CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH HOÁ
2.3 Thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng công thương Thanh Hoá
2.3 Thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng công thương Thanh Hoá
Xét về tổng thể, hoạt động cho vay của ngân hàng công thương Thanh Hoá tương đối an toàn và ổn định, tỷ lệ nợ xấu chưa nghiêm trọng và không có khả năng dẫn đến nguy cơ đổ vỡ.
2.3.1. Kết cấu cho vay của ngân hàng công thương Thanh Hoá.
Trong những năm qua, ngân hàng công thương Thanh Hoá phân chia đối tượng cho vay làm hai loại: cho vay kinh tế quốc doanh và cho vay kinh tế ngoài quốc doanh
BẢNG 5. DOANH SỐ CHO VAY
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2003 % 2004 % 2005 %
1. Doanh số cho vay 1.130.501 1.737.290 3.112.035 + Kinh tế QD 927.010 82 930.976 54 239.051 8 + Kinh tế ngoài QD 203.491 18 806.314 46 2.872.984 92 2. Doanh số thu nợ 1.032.183 1.730.342 2.931.183 + Kinh tế QD 908.410 88 862.398 50 214.830 7,4 + Kinh tế ngoài QD 129.773 12 867.944 50 2.716.353 92,6 3. Tổng dư nợ đến
31/12
938.503 945.451 748.018
+ Kinh tế QD 626.600 67 484.725 51 54.833 7,3 + Kinh tế ngoài QD 311.903 33 460.726 49 693.185 92,7
Nguồn: phòng kinh doanh tổng hợp cung cấp.
Qua số liệu ta thấy cơ cấu cho vay của ngân hàng công thương Thanh Hoá xu hướng cho vay, từ 82% năm 2003 xuống 54% năm 2004 và 8% năm 2005 trên doanh số cho vay bên cạnh đó là cho vay kinh tế ngoài quốc doanh tăng nhanh từ 18% năm 2003 lên 46% năm 2004 và 92% năm 2005 có thể nói đây là con số phản ánh đúng với tình hình quan trọng cũng như xu hướng của nền kinh tế thị trường.
Xét góc độ thị trường: trong những năm qua có thể nói nền kinh tế ngoài quốc doanh có bước phát triển mạnh cả về chất và lượng nó đang chiếm ưu thế trong nền kinh tế thị trường; chiếm lĩnh thị phần với phương thức làm ăn năng động, sáng tạo và có tư duy đổi mới để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiệu quả của các phương án hay dự án kinh doanh luôn được dặt lên hàng đầu vì thế mà rủi roxảy ra đối với họ là ít và khả năng trả nợ cao. Trong khi đó kinh tế quốc doanh đang dần mất đi sự nhạy bén với thị trường cùng với dư âm quản lý trong quá khứ đưa lại, làm cho nó đang chở nên gặp nhiều khó khăn trong thị trường các phương án, dự án trở nên khó
hấp dẫn nhà đầu tư cộng với xu hướng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước vì thế mà doanh số cho vay cho kinh tế quốc doanh giảm mạnh đồng nghĩa với nó là rủi ro trong kinh tế quốic doanh tăng cao.
Qua số liệu trên có thể nói sự chuyển dịch cơ cấu cho vay từ kinh tế quốc doanh sang kinh tế ngoài quốc doanh của ngân hàng công thương Thanh Hoá đang đi đúng hướng để giảm đi rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng.
2.3.2 Nợ quá hạn
Hiện nay ngân hàng công thương Thanh Hoá đang hoạt động cho vay đang ở chiều hướng tốt, tình hình nợ quá hạn trong những năm gần đây giảm mạnh và sự kiểm soát nợ quá hạn vẫn đang nằm trong khả năng của ngân hàng. Tình hình nợ quá hạn năm 2005 của ngân hàng công thương Thanh Hoá so với năm 2003 và 2004 như sau.
