VỆ SINH AN TOÀN TRONG SẢN XUẤT VÀ PHềNG CHÁY CHỮA CHÁY

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT HÁ CẢO TÔM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM CHOLIMEX (Trang 69 - 78)

5.1. Vệ sinh cá nhân

- Công nhân phải khám sức khỏe đinh kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng sức khỏe.

- Công nhân được phát đầy đủ đồ bảo hộ lao động sạch sẽ. Tất cả Cán bộ, Công nhân viên khi vào phân xưởng phải có mũ bao tóc, khẩu trang, găng tay, ủng cao su, đồ bảo hộ.Yếm và găng tay sử dụng phải được sát trùng thường xuyên.

- Trước khi vào Khu vực chế biến trong Phân Xưởng, Công nhân phải rửa tay và ủng bằng dung dịch xà phòng, dùng khăn lau khô, dùng cây lăn để loại tóc, bụi trên đồ bảo hộ lao động, xịt cồn 700 sát trùng, ủng bước qua dung dịch chlorine sát trùng.

- Khi làm việc trong phân xưởng Công nhân không được đeo đồ nữ trang, đồng hồ, không sơn, không để móng tay dài, không được hút thuốc, trò chuyện, đùa giỡn, ăn quà, tuyệt đối không khạc nhổ.

- Công nhân khâu thành phẩm phải sạch sẽ. Cách 30 phút phải xịt cồn 700 sát khuẩn, kiểm tra lại không để lộ tóc ra ngoài, dùng dụng cụ lăn loại bụi và tóc.

5.2. Vệ sinh dụng cụ sản xuất

Trước giờ sản xuất tòan bộ dụng cụ trong khu vực sản xuất phải được chà rửa qua các bước sau:

- Rửa xà phòng. Sau đó rửa lại bằng nước thường.

- Ngâm chlorine 40 ÷ 60 ppm trong thời gian 5 phút, rửa lại bằng nước thường.

Vệ sinh dụng cụ giữa giờ sản xuất:

o Đối với dụng cụ tiếp xúc với dầu mỡ:

- Tòan bộ dụng cụ được tráng cặn lớn. Sau đó dùng bàn chải chà sạch cặn bám cứng và cặn nhỏ.

- Rửa xà phòng.

- Rửa lại bằng nước thường.

- Ngâm bằng nước chlorine 40÷ 60 ppm trong thời gian 5 phút.

- Rửa lại bằng nước thường.

o Đối với dụng cụ không tiếp xúc với dầu mỡ:

- Toàn bộ dụng cụ được tráng cặn lớn. Sau đó được bàn chải chà sạch cặn bám cứng và cặn nhỏ.

- Rửa bằng nước thường.

- Ngâm chlorine 40÷ 60 ppm trong thời gian 5 phút.

- Rửa lại bằng nước thường.

Kết thúc sản xuất : tòan bộ dụng cụ khu vực sản xuất phải được chà rửa qua các bước sau:

- Toàn bộ dụng cụ được tráng cặn lớn. Sau đó dùng bàn chải chà sạch cặn bám cứng và cặn nhỏ.

- Rửa xà phòng.

- Rửa lại bằng nước thường.

- Ngâm chlorine 40 ÷ 60 ppm trong thời gian 5 phút.

- Ngâm qua đêm trong dung dịch chlorine 50 ppm.

5.3. Vệ sinh trang thiết bị máy chuyên dụng

Vệ sinh dụng cụ trước giờ sản xuất Rửa xà phòng.

Rửa lại bằng nước thường.

Ngâm bằng chlorine 40÷ 60 ppm trong thời gian 5 phút.

Cuối cùng trụng trong nước sôi trong 3÷ 5 phút trước khi sản xuất.

Kết thúc sản xuất : tòan bộ máy chuyên dụng (máy xay, máy cắt, máy trộn…) được vệ sinh như sau:

- Tháo các phụ tùng thuộc phần lắp ráp tiếp xúc với bán thành phẩm (thuộc phần cho phép).

- Tòan bộ phụ kiện được cặn lớn. Sau đó dùng bàn chải chà sạch cặn bám cứng.

- Rửa xà phòng.

- Rửa lại bằng nước thường.

- Ngâm trong chlorine 40 ÷ 60 ppm trong thời gian 5 phút. Để ráo lau khô bằng khăn khô sạch.

