THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền tác giả tại trường đại học ngoại thương (Trang 30 - 55)

2.1 Đại học Ngoại Thương và quyền tác giả tại Đại học Ngoại Thương 2.1.1 Giới thiệu sơ lược về Đại học Ngoại Thương

2.1.1.1 Quá trình hình thành

- Giai đoạn 1960-1962: Khoa Quan hệ Quốc tế. Đại học Ngoại Thương chính thức ra đời vào năm 1960. Sơ khai là Bộ môn Ngoại thương trong Khoa Quan hệ Quốc tế do Bộ Ngoại Giao trực tiếp quản lý, nhưng đặt tại trường Đại học Kinh tế- Tài chính. Khoa Quan hệ Quốc tế có 2 bộ môn: bộ môn Ngoại giao và bộ môn Ngoại thương

- Giai đoạn 1962-1967: Trường Cán bộ Ngoại Giao – Ngoại thương. Năm 1962, theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Khoa Quan hệ Quốc tế tách khỏi trường Đại học Kinh tế-Tài chính để thành lập trường Cán bộ Ngoại giao- Ngoại thương trực thuộc Bộ Ngoại Giao. Trụ sở của trường Cán bộ Ngoại giao-Ngoại thương đặt tại Phường Láng Thượng trên khu đất của trường Đại học Ngoại thương và học viện Ngoại Giao hiện nay

- Giai đoạn 1967-1984: Trường Đại học Ngoại thương. Ngày 14-8-1967, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Quyết định chia tách trường Cán bộ Ngoại giao – Ngoại thương thành hai trường: Trường Ngoại Giao trực thuộc Bộ Ngoại Giao và trường Ngoại thương trực thuộc Bộ Ngoại thương. Tên hiệu chính thức của trường Đại học Ngoại thương bắt đầu có từ thời gian này

- Giai đoạn 1984 – 1999: Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo Kinh tế Đối ngoại. Năm 1984, trường Đại học Ngoại thương chuyển từ Bộ Ngoại thương sang Bộ Đại học và THCN (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo). Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước về đào tạo đại học và THCN.

Cho đến cuối những năm 80, cơ cấu tổ chức của trường như Ban Giám hiệu, Đảng ủy, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, các Phòng chức năng, các Khoa và Bộ môn,…

tiếp tục được củng cố.

- Giai đoạn 1999 – đến nay: trường Đại học Ngoại Thương đã chủ động đổi mới, từ một trường đơn ngành trờ thành một trường đa ngành với chương trình đào tạo đa dạng, chất lượng cao nhằm thích ứng với quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. (Đại học Ngoại Thương, Quá trình hình thành và phát triển, truy cập ngày 20/2/2013, <http://www2.ftu.edu.vn/index.php/vi/gioi-thieu/lich-su-va-thanh-tuu/

183-qua-trinh-hinh-thanh-a-phat-trin>)

Năm 2005, trường Đại học Ngoại Thương được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Độc lập Hạng Nhì (Chủ tịch nước CHXHCNVN, Quyết định số

1004/2005/QĐ-CTN ngày 5/9/2005). Năm 2010, nhà trường được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động vì đã có thành tích xuất sắc trong lao động, sáng tạo, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc(Chủ tịch nước CHXHCNVN, Quyết định số 737/QĐ-CTN ngày 28/5/2010).

Ngoài ra, nhà trường còn được Chính phủ trao tặng nhiều cờ thi đua và bằng khen vì những đóng góp cho sự nghiệp giáo dục nước nhà.

