Quy trình phát hiện hư hỏng gồm 7 bước được trình bày theo sơ đồ khối dưới đây:
Hình 5-1: Sơ đồ khối quy trình chẩn đoán - khắc phục
Việc tìm hiểu chi tiết những gì khách hàng khiếu nại và các hư hỏng xảy ra dưới điều kiện nào đóng một vai trò rất quan trọng trong các bước tiếp theo của quy trình phát hiện hư hỏng. Tiếp theo là so sánh tiêu chuẩn kỹ thuật của xe tốt với xe xảy ra hư hỏng.
5.2. Xác định các triệu chứng
Kiểm tra xem triệu chứng nào thực tế tồn tại trong số các triệu chứng mà khách hàng khiếu nại như: xe không chạy hay tăng tốc kém (trượt các ly hợp và phanh), ăn khớp giật, không chuyển số, không có kick-down, không có phanh động cơ…
5.3. Kiểm tra và điều chỉnh sơ bộ
Trong rất nhiều trường hợp có thể giải quyết hư hỏng một cách đơn giản qua việc kiểm tra và tiến hành các công việc điều chỉnh cần thiết. Do đó luôn cần kiểm tra sơ bộ và điều chỉnh so bộ trước khi chuyển qua các bước tiếp theo.
Thực hiện kiểm tra xe trong các điều kiện như: động cơ chạy không tải, bướm ga mở hoàn toàn hay các thông số của các cụm chi tiết như: chiều dài cáp bướm ga, mức dầu và tình trạng dầu...
Ví dụ:
Nếu tốc độ không tải cao hơn nhiều so với giá trị tiêu chuẩn sẽ xảy ra va đập khi vào số ở dãy “N” hay “P” đến các dãy khác. Nếu cáp dây ga bị chùng thì bướm ga sẽ không mở hoàn toàn thậm chí khi đạp hết chân ga xuống làm sự điều chỉnh kick-down bị sai lệch. Nếu mức dầu hộp số quá thấp không khí sẽ lọt vào bơm dầu và xảy ra hiện tượng làm giảm áp suất chuẩn kéo theo ly hợp hay phanh bị trượt khi hoạt động, các rung động và tiếng ồn không bình thường và các trục trặc khác sẽ xảy ra. Trong trường hợp nghiêm trọng hộp số có thể bị kẹt cứng.
Các bước tiếp theo chỉ được thực hiện khi đã sửa chữa các hư hỏng tìm thấy trong kiểm tra sơ bộ.
5.4. Thực hiện các phép thử
Có 5 phép thử có thể tiến hành trong trường hợp hộp số tự động AW55-51LE có hư hỏng, mỗi phép thử có một mục đích khác nhau để giúp việc phát hiện và khắc phục các hư hỏng một cách chắc chắn và nhanh chóng.
a. Thử khi dừng xe
Phép thử này dùng kiểm tra tính năng toàn bộ của động cơ và hộp số(các ly hợp, phanh và bộ truyền hành tinh). Nó được thực hiện bằng cách để cho xe đứng yên sau đó thực hiện đo tốc độ chết máy trong dãy “D” và “R” khi nhấn bàn đạp ga hết cỡ.
Để thực hiện phép thử này ta cần chú ý tới một số điểm sau: .
- Để đảm bảo an toàn cần thực hiện phép thử ở nơi rộng rãi, sạch, bằng phẳng và có độ bám mặt đường tốt.
- Thử khi đỗ xe phải được thực hiện bởi hai kỹ thuật viên làm việc cùng nhau.
Một người quan sát các bánh xe cũng như các khối chèn bánh xe từ bên ngoài trong khi người kia tiến hành phép thử, người quan sát phải báo ngay cho người ngồi trên xe nếu xe bắt đầu chạy hay các khối chèn bánh xe bắt đầu bị trượt.
a.1. Quy trình
Đỗ xe trên mặt đất bằng phẳng và kéo phanh tay.
- Chèn các bánh xe..
- Khởi động động cơ và cho động cơ hoạt động ở chế độ không tải.
- Đạp bàn đạp phanh bằng chân trái và chọn số “D”.
- Đạp bàn đạp ga bằng chân phải xuống sát sàn xe và đọc tốc độ của động cơ (trong khoảng 5 giây)
- Kiểm tra cho số lùi “R” theo cách tương tự.
a.2. Đánh giá
Có bốn trường hợp xảy ra khi so sánh tốc độ chết máy đo được với các tiêu chuẩn cho phép:
Bảng 5-1: Kiểm tra tốc độ chết máy
Kết quả kiểm tra Nguyên nhân
Thấp hơn tiêu chuẩn ở cả số “D” và “R” + công suất của động cơ yếu + Ly hợp một chiều bị lỗi Cao hơn tiêu chuẩn ở số “D”
+ Áp suất thấp + C1 lỗi (bị trượt) + F2 lỗi
Cao hơn tiêu chuẩn ở số “R”
+ Áp suất thấp + C2 lỗi (bị trượt) + B3 lỗi (bị trượt) + Áp suất thấp
b. Thử thời gian trễ
Thời gian trễ là thời gian cho đến khi cảm thấy giật nhẹ khi chuyển số từ dãy “N”
sang dãy “D” và từ dãy “N” sang dãy “R” khi động cơ ở chế độ không tải. Thời gian trễ có thể nói lên các trạng thái của ly hợp, phanh và dầu thuỷ lực.