Vệ sinh định kỳ trong quá trình sản xuất (máy xay, máy cắt, máy trộn…):

- Tòan bộ phụ kiện được tráng cặn lớn. Sau đó dùng bàn chải chà sạch.

- Rửa lại bằng nước thường.

- Ngâm chlorine 40÷ 60 ppm trong thời gian 5 phút.

- Tráng lại bằng nước thường.

5.4. Vệ sinh thành phẩm

- Không để nguyên liệu, bán thành phẩm, nước đá, vật tư trực tiếp trên sàn nhà. Nguyên liệu được chứa trong sọt nhựa, bán thành phẩm chứa trong thau nhựa đặt trên kệ cao khỏi sàn 0.5m để tránh nước bẩn văng vào.

- Dụng cụ đựng phế liệu không được dùng đựng nguyên liệu, càng không được dùng đựng bán thành phẩm. Dụng cụ chế biến hàng sống và hàng chín phải riêng biệt. Các loại dụng cụ để chế biến hàng sống, hàng chín, đựng phế liệu, thau, rổ… phải được phân biệt bằng màu sắc khác nhau tránh dùng chung. Dao kéo, dụng cụ chế biến phải được sát trùng, rửa sạch hàng ngày.

- Hàng sống và hàng chín phải để riêng biệt.

- Bán thành phẩm trên dây chuyền chế biến luôn được ướp trong nước đá.

- Không được sử dụng đá đã muối nguyên liệu để muối thành phẩm.

- Các xe đẩy vận chuyển khuôn thành phẩm đi cấp đông phải được rửa sạch bằng chlorine 100 ppm trước khi chất lên khuôn. Khi dùng xong xịt nước rửa và để nơi qui định.

- Thành phẩm đông lạnh ra khuôn bao gói phải được xếp lên bàn cao ráo (1m trở lên).

- Không dùng bao gói không đạt vệ sinh để bao thành phẩm. Không dẫm chân lên các thùng sản phẩm.

- Không để nguyên liệu hoặc thành phẩm khác vào trong kho chứa thành phẩm đông lạnh.

5.5. Vệ sinh phân xưởng

- Thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng nhà xưởng. Bảo dưỡng tốt giảm được nguồn ô nhiễm vi sinh vật. Các bề mặt kim loại được xem xét cạo sạch gỉ sét và sơn lại. Gạch lát được giữ sạch sẽ nếu bể thay mới ngay. Các vết nứt trên sàn, tường đều được trát kín bằng xi măng.

- Thường xuyên quét sạch nước trên sàn, hành lang, lối đi.

- Tuân thủ chế độ vệ sinh định kỳ 30÷ 60 phút.

- Định kỳ thay nước hồ nhúng ủng 3÷ 4 giờ/ lần.

- Sàn nhà Xưởng, bàn dụng cụ chế biến được vệ sinh thường xuyên sau mỗi buổi làm việc.

Tất cả các dụng cụ đều được khử trùng bằng chlorine 100 ppm sau đó rửa bằng nước sạch để nơi khô ráo thoáng mát.

- Toàn bộ máy chuyên dùng mỗi ngày kiểm tra bảo trì một lần, sau mỗi đợt hàng vệ sinh một lần.

- Các cửa của phân xưởng phải thường xuyên được lau chùi sạch bụi bặm tránh bụi thổi vào phân xưởng, đồng thời có màn chắn tránh côn trùng xâm nhập.

- Cống, rãnh thóat nước hàng ngày phải được khai thông, quét rác bẩn vướng víu ở góc kẹt

Lịch làm vệ sinh phân xưởng:

- Thường xuyên theo định kỳ mỗi 1 giờ trong ca làm việc.

- Cuối mỗi ca, khu vực sản xuất và dụng cụ đều phải được rửa sạch bằng xà phòng và thuốc sát trùng chlorine.

- Cuối mỗi ca làm việc, phân xưởng được tẩy rửa bằng dung dịch chlorine và xịt nước rửa sạch.

- Cứ 15 ngày cho tổng vệ sinh toàn phân xưởng được tẩy rửa mặt bằng sản xuất và dọn sạch cống rãnh.

5.6. Vệ sinh kho lạnh

- Kho lạnh có lập kế hoạch tu sửa định kỳ, thanh trùng sau khi kho đã được xuất hết.