2.1.1.2 Các cơ sở đào tạo

Trường Đại học Ngoại Thương có 3 cơ sở đào tạo, đó là:

- - Thạnh

- Cơ sở 3 tại Quảng Ninh: số 260 đường Bạch Đằng, phường Nam Khê, Thành Cơ sở 1 tại Hà Nội: 91 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa Cơ sở 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh: 15 đường D5, phường 25, quận Bình

phố Uông Bí

2.1.1.3 Sứ mạng và tầm nhìn của trường Đại học Ngoại Thương

Sứ mạng của trường Đại học Ngoại Thương đó là: “Đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh quốc tế, quản trị kinh doanh, tài chính - ngân hàng, công nghệ và ngoại ngữ; sáng tạo và chuyển giao tri thức khoa học đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; phát triển năng lực học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện kỹ năng làm việc và lối sống ãtrong mụi trường quốc tế hiện đại. Trường cũn là nơi phổ biến tri thức khoa

học, nghề nghiệp cho cộng đồng doanh nghiệp và xã hội, là trung tâm giao lưu văn hóa giữa các quốc gia và dân tộc trên thế giới.”

Tầm nhìn phát triển đến năm 2030 trở thành một trong những trường đại học trọng điểm quốc gia, có danh tiếng trong khu vực và trên thế giới. Trường có đội ngũ giảng viên có trình độ chuẩn quốc gia, khu vực và quốc tế. Trường sẽ có các trường trực thuộc, các viện nghiên cứu, doanh nghiệp, trường phổ thông chất lượng cao. Cơ sở chính của Trường ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một tỉnh miền trung Việt Nam. (Đại học Ngoại Thương, “Sứ mạng, tầm nhỡn & giỏ trị cốt lừi”, truy cập ngày 20/2/2013, <http://www2.ftu.edu.vn/index.php/vi/gioi-thieu/gioi-thieu-ftu/

120-s-mng-tm-nhin-a-gia-tr-ct-loi>) 2.1.1.4 Cơ cấu tổ chức

Hệ thống quản lý của Trường theo mô hình ba cấp: Trường – Khoa, Phòng, Trung tâm – Bộ môn. Đứng đầu trường Đại học Ngoại Thương là Ban Giám hiệu nhà trường mà đứng đầu là Hiệu trưởng nhà trường.

Đại học Ngoại Thương có 15 Khoa và 2 Bộ môn, đó là: Khoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tế, Khoa Quản trị kinh doanh, Khoa Tài chính Ngân hàng, Khoa Kinh tế Quốc tế, Khoa Luật, Khoa Tiếng Anh Thương mại, Khoa Tiếng Anh Chuyên ngành, Khoa Tiếng Nhật, Khoa Tiếng Pháp, Khoa Tiếng Trung Quốc, Khoa Cơ bản, Khoa Lý luận Chính trị, Khoa Đào tạo Quốc tế, Khoa Đào tạo Tại chức, Khoa Sau đại học, Bộ môn Tiếng Nga, Bộ môn Tiếng Việt. Ngoài ra trường còn có các Phòng và các Trung tâm trực thuộc.

2.1.2 Chủ thể được bảo vệ quyền tác giả tại trường Đại học Ngoại Thương Chủ thể bảo hộ quyền tác giả tại đại học Ngoại Thương bao gồm:

- Tác giả

Theo Điều 736 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định tác giả là người sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Tại trường Đại học Ngoại Thương những người là tác giả gồm có các giảng viên, sinh viên, nghiên cứu sinh … những người sáng tạo ra tác phẩm.

- Chủ sở hữu quyền tác giả

Theo Điều 740 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản thuộc quyền tác giả. Tại trường Đại học Ngoại Thương chủ sở hữu quyền tác giả có thể là:

 2.1.3

Trường Đại học Ngoại Thương Giảng viên

Sinh viên, nghiên cứu sinh

Đối tượng được bảo vệ quyền tác giả tại trường Đại học Ngoại Thương

Đối tượng được bảo vệ quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học và được quy định cụ thể các loại hình tác phẩm tại Điều 14 Luật SHTT Việt Nam. Áp dụng tại Trường Đại học Ngoại Thương, các đối tượng được bảo vệ quyền tác giả phân theo các chủ thể được bảo vệ cụ thể là:

- Đối với Trường Đại học Ngoại Thương. Đối tượng được bảo vệ quyền tác

 Sách giáo trình, sách tham khảo. Ví dụ: giáo trình các môn: Marketing giả thuộc quyền sở hữu của trường Đại học Ngoại thương bao gồm:

quốc tế, Vận tải và giao nhận trong hoạt động ngoại thương, Pháp luật thương mại quốc tế, Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại…

 Hệ thống đề thi. Đây là hệ thống cơ sở dữ liệu do nhà trường đầu tư xây dựng, bao gồm hệ thống đề thi trên máy tính, hệ thống đề thi trên giấy, hệ thống đề thi trực tuyến, hệ thống đề thi vấn đáp…

 Các công trình, tác phẩm khác do trường sử dụng nguồn tài chính, cơ sở vật chất của trường để sáng tạo ra.

- Đối với giảng viên. Đối tượng được bảo vệ quyền tác giả thuộc quyền sở hữu

Bài giảng

Các công trình nghiên cứu của cán bộ giảng viên bao gồm:

Ngoài ra, nếu giảng viên tham gia viết giáo trình, sách tham khảo thì giảng viên còn có các quyền nhân thân quy định tại các Khoản 1,2,4 Điều 19 của Luật SHTT 2005 đối với phần giáo trình mà giảng viên tham gia viết.

- Đối với sinh viên, nghiên cứu sinh. Đối tượng được bảo vệ quyền tác giả

 Tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận văn tiến sĩ; đấy thuộc quyền sở hữu của sinh viên bao gồm:

là các tác phẩm do sinh viên, nghiên cứu sinh đầu tư công sức, tiền của để sáng tạo nên.

 Các công trình nghiên cứu mà sinh viên tham gia

2.2 Thực trạng xâm phạm quyền tác giả tại trường Đại học Ngoại Thương.

2.2.1 Nhận thức của sinh viên về xâm phạm quyền tác giả.

Để tìm hiểu về nhận thức của sinh viên trong trường Đại học Ngoại Thương về quyền tác giả, chúng tôi đã tiến hành điều tra thực tế nhận thức của sinh viên thông qua phiếu điều tra về xâm phạm quyền tác giả tại Đại học Ngoại Thương đối với 2 đối tượng là sinh viên đã được học về SHTT và các sinh viên chưa được học về SHTT.

- Nhận thức của sinh viên chưa được học SHTT về sở hữu trí tuệ

Đây là đối tượng sinh viên thuộc các Khoa Tài chính ngân hàng, Khoa Quản trị kinh doanh(trừ chuyên ngành Luật kinh doanh quốc tế), các Khoa ngôn ngữ thương mại, Khoa Kinh tế quốc tế và sinh viên các năm 1 và 2 của khoa Kinh tế &

kinh doanh quốc tế.

Theo kết quả điều tra, đa số các bạn sinh viên chưa được học về sở hữu trí tuệ đều đã được nghe tới sở hữu trí tuệ và quyền tác giả, số lượng này chiến tới 89%

tổng số sinh viên được điều tra. Đa phần các bạn biết tới thông qua sách, báo, các phương tiện thông tin truyền thông (chiếm 65%). Có thể kết luận, Sở hữu trí tuệ không phải là một khái niệm mới đối với đa số các bạn sinh viên đại học Ngoại Thương.

- Nhận thức của các sinh viên về quyền tác giả:

Theo Điều 18 Luật SHTT Việt Nam năm 2005 sửa đổi năm 2009, quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Về nhận thức của sinh viên đại học Ngoại Thương về quyền tác giả, với đối tượng chưa học về SHTT số lượng nhận thức đúng là 32% trong khi đó với đối tượng đã được học về SHTT là 65,3%. Tuy nhiên, số lượng sinh viên đã được học về Sở hữu trí tuệ nhưng vẫn có những nhận thức chưa chính xác về quyền tác giả vẫn chiến một tỉ lệ tương đối cao( chiếm 34,7%). Đã có sự khác biệt trong nhận thức của 2 nhóm đối tượng chưa học và đã học SHTT, những người đã học sở hữu trí tuệ đã có nhận thức chính xác hơn về quyền tác giả, từ đó hiểu đúng hơn về các quyền của tác giả.