Phép thử này thực hiện trên băng thử, đo khoảng thời gian trôi qua cho đến khi cảm thấy va đập khi chuyển cần chọn số từ dãy “N” đến dãy “D” hay “R” khi xe đang chạy không tải. phép thử này dùng để kiểm tra tình trạng của ly hợp số tiến, ly hợp số truyền thẳng cũng như phanh số lùi và số 1.
Các điểm cần chú ý khi tiến hành phép thử
- Tiến hành phép thử ứng với nhiệt độ hoạt động bình thường của dầu (50 đến 80 độ C).
- Đảm bảo có khoảng nghỉ một phút giữa các lần thử.
- Thưc hiện đo 3 lần và lấy giá trị trung bình.
b.1. Quy trình
- Chèn 4 bánh xe và kéo hết phanh tay lên.
- Khởi động động cơ và kiểm tra tốc độ không tải.
- Chuyển số từ vị trí “N” lên vị trí “D”. Đo thời gian từ lúc chuyển cần số cho đến khi cảm thấy xe giật nhẹ.
Đo thời gian trễ khi chuyển cần số từ vị trí “N” sang “R” cũng theo các bước như trên.
b.2. Đánh giá
Bảng 5-2: Kiểm tra thời gian trễ
Kết quả đo thời gian trễ Các nguyên nhân N→D lớn hơn thời gian tiêu
chuẩn
+ Áp suất dầu thấp + C1 bị trượt + F2 bị lỗi
N→R lớn hơn thời gian tiêu chuẩn + Áp suất dầu thấp + C2 bị trượt + B3 bị trượt + B5 bị trượt c. Kiểm tra áp lực dầu
Kiểm tra áp suất dầu trong hộp số tự động ở dãy “D”/”R” và tiến hành ở 2 trang thái của động cơ là chế độ không tải và tốc độ chết.
c.1. Quy trình
- Chèn 4 bánh xe và kéo phanh tay để hãm xe.
- Lắp đồng hồ kiểm tra áp suất dầu vào đường áp suất.
- Đạp bàn đạp phanh bằng chân trái, vào số “D” và “R” rồi đo áp suất khi động cơ ở chế độ không tải và tốc độ chết
Bảng 5-3: Tiêu chuẩn áp suất dầu ở các chế độ
Điều kiện Dãy “D” Dãy “R”
Tốc độ không tải (kg/cm3) 3,4 ÷ 4,0 5,1 ÷ 6,3 Tốc độ chết (kg/cm3) 13,1 ÷ 14,3 17,4 ÷ 20,4 Khi thực hiện phép thử cần lưu ý một số điểm sau:
- Thời gian kiểm tra không được quá 5 giây.
- Thời gian nghỉ giữa 2 lần kiểm tra tối thiểu là 1 phút.
- Phải bảo đảm không có rò rỉ dầu của hệ thống.
c.2. Nguyên nhân gây ra vấn đề áp suất dầu
Bảng 5-4: Chẩn đoán sự cố về áp suất dầu
Kết quả kiểm tra Nguyên nhân
Cao hơn tiêu chuẩn ở cả dãy “D” và “R” + Van điện điều khiển áp lực bị lỗi.
+ Van điều chỉnh áp lực sơ cấp bị lỗi.
Thấp hơn tiêu chuẩn ở cả dãy “D” và “R”
+ Van điện điều khiển áp lực bị lỗi.
+ Van điều chỉnh áp lực sơ cấp bị lỗi.
+ Bơm dầu lỗi + B5 lỗi (bị trượt)
Thấp hơn tiêu chuẩn ở dãy “D”
+ Đường áp lực thấp + B5 lỗi (bị trượt)
+ Mạch dầu số dãy “D” lỗi + C1 lỗi
Thấp hơn tiêu chuẩn ở dãy “R”
+ Mạch dầu dãy “R” lỗi + B5 lỗi (bị trượt) + C1 lỗi
+ B3 lỗi
Tuy là phép thử trên đường nhưng nhiệt độ hoạt động của dầu phải nằm trong khoảng 50 đến 80 độ C.
d.1. Thử dãy “D”
Chuyển cần số sang vị trí “D” và nhấn bàn đạp ga xuống sát sàn, kiểm tra các yếu tố sau: các điểm chuyển số từ 1 sang 2, 2 sang 3,3 sang 4... có phù hợp với các điểm trong sơ đồ chuyển số tự động không, các quá trình sang số có gì bất bình thường không.
Các khả năng có thể xảy ra:
- Không diễn ra việc chuyển số 1 sang 2. Nguyên nhân có thể do van chuyển số 1 sang 2 có thể bị kẹt.