BẢNG 6. NỢ QUÁ HẠN
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 31/1/2003 31/12/2004 31/12/2005
1. Tổng nợ cho vay 938.324 945.364 748.018
2. Nợ quá hạn 10.166 5.067 2.294
+ Nợ quá hạn dưới 180 ngày 5.160 3.515 790 + Nợ quá hạn 180 – 360 ngày 3.215 203 238 + Nợ quá hạn trên 360 ngày 1791 1.349 1.266 3. Tỷ lệ nợ quá hợp đồng cho
vayạn
1,08% 0,537% 0,3067%
Nguồn : Báo cáo tổng kết năm 2003, năm 2004 và năm 2005 ngân hàng công thương Thanh Hoá
Trong ba năm tỷ lệ dư nơ quá hạn của ngân hàng công thương Thanh Hoá ở mức thấp năm 2003 là: 1,08% , năm 2004 là: 0,537% và năm 2005 là:
o,3067%. Qua số liệu NQH của ngân hàng ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn giảm. Đây là một phần do chất lượng tín dụng của ngân hàng được nâng cao, mặt khác là do cách tính quá hạn theo quy định mới của ngân hàng nhà nược. Tuy tỷ lệ NQH là nhỏ nhưng bên cạnh đó chúng ta thấy dư nợ của ngân hàng công thương Thanh Hoá không phải ở mức có xu hướng phát triển tốt.
Tính theo các khoản nợ quá hạn, ta thấy các khoản nợ quá hạn dưới 180 ngày giảm dần, nhưng xét về tỷ trọng trong nợ quá hạn thì nó vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Trong khi đó NQH từ 180- 360 ngày có xu hướng giảm rỏ dệt. Bên cạnh đó các khoản NQH trên 360 ngày có xu hướng giảm về quy mô, nhưng nó lại tăng so vơi tỷ lệ nợ quá hạn. Phần lớn các khoản NQH trên chuyển sang nhóm NQH trên 360 ngày. Các khoản nợ quá hạn này đều đươc ngân hàng theo dừi sỏt sao, cú biờn bản kiểm tra, biờn bản làm việc đột xuất và định kỳ.
Theo tính chất này, các khoản NQH của ngân hàng công thương Thanh Hoá đều có hướng giải quyết. Trong trường hợp xấu nhất, khi khách hàng mất khả năng thanh toán tiền vay, ngân hàng có thể phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.
Diễn biến nợ quá hạn theo thành phần kinh tế.
BẢNG 7. DƯ NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2003 2004 2005
1. Doanh số phát sinh. 28.234 50.759 66.789
+ Kinh tế quốc doanh. 13.479 0 0
+ Kinh tế ngoài quôc doanh. 14.737 50.759 66.789 2. Doanh số thu nợ quá hạn. 29.574 55.398 69.825
+ Kinh tế quốc doanh. 15.289 0 0
+ Kinh tế ngoài quốc doanh 14.285 55.398 69.825
3.Tổng nợ quá hạn đên 31/12. 10.166 5.704 2.294
+ Kinh tế quốc doanh. 3.750 111 111
+ Kinh tế ngoài quốc doanh. 6.416 4.956 2.183 Nguồn : Phòng kinh doanh tổng hợp ngân hàng công thương Thanh Hoá.
Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu cho vay từ đối tượng cho vay quốc doanh sang đối tương kinh tế ngoài quốc doanh.Trong những năm qua diễn biến dư nợ quá hạn của ngân hàng công thương Thanh Hoá các doanh số phát sinh nợ quá hạn tập chung chủ yếu vào đối tượng kinh tế ngoài quốc doanh, do doanh số cho vay của đối tượng này ngày càng tăng. Còn doanh số phát sinh nợ quá hạn của kinh tế quốc doanh giảm. Giảm cùng với nó là doanh số cho vay giảm. Các nguyên nhân gây ra nợ quá hạn trong kinh tế ngoài quốc doanh do nhiều yếu tố từ sự biến động của nền kinh tế, cũng như sự rủi ro gập phải từ thiên nhiên. Nhưng nguyên nhân cần nhắc đến đó là vấn đề chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế ngoài quốc doanh ở Thanh Hoá chưa thực sự phát triển hoàn toàn do kiến thức về nền kinh tế thị trường của một số lớn đơn vị kinh doanh còn hạn chế, vẫn chạy theo lối làm ăn đại trà. Vay vốn để được kinh doanh trong khi đó phương án, dự án chưa thực sự hiệu quả.
Trong thời gian qua NQH luôn được ngân hàng công thương Thanh Hoá chú trọng, quan tâm và kịp thời xử lý, nên tỷ lệ nợ xấu tồn tại ngân hàng công thương Thanh Hoá không nghiêm trọng và không có khả năng dẫn đến đỗ vỡ.