Đã học SHTT

22% 1% 4,67% 7%

Chƣa học SHTT

Quyền sao chép

Quyền tài sản 17,07%

Quyền nhân thân 17,07%

31,71% Quyền nhân thân + tài

sản

Quyền khai thác 8,13%

43,90%

65,33%

Biểu đồ 2.1: Nhận thức sinh viên về quyền tác giả

- Về nhận thức của sinh viên đối với các hành vi xâm phạm quyền tác giả Theo điều 25 Luật SHTT 2005 quy đinh về “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã được công bố không cần phải trả tiền nhuận bút, thù lao” và điều điều 28 quy định về “Các hành vi xâm phạm quyền tác giả”. Khi được hỏi về các hành vi xâm phạm bao gồm các hành vi: sao chép một phần hoặc toàn bộ tác phẩm; trích dẫn;

ghi âm, ghi hình bài giảng và sử dụng, chia sẽ tài liệu thông qua internet.

Đối với các hành vi sao chép tác phẩm, một phần tác phẩm nhằm mục đích nghiên cứu, học tập thuộc ngoại lệ của Luật sở hữu tuệ 2005, do đó các chủ thể không bị xem là xâm phạm quyền, tuy nhiên số lượng bản sao chép được phép chỉ là một bản.

Đối với hành vi về trích dẫn, đây cũng là một ngoại lệ của quyền tác giả. Khi trớch dẫn một cõu, đoạn thỡ phải ghi rừ nguồn tham khảo để mọi người biết đấy là câu, đoạn được trích dẫn và trích dẫn ở đâu, đoạn trích dẫn đó không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và không được làm ảnh hưởng tới việc khai thác bình thường của tác phẩm. Đối với việc không ghi nguồn tham khảo, người thực hiện hành vi trích dẫn đã xem như đoạn trích dẫn đó là do sự sáng tạo của mình và người đọc cũng sẽ không biết được đoạn được trích dẫn đó là của ai, nguồn ở đâu. Hành vi trích dẫn không dẫn nguồn sẽ trở thành hành vi sao chép và xâm phạm quyền của chủ sở hữu tác phẩm.

Đối với hành vi ghi âm, ghi hình bài giảng về làm tài liệu tham khảo. Việc ghi âm, ghi hình bài giảng là quyền của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Việc một cá nhân ghi âm, ghi hình bài giảng làm tài liệu tham khảo không thuộc ngoại lệ của quyền tác giả. Theo điểm g khoản 1 điều 25 Luật SHTT 2005, chỉ có ngoại lệ khi các nhân thực hiện hành động ghi âm, ghi hình nhằm mục đích đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy; việc sinh viên tiến hành ghi âm, ghi hình không nhằm 2 mục đích này sẽ xâm phạm quyền tác giả của tác giả bài giảng.

Đối với hành vi tải từ trên website các tài liệu để nghiên cứu, học tập. Đây không thuộc ngoại lệ của quyền tác giả và hành vi này vi phạm khoản 8, điều 28 Luật SHTT 2005 về sử dụng tác phẩm. Do đó các hành vi tải tài liệu trên website là xâm phạm quyền tác giả

Đối với hành vi cho bạn bè mượn hoặc đưa tài liệu thu thập được lên mạng cho mọi người cùng tham khảo. Hành vi này cũng không thuộc ngoại lệ của quyền tác giả và vi phạm khoản 3 điều 28 Luật SHTT về phân phối tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu tác phẩm. Đại đa số các bạn sinh viên đều nhầm lẫn về hành vi này, các bạn vẫn chưa nhận thức được hành vi của mình là xâm phạm quyền tác giả.