- Sàn kho lạnh thường có hiện tượng đóng băng kèm chất bẩn và dễ gây trượt ngã, được cạo sạch bằng phẳng mỗi tuần một lần.

- Bóng đèn trong kho lạnh có bọc lưới bảo vệ đề phòng bóng vỡ, mảnh thủy tinh rơi vào thành phẩm.

- Cứ mỗi ba tháng vệ sinh bên trong kho lạnh, trước khi vệ sinh hàng tồn kho được chuyển sang kho khác, tiến hành tẩy rửa kho như sau:

o Các palet được mang ra ngòai kho để chà rửa bằng xà phòng sau đó làm sạch lại bằng nước hàm lượng chlorine 150÷ 200 ppm, sau đó đem phơi khô.

o Chà rửa kho lạnh (trần, vách, nền, chú ý các khe, góc) bằng xà phòng, dùng vòi xịt thật mạnh cho trôi hết các vết bẩn sau đó dội nước chlorine 150÷ 200 ppm để ngấm chừng 30 phút, quét ráo nước.

o Mở quạt gió từ 3- 5 giờ cho thật khô bên trong.

o Lấy palet sạch đem vào lót nền, vách kho.

o Chạy máy lấy nhiệt độ mạng cho khô, khi nhiệt độ trong kho đạt 200C thì chuyển sản phẩm vào kho.

5.7. Vệ sinh xung quanh Công ty

- Nhà Xưởng sản xuất được xây dựng biệt lập, xa khu vực chứa rác và kho trữ hóa chất.

- Mặt đất xung quanh Xưởng có lót gạch hoặc trải xi măng để dễ quét rửa tránh bụi bặm, bùn đất lôi vào Xưởng.

- Xung quanh Xưởng được giữ sạch sẽ, không tụ tập phế liệu, mỗi Xưởng đều có phòng chứa phế liệu riêng.

- Rãnh thóat nước trong Xưởng có bửng lưới chắn lỗ thóat ra ngoài.

- Nhà vệ sinh có cửa kín đáo không cho súc dịch, ruồi nhặng xâm nhập.

5.8. Ánh sáng và tiếng ồn

- Ánh sáng trong Phân xưởng được bố trí đầy đủ tại những công đoạn lựa hàng, kiểm tạp chất. Có bố trí dàn đèn di động để tăng cường độ ánh sáng. Nếu bóng đèn hư phải thay ngay.

- Các thiết bị máy móc ồn ào được tập trung tại phòng máy, còn những máy móc đặt trong Phân xưởng thì đặt những nơi có ít công nhân qua lại và ít công nhân làm việc. Chỉ có những người chuyên trách mới được làm việc tại khu vực này.

5.9. Khám sức khỏe và tủ y tế

- Các Cán bộ Công nhân viên của Công ty phải khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần. Hồ sơ khỏm được lưu trữ để theo dừi sức khỏe tất cả cỏc thành viờn trong Cụng ty.

- Các tủ thuốc được bố trí tại những nơi mà công nhân thường xuyên ra vào, luôn có người trực để cấp phát thuốc khi cần.

5.10 . Kiểm tra khâu tiếp nhận nguyên liệu

Thường xuyên kiểm tra nguyên liệu không để nguyên liệu hư hỏng lẫn vào nguyên liệu chế biến.

5.11. Kiểm tra các khâu trộn nhân, định hình, thành phẩm

Bố trí QC trực kiểm tra giam sát thường xuyên kiểm tra nhắc nhở ý thức cho công nhân chấp hành đúng nội quy công ty, nội quy về vệ sinh an toàn thực phẩm

5.12. Xử lý nước thải 5.12.1. Xử lý chất thải

Công ty đã bố trí thùng rác và đội vệ sinh rác thải sẽ được thu gôm về các thùng rác rồi được xe thu rác tới gôm hằng ngày.

Chất thải tại Công ty chủ yếu thuộc loại chất hữu cơ, hệ thống thoát nước được thiết kế theo hệ thống cống chìm nên không ảnh hưởng đến môi trường sản xuất và khu vực. Khu vực chế biến được xây dựng biệt lập, thông thoáng, được rửa sát trùng thường xuyên bằng nước có pha Chlorine.

