= 14.048

= 69%

Voncophanbinhquan (27.509 + 12.851) / 2

Qua số liệu trên chúng ta thấy rằng trong năm 2006 và 2007 do đơn vị mới thành lập nên đầu tư nhiều cho việc mua sắm máy móc, trang thiết bị và đây là một yếu tố chiếm phần lớn trong tổng tài sản của đơn vị; bên cạnh đó do đặc thù kinh doanh của HTX là mua bán hàng hóa nên đơn vị phải dự trữ một lượng hàng hóa tương đối lớn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình.

Phân tích tình hình doanh thu, lợi nhuận:

Phân tích khả năng sinh lời của công ty là một phần chủ yếu của quá trình phân tích báo cáo tài chính. Tất cả các báo cáo tài chính đều cần thiết cho phân tích khả năng sinh lời, nhưng trong đó báo cáo thu nhập là quan trọng nhất, báo cáo thu nhập cho thấy kết quả hoạt động của HTX. Phân tích khả năng sinh lời bao gồm phân tích doanh thu, giá vốn hàng bán và phân tích chi phí.

Phân tích doanh thu:

Phân tích doanh thu tập trung vào một số vấn đề sau: các nguồn doanh thu chính là gì?, các nguồn doanh thu bền vững như thế nào? Doanh thu, các khoản phải thu và hàng tồn kho quan hệ ra sao?, khi nào thì doanh thu được ghi nhận và đo lường chúng?[6]

1 4 , 8 1 5 , 4 % 12 , 8 2 6 , 4%

2, 8 0 4 , 1 %

31 7, 02 9, 91%

Phương tiện tốt nhất để phân tích các nguồn doanh thu là phân tích theo tỷ lệ. Phân tích theo tỷ lệ cho thấy mỗi loại doanh thu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh thu của siêu thị. Tiếp theo đây chúng ta sẽ xem đồ thị bánh thể hiện doanh thu của Co.opMart Lý Thường Kiệt trong năm 2007 (Biểu đồ 2.3.2)

Biểu đồ 2.3.2

Tốc độ tăng trưởng doanh thu: Phân tích xu hướng trong doanh thu bằng các công đoạn khá hữu ích trong đánh giá khả năng sinh lời của công ty. Tốc độ tăng trưởng doanh thu của Co.opMart Lý Thường Kiệt thường là kết quả của một hoặc nhiều nhân tố bao gồm: biến động giá, biến động quy mô, theo thời vụ. Bởi vì phần lớn doanh thu của siêu thị từ bán lẻ cho người tiêu dùng nên phần doanh thu này sẽ bị biến động theo thời vụ như lễ, tết doanh thu sẽ cao

B á n l ẻ B á n s ỉ

C h o t huê M B

hơn, mùa nắng doanh thu sẽ cao hơn mùa mưa, đồng thời yếu tố giá cả cũng tác động đáng kể, nhất là trong giai đoạn hiện nay trước diễn biến giá thị trường

liên tục leo thang và chủ trương của Saigon Co.op và các đơn vị thành viên cam kết với Sở Thương mại là sẽ không tăng giá đối với các mặt hàng thiết yếu, điển hình như “cơn sốt gạo” vừa qua hệ thống Co.opMart vẫn bán gạo với giá không thay đổi nhằm góp phần bình ổn giá. “Saigon Co.op kiên quyết không chấp nhận những thông báo tăng giá không hợp lý từ phía nhà cung cấp, trong trường hợp không đàm phán được, chúng tôi sẽ ngưng không lấy hàng của nhà cung cấp đó nữa và tìm nguồn hàng khác có giá tốt hơn nhằm hỗ trợ người tiêu dùng trong cơn bão giá" – bà Lê Thị Quỳnh Chi- Phó Giám Đốc Marketing khẳng định[11].

D T hà ng hó a

1 2 0 , 0 0 0 1 0 0 , 0 0 0 80 , 0 00 60 , 0 00 40 , 0 00 20 , 0 00

1 0 3 , 9 5 0 0

93 , 094 7 5 , 7 2 8 80 , 453 70 , 558

D T hà ng hó a

Q u ý Q u ý Q u ý

I / 2 0 0 7 II I/ 2 0 0 7 I / 2 0 0 8

Biểu đồ 2.3.3

Biểu đồ 2.3.3 cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu của Co.opMart Lý Thường Kiệt từ quý I/2007 đến quý I/2008, sở dĩ doanh thu hàng hóa quý II/2007 giảm so với Quý I/2007 là do trong quý I/2007 siêu thị mới khai trương và rơi vào thời đểm tết nên tốc độ mua sắm cao, tuy nhiên doanh số từ quý II trở về sau có xu hướng ngày càng tăng dần.