- Tương tự, nếu như không thể chuyển từ số 2 lên số 3, số 3 lên số 4, số 4 lên số 5 thì có thể các van chuyển số đã bị kẹt.
- Nếu các điểm chuyển số không đúng. Thì có thể do một trong các nguyên nhân sau: cáp dây ga đã không được điều chỉnh đúng, và các van chuyển số 1-2, 2-3, 3-4…
có thể bị hỏng.
- Xảy ra chấn động quá mạnh, có thể do một trong các nguyên nhân sau: áp suất chuẩn quá cao, bộ tích năng có thể bị hỏng.
Khi lái xe ở dãy “D” kiểm tra khả năng kick-down từ số 2 xuống số 1, từ số 3 xuống số 2... từ số 5 xuống số 4 có phù hợp với sơ đồ chuyển số tự động không cùng với các rung động không bình thường, trượt khi kick-down.
d.2. Thử dãy “2”
Chuyển cần sang số sang vị trí “2”, giữ bàn đạp ga sát sàn và kiểm tra các yếu tố sau: kiểm tra xem có xảy ra chuyển số từ số 1 lên 2 không và điểm chuyển số phải phù hợp với các điểm trong sơ đồ chuyển số tự động.
Trong khi lái xe với cần số ở vị trí số “2” và bàn đạp ga sát sàn, nhả bàn đạp ga ra để kiểm tra xem có phanh bằng động cơ không. Nếu không có thể cơ cấu phanh đĩa B3 đã bị hỏng.
Kiểm tra tiếng ồn không bình thường và chấn động khi tăng hay giảm tốc và lên xuống số.
d.3. Thử dãy “R”
Chuyển cần số lên vị trí “R” trong khi khởi hành với chân ga được nhấn hết, kiểm tra sự trượt.
d.4. Thử dãy “P”
Dừng xe trên dốc (độ dốc lớn hơn 5 độ), nhả phanh tay và chuyển cần số sang dãy “P” để kiểm tra xem cóc hãm khi đỗ xe có giữ cho xe đứng yên trên dốc không.
e. Kiểm tra hệ thống điện
e.1. Kiểm tra ở điều kiện để tái xuất lỗi
Tiến hành kiểm tra ở điều kiện tương tự của khách hàng. Tham khảo các dữ kiện như:
- Điều kiện mặt đường, tốc độ, tăng tốc, giảm tốc độ, thẳng, độ cua, nhiệt độ môi trường...
e.2. Kiểm tra dây điện và các giắc điện
Kiểm tra bằng mắt sự tiếp xúc giữa giắc đực và cái.
- Giắc nối bị tụt.
- Chốt giắc bị gỉ.
- Chốt giắc bị biến dạng hoặc lỏng.
e.3. Kiểm tra sự thông mạch của mạch điện
Tháo các giắc điện, đo điện trở giữa một chốt giắc và các chốt giắc khác.
- Bình thường: 1Ω hoặc dưới (không có hở mạch).
- Không bình thường: ∞ Ω ( hở mạch).
Kiểm tra điện trở của dây điện và đồng thời dùng tay lắc các dây để kiểm tra sự đứt ngầm bên trong.
e.4. Kiểm tra ngắn mạch của dây điện:
Tháo các giắc điện, đo điện trở của các đầu chốt của giắc điện với mát.
- Bình thường: 1MΩ hoặc lớn hơn (không có hiện tượng chập mạch).
- Không bình thường: điện trở thấp (chập mạch).
- Bình thường: 1MΩ hoặc cao hơn ( không có hiện tượng chập mạch).
- Không bình thường: điện trở thấp (ngắn mạch).
e.5. Tạm thời nối lại giắc điện:
Giắc điện bị lỗi có thể gây ra các lỗi DTC trong hệ thống. Vì vậy phải kiểm tra và vệ sinh sáchẽ các giắc điện và xoá lỗi DTC khỏi bộ nhớ.
5.5. Phát hiện các khu vực có thể xảy ra hư hỏng
Trong trường hợp không thể xác định đâu là nguyên nhân gây hư hỏng thậm chí
bằng thiết bị chẩn đoán điện tử đã được lập trình sẵn bằng cách kết nối nó với TCM để thực hiện truy lỗi. Từ đó biết được mã lỗi, do đó có thể biết chính xác lỗi và tìm cách khắc phục.
Hộp số tự động AW55-51LE còn có chức năng tự chẩn đoán , thường xuyên kiểm tra hoạt động của các cảm biến , van điện và các chi tiết điện tử khác. Nếu các chi tiết này bị lỗi, đèn cảnh báo trên bảng đồng hồ sẽ sáng để báo cho lái xe biết hộp số đang bị lỗi. Nếu có lỗi ở các van điện hoặc cảm biến một cách đột ngột, TCM điều khiển tín hiệu tới chi tiết điên tử và điều khiển hộp số tối thiểu ở mức có thể.