Nguyên nhân của nợ quá hạn
Nguyên nhân nợ quá hạn hiện nay của ngân hàng công thương Thanh Hoá tồn tại dưới hai dạng, NQH do chủ quan của ngân hàng và NQH nguyên nhân từ phía khách hàng. Xét theo tiêu chí nguyên nhân này thì 100% các khoản NQH do từ phía khách hàng.
BẢNG 8. NGUYÊN NHÂN NQH
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2003 2004 2005
1.Tổng dư NQH 10.166 5.067 2.294
+ NQH do nguyên nhân từ khách hàng. 10.166 5.067 2.294
+ NQH do nguyên nhân từ phía ngân hàng. 0 0 0
Nguồn: Báo cáo tình hình nợ quá hạn của ngân hàng công thương Thanh Hoá các năm 2003-2005.
Từ nguồn cung cấp trên ta thấy NQH nguyên nhân do chủ quan của ngân hàng là không tồn tại. Đây là tín hiệu tốt về chất lượng tín dụng hay trình độ phân tích, thẩm định của cán bộ cho vay ngày càng đươc củng cố và nâng cao. Mặt khác khách hàng của ngân hàng công thương Thanh Hoá là những khách hàng truyền thống ngân hàng rất hiểu về khách hàng.
Bên cạnh đó nguyên nhân do khách hàng là hầu hết các nguyên nhân dẫn đến NQH của các khoản vay. Trong nguyên nhân NQH từ phía khách hàng được thể hiên NQH dưới hai dạng đó là: NQH thường xuyên và NQH tạm thời.
Nợ quá hạn thường xuyên:
Là nợ quá hạn của khách hàng khó khăn thực sự trong việc trả nợ, những khách hàng này thường xuyên xuất hiện trên danh sách NQH của ngân hàng công thương Thanh Hoá tại các thời điểm khác nhau. NQH này đòi hỏi cán bộ cho vay phải theo dừi sỏt sao, kiểm tra và phõn tớch khả năng trả nợ của khỏch hàng để có thể đưa ra biện pháp sử lý kịp thời.
Nguyên nhân của nhóm nợ quá hạn này bao gồm những nguyên nhân khách quan hoặc nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng và từ phía ngân hàng công thương Thanh Hoá.
Công ty XNK hoàng trường, một khách hàng vay vốn của ngân hàng công thương Thanh Hoá để phục vụ cho nuôi trồng và xuất khẩu thuỹ sản không may gập rủi ro do thiên tai làm thiệt hại đến công viêc nuôi trồng làm cho công ty không thể trả nợ đủ và đúng hạn cho ngân hàng.
Thực hiện số 393/ TTg ngày 09/6/1997 của thủ tướng chính phủ về đánh bắt hải sản xa bờ và quyết định số 08 của tỉnh uỹ thanh hoá. Chi nhánh ngân hàng công thương Thanh Hoá đã đầu tư hàng trăm dự án tuy nhiên trong những năm qua, tình hình thời tiết nhiều biến động đặc biệt là bảo tố đã gây
thiệt hại không nhỏ cho các chủ đầu tư cả vật chất và tài chính vì thế mà không trả nợ đầy đủ và đúng hạn cho ngân hàng công thương Thanh Hoá.
Thực hiện nghị quyết số 03/2000/NQ-Chi phí ngày 02/2/2000 của chính phủ về đầu tư phát triển trang trại ngân hàng công thương Thanh Hoá đầu tư cho nghiều dự án thuộc thành phần kinh tế quố doanh. Như dự án cao su, cà fê (Thuộc công ty cafê) và dự án phát triển nông trường Hà Trung. Trong những năm đi vào hoạt động các dự án gập phải sự biến động của thời tiết làm thất thu của dự án vì thế mà ngân hàng công thương Thanh Hoá không thu được nợ đúng thời hạn.
Nợ quá hạn tạm thời.
Là nợ quá hạn không phải do khách hàng gập khó khăn về mặt tài chính.