Tính bền vững của doanh thu:

Tính ổn định và xu hướng gọi là tính bền vững của doanh thu rất quan trọng khi phân tích tài chính. Khi mở rộng đánh giá tính bền vững của doanh thu, hiệu quả phân tích khả năng sinh lợi của công sẽ được nâng cao. Quá trình

đánh giá tính bền vững của doanh thu bao gồm: phân tích xu hướng của doanh thu, đánh giá thảo luận và phân tích của ban quản trị[6].

Mối quan hệ giữa doanh thu, các khoản phải thu và hàng tồn kho Mối quan hệ này thường cung cấp các đầu mối quan trọng cho quá trình đánh giá các kết quả hoạt động, chúng cũng hữu ích trong quá trình dự báo thành quả trong tương lai.

Doanh thu và các khoản phải thu: mối quan hệ này thể hiện tính thanh khoản ngắn hạn của đơn vị, am hiểu mối quan hệ này cũng khá quan trọng trong đánh giá chất lượng của thu nhập. Ví dụ các khoản phải thu tăng với tốc độ vượt quá doanh thu nguyên nhân có thể do doanh nghiệp nới lỏng tín dụng hoặc chiến lược dự báo doanh thu trong tương lai.

Phân tích giá vốn hàng bán

Do hoạt động chủ yếu của đơn vị là mua bán hàng hóa (Doanh thu bán hàng hóa chiếm hơn 90% tổng doanh thu của siêu thị) nên yếu tố giá vốn hàng bán là chi phí lớn nhất của siêu thị. Có nhiều phương pháp xác định giá vốn hàng bán như FIFO, LIFO, chi phí bình quân. Lợi nhuận có thể bị tác động do sử dụng các phương pháp tính chi phí hàng tồn kho khác nhau. Trong các thời kỳ tăng giá, FIFO tạo ra lợi nhuận cao hơn LIFO vì chi phí hàng tồn kho thấp hơn so với hiện tại. Điều này đôi khi gọi là lợi nhuận ảo tưởng của FIFO khi lợi nhuận gộp thực sự là tổng của hai thành phần: lợi nhuận kinh tế và chênh lệch thặng dư. Khi phân tích giá vốn hàng bán chúng ta tiến hành đo lường và phân tích lợi nhuận gộp. Lợi nhuận gộp hoặc là số dư gộp được đo lường bằng cách lấy doanh thu trừ đi giá vốn hàng bán. Lợi nhuận gộp là chỉ tiêu được báo cáo một cách thường xuyên và được mô tả như số phần trăm. Lợi nhuận gộp trong năm 2007 của Co.opMart Lý Thường Kiệt như sau: (đơn vị tính triệu đồng)

STT Chỉ tiêu Trị giá Tỷ lệ % 1 Doanh thu bán hàng hóa 319,833 100%

2 Giá vốn hàng bán 276,326 86,4%

3 Lợi nhuận gộp 43,507 13,6%

4 Hao hụt hàng hóa 1,048 0.33%

Lợi nhuận gộp hoặc phần trăm lợi nhuận gộp là thước đo thành quả chủ yếu. Lợi nhuận gộp của Co.opMart Lý Thường Kiệt trong năm 2007 là 43 tỷ 507 triệu đồng hay chiếm 14% doanh số. Trong khi đó chỉ tiêu lợi nhuận gộp mà Saigon Co.op giao cho các đơn vị thành viên là từ 13% đến 14% và con số này là từ 20% đến 25% tại các siêu thị tại Châu Âu, nguyên nhân tỷ lệ lãi gộp thấp là do trong năm 2007 siêu thị mới đi vào hoạt động nên chưa trang bị các thiết bị chống trộm như con chip, camera, tem cắt, nên tỷ lệ hao hụt trong năm 2007 vượt quá mức quy định của Saigon Co.op đã giao cho đơn vị là 0,25% trên doanh thu và con số này là 0,33% (hao hụt trong năm 2007 hơn 1 tỷ đồng).

