Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ (Trang 109 - 112)

HỒNG ĐỨC - THANH HOÁ

2.2. Kết quả nghiên cứu

2.2.1. Thực trạng về việc học nghe - nói tiếng Anh của sinh viên không chuyên ngữ trường Đại học Hồng Đức

Để xác định được năng lực nghe – nói tiếng Anh của sinh viên không chuyên còn hạn chế như thế nào; nguyên nhân nào gây ra những hạn chế này, chúng tôi tiến hành khảo sát 500 sinh viên thuộc các khoa: Khoa KTQTKD (198 SV); Khoa KTCN (67 SV);

Khoa CNTT–TT (25 SV); Khoa KHXH (133 SV); Khoa KHTN (42 SV) và Khoa SPTH (35SV) về tình hình học hai kỹ năng nghe và nói tiếng Anh của họ. Trong đó, có 200 SV năm thứ 3 (số SV đã học xong các chương trình tiếng Anh) và 307 SV (số SV chuẩn bị học học phần tiếng Anh 1). Kết quả khảo sát được thống kê và diễn giải như sau:

Kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi, bài kiểm tra về kỹ năng nghe hiểu và bài kiểm tra kỹ năng nói tiếng Anh của cả hai đối tượng sinh viên (sinh viên đã học xong chương trình tiếng Anh ở đại học và những sinh viên chuẩn bị học) được xây dựng theo tiêu chí đánh giá của mức 0+ của TOEIC (250 điểm) tương ứng với trình độ A của Việt Nam cho thấy kết quả năng lực nghe – nói tiếng Anh của cả hai đối tượng sinh viên này thực sự đang ở mức quá thấp. Cụ thể như các bảng dưới đây:

TT Mức điểm Nghe

(Số lượng) % Nói

(Số lượng) % Ghi chú

1 8,5 -10 0 0 0 0 Kỹ năng Nghe

đạt 10 % TB Kỹ năng Nói đạt:

12 % TB trở lên

2 7,0 – 8,0 0 0 0 0

3 5,0– 6,5 5 10 6 12

4 3,0 – 4,5 21 42 23 46

5 0 – 2,5 24 48 21 42

Tổng 50 100 50 100

Bảng 2.1. Kết quả năng lực nghe - nói tiếng Anh của SV năm thứ 3 (đã học xong chương trình tiếng Anh)

TT Mức điểm Nghe

(Số lượng) % Nói

(Số lượng) % Ghi chú

1 8,5 -10 0 0 0 0 Kỹ năng Nghe

đạt: 4,7 % TB Kỹ năng nói đạt:

7,0 % TB trở lên

2 7,0 – 8,0 0 0 0 0

3 5,0– 6,5 2 4,7 3 7,0

4 3,0 – 4,5 18 42,8 19 47,6

5 0 – 2,5 22 52,5 20 45,4

Tổng 42 100 42 100

Bảng 2.2. Kết quả nghe - nói tiếng Anh của nhóm SV năm thứ 2 (trước khi học học phần tiếng Anh 1)

Theo như hai bảng trên, hơn 90 % SV chưa đạt khả năng nghe – nói tiếng Anh theo hai mức này mà đang ở mức 0 (10- 125 điểm) của TOEIC. Trong khi đó nhiều năm qua, theo quy định của Bộ GD&ĐT, sinh viên khi vào đại học phải đạt trình độ ngoại ngữ là A và khi ra trường phải đạt trình độ B của Việt Nam, tương ứng với mức 1 (400 điểm) hoặc 1+ (từ 405 - 600 điểm) của TOEIC. Ở mức này, người học phải đạt được những yêu cầu về kỹ năng nghe và nói tiếng Anh như sau:

a) Khả năng nghe hiểu: Người học có khả năng nghe hiểu được những cuộc hội thoại đơn giản về những chủ đề đã học, hiểu được những thông báo, những công bố đơn giản. Người nghe nhiều khi phải yêu cầu người nói nhắc lại.

b) Khả năng nói: Người học có khả năng hình thành những câu hỏi cần thiết trong giao tiếp bằng lời với số lượng từ vựng còn hạn chế, người học có khả năng tạo ra và duy trì được những cuộc hội thoại về các chủ đề đã học. Lỗi ngữ pháp, phát âm và sử dụng từ xảy ra thường xuyên nhưng không cản trở nhiều đến nội dung thông điệp.