Các đối tượng thuộc nhóm này không thường xuyên trong danh sách nợ quá hạn. Đơn vị không trả nợ đầy đủ và đúng hạn thường do các nguyên nhân sau:
Giám đốc đi công tác chưa về kịp để ký UNC trả tiền, giám đốc bị tai nạn đang nằm trong bịnh viện, lập UNC trả tiền sai quy cách bị trả lại, tính toán nhằm số tiền phải trả dẫn đến trả nợ thiếu hoặc đang chuyển tiền trong hệ thống ngân hàng. Chưa báo có cho ngân hàng công thương Thanh Hoá…
Các đơn vị như: Công ty may việt thanh, công ty XNK biên giới, công ty XNK Thanh Hoá…
Nhóm nợ quá hạn này không phải là nợ xấu và sẽ sớm được chuyển lại nợ trong hạn khi ngân hàng công thương Thanh Hoá nhận đươc đầy đủ tiền trả nợ.
2.3.3. Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng tổn thất / Dư nợ quá hạn.
BẢNG 9. NỢ QUÁ HẠN Cể KHẢ NĂNG TỔN THẤT
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2003 2004 2005
1. Dư nợ quá hạn. 10.166 5.067 2.294
+ Nợ quá hạn có khả năng tổn thất. 1.065 426 134 + Nợ quá hạn có khả năng thu hồi. 9.101 4.641 2.160 2. Tỷ lệ NQH có khả năng tổn thất/
Dư nợ quá hạn
10,5% 8,4% 6%
Nguồn: Báo cáo tình hình NQH của ngân hàng công thương Thanh Hoá các năm 2003-2005.
Qua số liệu trên ta thấy tình hình NQH có khả năng tổn thất chiếm tỷ lệ nhỏ so với dư nợ quá hạn, và có xu hướng giảm. Vì thế tuy các khoản cho vay của ngân hàng công thương Thanh Hoá quá hạn nhưng số nợ này có khả năng thu hồi đươc hoặc ngân hàng nắm trong tay các tài sản bảo đảm do đó không gây tổn thất lớn cho ngân hàng.
2.3.4. Rủi ro trong thẩm định dự án cho vay.
Thẩm định dự án cho vay có thể được xem là quá trình thẩm định, xem xét đánh giá một cách khoa học, toàn diện những nội dung ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế, xã hội và tính khả thi của dự án: Từ đó ra quyết định có cho vay hay không.
Mục đích của việc tiến hành thẩm định là góp phần trơ giúp cho quá trình ra quyết định đầu tư an toàn, nhanh chóng nằm dự đoán những rủi ro trong thời gian thực hiện dự án để có biệ pháp khắc phục. Việc thẩm định dự án sẽ giúp loại bỏ những dự xấu, lựa chọn được những dự án tốt, hứa hẹn một hiệu quả cao.
Hoạt động thẩm định tài chính dự án tại bất cứ một tổ chức tín dụng nào cũng phụ thuộc vào nhận thức của lãnh đạo tổ chức đó. Trên cơ sở nhận thức đó, ban lãnh đạo sẽ có cách tổ chức tiến hành và phân cấp thực hiện công tác thẩm định tài chính dự án xuống từng phòng ban. Tại ngân hàng công thương Thanh Hoá, sự cần thiết của công tác thẩm định tài chính dự án cũng được ban lãnh đạo ngân hàng khẳng định. Với mong muốn phát triển của ngân hàng, ban lãnh đạo cũng nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thẩm định dự án trong việc ra các quyết định đầu tư (cho vay) đặc biệt là đối với dự án cần có lương vốn tài trợ lớn. Tuy nhiên, do nhận thức mức độ rủi ro của hoạt động cho vay trong thị trường vốn ở Thanh Hoá vẫn chưa cao như thị trường khác trong nước (do vấn đề tiền và quyền lực ở tỉnh đang có nhiều bức xúc) nên ban lãnh đạo ngân hàng công thương Thanh Hoá chưa chú trọng
trong thực hiện hoạt động thẩm định một cách khoa học. Từ nhận thức đó, việc tổ chức tiến hành thẩm định dự án tại ngân hàng công thương Thanh Hoá có nhiều thiếu xót.
Việc phân cấp thực hiện thẩm định tài chính dự án xuống các phòng ban;
công tác thẩm định tài chính dự án do phòng kinh doanh đảm nhiệm. Riêng đối với dự án nhỏ, việc thẩm định tài chính dự án do một nhân viên thẩm định. Sau đó, báo cáo thẩm cùng hồ sơ khách hàngv sẽ được trình giám đốc phê duyệt. Đối với những dự án lớn, việc thẩm định sẽ được thực hiện bởi sự kết hợp giữa nhiều nhân viên của tất cả các phòng, ban việc hình thành một tổ thẩm định chuyên trách là chưa có.