Phân tích chi phí:

Bao gồm phân tích chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Mối quan hệ giữa chi phí bán hàng và doanh thu khác nhau giữa các ngành và các công ty, trong một số công ty chi phí bán hàng chủ yếu là hoa hồng và thay đổi khá nhiều. Trong năm 2007 chi phí bán hàng của đơn vị chiếm 13,8% trên doanh thu bán hàng hóa, sở dĩ chi phí này khá cao là do các nguyên nhân sau:

do siêu thị mới khai trương nên phải trang bị các hệ thống kệ trưng bày hàng hóa, xe đẩy mua hàng, hệ thống máy vi tính,…, chi phí mua sắm công cụ dụng cụ này trong năm 2007 là hơn 6,4 tỷ đồng, chi phí quảng cáo, khuyến mãi là hơn 2,7 tỷ đồng. Ngoài ra, Co.opMart Lý Thường Kiệt và Saigon Co.op ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh và hợp đồng chuyển giao thương hiệu, chi phí cũng khá cao trong tổng chi phí bán hàng của đơn vị (khoảng 10 tỷ đồng), các chi phí về tiền điện, tiền lương cho nhân viên trong năm 2007 khoảng 20 tỷ (do số

lượng lao động đầu năm 2007 là trên 350 nhân viên con số này vào cuối năm 2007 là 275 nhân viên). Chi phí khấu hao tài sản cố định trong năm 2007 là một con số đáng kể (6,2 tỷ đồng)[13].

Phân tích khả năng tín dụng:

Phân tích khả năng tín dụng bao gồm: phân tích khả năng thanh toán và khả năng trả nợ của đơn vị.

Phân tích khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán là đề cập đến nguồn lực sẵn có để đáp ứng nhu cầu nợ ngắn hạn của siêu thị. Khi đề cập đến khả năng thanh toán tức nói đến tính thanh khoản hay là khả năng đáp ứng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Việc thiếu khả năng thanh khoản sẽ làm cho doanh nghiệp không tận dụng được các khoản chiết khấu ưu đãi hay cơ hội kiếm thêm lợi nhuận[6].

Vốn lưu động được sử dụng nhiều trong việc đo lường khả năng thanh khoản. Vốn lưu động được định nghĩa như sự dôi ra của tài sản lưu động so với nợ phải trả ngắn hạn.

Tài sản lưu động là khoản tiền mặt và những tài sản khác có khả năng chuyển thành tiền mặt, bán hay tiêu thụ trong thời gian dưới 1 năm. Nợ phải trả trong ngắn hạn bao gồm những khoản nợ phải trả trong thời gian ngắn (thường là 1 năm). Công cụ để đo lường tính thanh khoản của công ty là tỷ số thanh toán hiện hành. Trong một số trường hợp tỷ số thanh toán hiện hành không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của đơn vị, chúng ta sẽ sử dụng chỉ tiêu chỉ số thanh toán nhanh. Tỷ số này cho thấy khả năng thanh toán thực sự của công ty.

CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2006

Tỷ số thanh toán hiện hành 1.49 1.03

Tỷ số thanh toán nhanh 1.13 0.81

Như vậy tỷ số thanh toán hiện hành của Co.opMart Lý Thường Kiệt trong năm 2006 là 1,03 và con số này cuối năm 2007 là 1,49. Tỷ số thanh toán nhanh của Co.opMart Lý Thường Kiệt năm 2006 là 0,8 và con số này là 1,13

vào năm 2007. Từ những số liệu trên chúng ta thấy rằng khả năng thanh toán của đơn vị trong năm 2007 được đảm bảo hơn năm 2006, nguyên nhân là do trong năm 2006 đơn vị mới thành lập nên dòng tiền vào chưa mạnh (đơn vị mới khai trương đưa CoopMart Lý Thường Kiệt đi vào hoạt động ngày 14/12/2006) và khi siêu thị đi vào hoạt động bước đầu đã được người tiêu dùng chấp nhận nên trong năm 2007 khả năng thanh toán của đơn vị tốt hơn.

Phân tích khả năng trả nợ:

Khả năng trả nợ đề cập đến khả năng tài chính trong dài hạn và khả năng trả nợ trong dài hạn. Tất cả các hoạt động của công ty như: tài trợ, đầu tư và hoạt động đều ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của công ty. Một trong những yếu tố quan trọng nhất của phân tích khả năng trả nợ là thành phần của cấu trúc vốn.