Đưa tài liệu lên web

Tải tài liệu từ web Ghi âm bài giảng để học tập

24,39%

33,33%

26,83%

19,67%

13,82%

13,33%

69,92%

76,33%

17,07%

7%

25,20%

13,33%

54,47%

47,33%

% Hành vi Trích dẫn không ghi

nguồn

Trích dẫn ghi nguồn Sao chép một phần để học tập

Sao chép toàn bộ để học tập

Đã học SHTT Chưa học SHTT

Biểu đồ 2.2: Nhận thức về hành vi xâm phạm quyền tác giả

Dựa vào biểu đồ ta có thể nhận thấy sự khác biệt đáng kể trong nhận thức của hai nhóm đối tượng về hành vi xâm phạm quyền tác giả. Trong tất cả các hành vi tiến hành khảo sát, nhóm đối tượng đã học SHTT đều có nhận thức chính xác hơn so với nhóm đối tượng chưa học về SHTT.

Tuy nhiên, dựa vào đồ thị cũng có thể thấy đã có sự khác biệt giữa biết về quyền tác giả và hiểu đúng về quyền tác giả. Phần lớn các bạn sinh viên đều biết hoặc nghe tới quyền tác giả nhưng lại hiểu không chính xác về các hành vi xâm phạm về quyền tác giả. Ví dụ: đối với hành vi cho bạn vè mượn và đưa tài liệu thu thập được lên mạng internet có chỉ có 33,33 % sinh viên đã học SHTT và 24,39%

sinh viên chưa được học về SHTT được hỏi cho là xâm phạm quyền tác giả. Hành vi đưa tài liệu thu thập được lên mạng đã xâm phạm quyền tài sản của tác giả trong việc phân phối tác phẩm nhưng đa số các bạn sinh viên dù đã được học hay chưa học vẫn nhận thức hành vi này là không vi phạm pháp luật. Đối với các trường hợp ngoại lệ về sao chép tác phẩm nhằm mục đích học tập, đã có sự khác biệt trong nhận thức của các bạn sinh viên được học về SHTT và không được học về SHTT, các bạn đã học SHTT đã có nhận thức đúng đắn hơn về vấn đề này so với các bạn chưa được học.

2.2.2 Thực tế xâm phạm quyền tác giả

2.2.2.1 Đối với giáo trình, tài liệu tham khảo, bài giảng của giáo viên Các hành vi xâm phạm chủ yếu đối với giáo trình, tài liệu tham khảo và bài giảng của giáo viên đó bao gồm: sao chép tác phẩm; sử dụng sách photo; phát tán và sử dụng tác phẩm thông qua mạng internet;…

- Đối với hành vi sao chép giáo trình, tài liệu tham khảo. Thực tế cho thấy khi dịch vụ in ấn ra đời và phát triển thì nhu cầu sao chép ngày càng cao. Có thể khẳng định, quyền sao chép tác phẩm là một trong những quyền tài sản cơ bản và quan trọng nhất của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 20 Luật SHTT Việt Nam năm 2005 sửa đổi năm 2009. Đây là một quyền tài sản của chủ sở hữu tác phẩm nhưng gần trường đại học Ngoại Thương hành vi sao chép vẫn diễn ra rất phổ biến tại các cửa hàng photo xung quanh trường. Khi đến hỏi mua giáo trình tại các cửa hàng này, đa số các cửa hàng đều có bán sách photo với số lượng lớn và đa dạng về chủng loại sách, hầu như tất cả các loại sách giáo mà sinh viên Đại học Ngoại Thương sử dụng trong học tập đều có bạn tại các cửa hàng này.

Nhiều cửa hàng tại khu vực Chùa Láng còn treo cả biển hiệu quảng cáo bán sách giáo trình photo.

Cửa hàng photo copy chính là các chủ thể chủ yếu xâm phạm quyền tác giả đối với sách giáo trình, sách tham khảo bằng các hành vi sao chép trái phép. Một

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền tác giả tại trường đại học ngoại thương (Trang 30 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w