Từ kết quả thu được qua kiểm tra khảo sỏt, chỳng tụi nhận thấy rừ rằng trỡnh độ tiếng Anh của sinh viên không chuyên ngữ trường ĐHHĐ còn quá thấp so với yêu cầu của xã hội – có tới 99 % đạt ở mức thấp nhất (Mức 0: 10 – 125 điểm) theo TOEIC, và chưa đạt trình độ A theo xếp loại của Việt Nam.

2.2.2. Nguyên nhân năng lực nghe – nói tiếng Anh của SV còn yếu kém

Bằng công cụ phiếu hỏi, các số liệu thống kê về kết quả khảo sát chung, chúng tôi đưa ra những nguyên nhân dẫn đến năng lực nghe – nói tiếng Anh của sinh viên không chuyên còn yếu, kém là:

1) Sinh viên chưa chủ động dành thời gian thực hành nghe – nói tiếng Anh ở nhà.

Điều này cho thấy người học chưa có mục đích, thái độ, động cơ và chiến lược học tiếng Anh đúng đắn.

2) Việc dạy và học tiếng Anh ở các cấp học phổ thông cũng như ở đại học vẫn chủ yếu là theo phương pháp truyền thống, chưa phát huy được phương pháp dạy học tích cực theo hướng giao tiếp. Do đó, hai kỹ năng nghe và nói tiếng Anh không được quan tâm đúng mức mà chỉ tập trung vào ngữ pháp, cấu tạo từ, nghĩa của từ, viết lại câu theo cấu trúc khác và đọc hiểu.Trong giờ học, giáo viên và học sinh dường như không sử dụng đến tiếng Anh (Classroom language) với những câu chào, hỏi, giao tiếp thông thường.

3) Giáo viên cũng chưa tạo ra môi trường giao tiếp tiếng Anh trong các giờ học.

Nguyên nhân là do giao tiếp khẩu ngữ (nghe và nói) và giao tiếp chủ động (nói và viết) không phải là mục tiêu chính của học ngoại ngữ phục vụ cho các mục đích nghiên cứu trong môi trường ngoại ngữ, đặc biệt là khi ngoại ngữ chỉ được học như là một môn học.

4) Ngoài lớp học, người học cũng chưa chủ động sử dụng tiếng Anh để giao tiếp;

không tự luyện tập đọc thành tiếng mà chỉ làm bài tập bằng hình thức trắc nghiệm hoặc viết vài câu theo mẫu.

5) Tâm lý người học chưa mạnh dạn, sợ mắc lỗi hoặc sợ người khác chê cười.

6) 100% số GV cho biết chương trình đào tạo chưa phù hợp với trình độ người học. Thực thế cho thấy là mục tiêu chương trình đặt ra thì cao (trình độ B của Việt Nam hoặc từ 400 điểm của TOEIC), nhưng thời lượng lại quá ít, chỉ có 10 tín chỉ (tương đương 200 tiết), nội dung gồm nhiều phần: ngữ pháp, ngữ âm, từ vựng, nghe, nói, đọc và viết.

7) Quy trình kiểm tra – đánh giá (KT-ĐG) thường xuyên, cuối kỳ, cuối khoá và thậm chí cả thi học sinh giỏi các cấp cũng không chú trọng đến hai kỹ năng nghe và nói.

100% số giáo viên cho rằng việc KT- ĐG như thế là hoàn toàn không phù hợp, chưa khích lệ được HSSV sử dụng nghe – nói tiếng Anh trong giao tiếp tốt được.

8) Lớp học quá đông học sinh –sinh viên (trên 50 học sinh – sinh viên); bàn ghế thì nhiều và khó di chuyển. Nên giáo viên khó kiểm soát được và tổ chức các hoạt động nghe – nói theo từng cặp hay từng nhóm.

9) Trang thiết bị dành cho dạy và học tiếng Anh còn quá thiếu đến mức hầu như bằng không: Không casset, không băng, đĩa, không Projector…

2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực nghe – nói tiếng Anh cho sinh

Một phần của tài liệu PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w