Phế liệu: vỏ Tôm, vỏ Khoai, vỏ Sắn,... nhanh chóng vận chuyển ra khỏi khu vực chế biến, có phòng phế liệu riêng và được chuyển khỏi Công ty thường xuyên trong ngày để chế biến thức ăn gia súc, nuôi cá hoặc làm phân bón.

Chất thải chia làm 2 loại : chất thải lỏng và chất thải rắn

Chất thải lỏng

- Được tập trung vào khu xử lý nước thải.

- Các hố ga đều có nắp đậy, có tấm lưới chắn để lọc các chất thải.

- Định kỳ khai thông cống rãnh, hố ga mỗi tháng 1 lần.

- Sau khi được xử lý sẽ cho thoát ra kênh bên ngoài.

Chất thải rắn

- Phế liệu, phế phẩm thường xuyên được chuyển ra khỏi khu vực chế biến càng sớm càng tốt và tập trung trong phòng chứa phế liệu.

- Phế liệu được thu dọn liên tục để tránh gây ô nhiễm, lây nhiễm.

- Phế liệu được bán cho những nơi chế biến thức ăn gia súc, làm phân bón

- Nơi chứa phế liệu kín, có lối đi riêng, dễ vệ sinh và khử trùng xa khu vực thành phẩm để tránh sự lây nhiễm.

- Các dụng cụ chứa phế liệu chuyên dùng thường xuyên được rửa bằng nước có pha Chlorine.

5.12.2. Xử lý nước thải

Nước thải sau khi xử lý phải đạt theo tiêu chuẩn TCVN 5945-1995 loại B sau đó thải ra môi trường.

Hình 5.1: Quy trình xử lí nước thải

5.13. An toàn về phòng cháy chữa cháy Nguyên nhân gây cháy:

Do con người: vi phạm quy định an toàn phòng cháy chữa cháy, sơ xuất do thiếu ý thức, đốt phá hoại, tham ô, tư thù…

Thiên tai: sét, đứt điện.

Phòng cháy:

Công ty CHOLIMEX sử dụng nguồn năng lượng chủ yếu phục vụ cho sản xuất là điện vì vầy việc quản lý nguồn điện trong sản xuất, sinh hoạt kiểm tra thường xuyên, hàng ngày, hàng tuần.

Nếu quá tải phải lấp thêm phụ tải, khi lắp đặt phải xem xét.

Kiểm tra bảo trì, sửa chữa đường dây.

Mỗi người phải có ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc phòng cháy chữa cháy.

Cấm khách hàng và công nhân sử dụng bếp điện, hút thuốc nơi cấm lửa dưới mọi hình thức. Cấm tự ý sửa chữa đường dây điện, không để các thiết bị dễ cháy gần nguồn điện.

Phương pháp PCCC phải được đặt đúng nơi quy định, chỗ dễ thấy, dễ nhìn.

Mọi người phải hiểu được chất cháy là gì?, dùng chất gì để chữa cháy.

Chữa cháy:

Khi có cháy thì thông báo cho mọi người xung quanh ngắt điện, thông tin cho lãnh đạo, các đơn vị chữa cháy chuyên nghiệp.

Dùng các bộ phân sẵn để chữa cháy.

Tổ kỹ thuật: cúp điện, đèn, nắm được máy móc thết bị nào thuộc phản ứng cháy để có biện pháp.

Đưa tài sản ra ngoài.

Tổ cứu thương gọi trung tâm cấp cứu, y tế.

Bảo vệ không cho người ngoài vào.

Lãnh đạo báo cho lực lượng chữa cháy: đường đi nguồn nước, công tác chữa cháy, trong đó giữ nguyên hiện trường để kiểm tra.

Tóm lại để phòng cháy chữa cháy tốt thì mọi người cần phải tuân thủ các quy định phòng cháy chữa cháy sau:

Phòng cháy chữa cháy la nghĩa vụ của toàn thể nhân viên và khách hàng.

Lực lượng phòng cháy chữa cháy luôn bồi dưỡng nghiệp vụ, cảnh giác mọi khả năng gây cháy, sẵn sàng chữa cháy kịp thời. Khi phát hiện cháy phải hô to, đánh kẻng báo động và báo ngay cho lưc lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT HÁ CẢO TÔM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM CHOLIMEX (Trang 69 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w