Cấu trúc vốn đề cập đến nguồn tại trợ của công ty bằng nợ và vốn cổ phần. Đối với nhà đầu tư vào cổ phần, nợ phản ánh rủi ro thiệt hại trong đầu tư, nợ quá nhiều sẽ làm hạn chế tính chủ động và linh hoạt của ban quản trị để theo đuổi các cơ hội sinh lợi. Đối với chủ nợ, vốn cổ phần tăng lên được ưa thích hơn vì sẽ bảo vệ họ khỏi thiệt hại do điều kiện khó khăn, việc hạ thấp vốn cổ phần xuống bằng tỷ lệ nợ vay sẽ làm giảm sự bảo vệ của chủ nợ khỏi thiệt hại và do vậy làm tăng rủi ro tín dụng[6]. Tuy nhiên có nhiều động cơ khiến các doanh nghiệp thích vay nợ bởi vì:

◆Lãi vay của hầu hết các khoản nợ thường cố định, nếu tiền lãi thấp hơn lợi nhuận thu được từ tài trợ bằng nợ thì các nhà đầu tư cổ phần sẽ được hưởng phần lợi dôi ra.

◆ Lãi vay là chi phí được khấu trừ thuế còn cổ tức thì không.

Rủi ro cơ bản của cấu trúc vốn có sử dụng đòn bẩy là rủi ro không có đủ tiền mặt khi công ty gặp khó khăn. Nợ là sự cam kết trả những khoản chi phí cố định dưới dạng trả lãi và vốn gốc. Các tỷ số về cấu trúc vốn là những phương tiện để phân tích khả năng trả nợ:

◆Tỷ số tổng nợ trên tổng nguồn vốn: đây là tỷ số tổng quát có thể đánh giá được mối tương quan giữa tổng nợ (nợ ngắn hạn + nợ dài hạn + các khoản

phải trả khác) được xác định khi phân tích như các khoản thuế trả chậm và tổng nguồn vốn ( tổng nợ + vốn cổ phần)

Một thước đo khác miêu tả mối tương quan giữa nợ so với vốn cổ phần là tỷ số tổng nợ trên tổng vốn cổ phần

◆Tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần đo lường mối tương quan giữa nợ dài hạn và vốn cổ phần. Nếu tỷ số này cao hơn 1:1 nghĩa là tài trợ bằng nợ nhiều hơn vốn cổ phần

◆Tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng nợ đo lường mối tương quan giữa nợ đến hạn phải trả trong ngắn hạn và tổng nợ, đây là một chỉ số rất quan trọng về nhu cầu tài trợ và tiền mặt trong ngắn hạn của công ty.

CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2006

Tổng nợ so với vốn cổ phần 1.68 2.76 Nợ dài hạn trên vốn cổ phần 0.49 1.14 Nợ ngắn hạn trên vốn cổ phần 1.19 1.62

Nợ ngắn hạn trên tổng nợ 0.71 0.59

Nợ ngắn hạn trên nợ dài hạn 2.41 1.42

” Mô hình đểm Z của Altman (mô hình rủi ro tài chính).

Chỉ số tín nhiệm Z là chỉ số từ công trình của Giáo sư Edward I.Altman, trường kinh doanh Leonard N.Strem, thuộc trường Đại học NewYork. Chỉ số Z là một công cụ phát hiện nguy cơ phá sản và xếp hạng định mức tín dụng, đây là một công trình dựa vào việc nghiên cứu khá công phu trên số lượng nhiều công ty khác nhau tại Mỹ. Mặc dù chỉ số này được phát minh tại Mỹ, nhưng hầu hết các nước trên thế giới vẫn có thể sử dụng với độ tin cậy khá cao.

Mô hình này sử dụng nhiều tỷ số để tạo ra một chỉ số về khả năng khó khăn tài chính. Mô hình điểm Z của Altman sử dụng một kỹ thuật thống kê để tạo ra chỉ số dự báo là một hàm số tuyến tính của một số biến giải thích. Công cụ dự báo này phân loại hay dự báo khả năng xảy ra phá sản hay không phá sản.

Năm tỷ số tài chính được đưa vào để tính điểm Z gồm: X1 = Tài sản lưu

Một phần của tài liệu Chiến lược tài chính tại hợp tác xã thương mại dịch vụ Toàn Tâm 2008 2020 (Trang 43 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w