Nội dung thẩm định dự án và phương pháp thẩm định được sử dụng ở ngân hàng công thương Thanh Hoá chưa được đầy đủ và khoa học. Điều này một phần là do năng lực còn hạn chế của một số cán bộ thẩm định của ngân hàng. Đặc thù của việc cho vay rất đa dạng, nhiều đối tượng đòi hỏi sự hiểu biết đa dạng về thị trường, về khoa học, công nghệ và những kiến thức khác vì các dự án cho vay rất phong phú, thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất với những thị trường riêng biệt. Các nhân viên của ngân hàng đã được đào tạo cơ bản nhưng còn thiếu chuyên xâu về nghiệp vụ, chủ yếu thẩm định dựa vào kinh nghiệm và sự tìm hiểu qua sách vở để tiến hành trong thực tiễn.
Những hạn chế nêu trên đã dẫn đến kết quả thẩm định đôi khi thiếu chính xác, chất lượng thẩm định không cao, hoạt động thẩm định còn mang tính hình thức, báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng lấy hoàn toàn những số liệu đã được tính toán trong dự án xin vay vốn mà ít có sự thẩm tra, đánh giá tính chính xác của những số liệu đó.
Kết quả thẩm định thiếu chính xác có thể dẫn đến những quyết định sai lầm như từ chối cho vay đối với những khách hàng tốt và đồng ý cho vay với những khách hàng không đủ điều kiện, từ đó làm giảm sút chật lượng tín dụng cho vay, gây ra tổn thất cho ngân hàng.
2.3.5.Rủi ro trong những dự án cho vay.
Hoạt động cho vay của ngân hàng công thương Thanh Hoá tập chung chủ yếu và các dự án, các chương trình kinh tế lớn của tỉnh Thanh Hoá cụ thể:
Cho vay phát triển kinh tế trang trại: Thực hiện nghị quyết số 03/2000/NP-CP ngày 02/2/2000 của chính phủ về đầu tư và phát triển kinh tế trang trại, quyết định 423/2000/QĐ-NHNN1 ngày 22/9/2000 của thống đốc ngân hàng nhà nước về chính sách tín dụng đối với kinh tế trang trại. Trong những năm qua ngân hàng công thương Thanh Hoá đã đầu tư 38.818 triệu đồng cho hai dự án thuộc thành phần kinh tế quốc doanh là dự án cao su, cà phê ( thuộc công ty cà phê ) và dự án phát triển kinh tế trang trại của nông trường Hà Trung; và cho vay hàng trăm hộ kinh tế tư nhân, cá thể làm kinh tế trang trại.
Cho vay đánh bắt xa bờ: Thực hiện quyết định số 393/TTg ngày 09/6/1997 của thủ tướng chính phủ về dịch vụ đánh bắt hải sản xa bờ và quyết định số 08 của tỉnh uỷ Thanh Hoá về phát triển nghề biển đến năm 2010, chi nhánh ngân hàng công thương Thanh Hoá đã đầu tư hàng trăm dự án đánh bắt xa bờ đã đưa vốn đầu tư của ngân hàng đối với nền kinh tế biển là lên đến gần 65.000 triệu đồng.
Cho sinh viên vay: thực hiện thông tư liên tịch số 26/TTLT bộ lao động thương binhvà xã hội - bộ giáo dục và đào tạo về việc cho sinh viên vay.
Ngân hàng công thương Thanh Hoá đã phối hợp với ban giám hiệu trường đại học Hồng Đức tổ chức cho sinh viên vay với điều kiện thoả thuận.
Cho vay theo chương trình tín dụng Việt -Đức:
Cho vay các dự án mới, tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Trong những năm qua ngân hàng công thương Thanh Hoá đã đầu tư vốn trung, dài hạn cho công ty xuất nhập khẩu Hoàng Trường, cong ty may Việt Thanh, công ty xuất nhập khẩu biên giới... đã giúp cho các doanh nghiệp cóvốn dài để đổi mới thiết bị sản xuất kinh doanh, từ đó hạ giá thành sản phẩm và tăng năng lực sản xuất.