Thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất vĩ mô 1 Tóm lược các kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết đề tài (Trang 35 - 38)

Từ kết quả nghiờn cứu trờn, nhúm đó làm rừ mục tiờu ban đầu của nghiờn cứu là làm rừ trong kinh tế phi chớnh thức, kiều hối cú gõy một tỏc động tớch cực hơn đối với nguồn vốn đầu tư mạo hiểm hay không? Để làm được điều này đầu tiên chúng tôi phải tìm được quy mô của kinh tế phi chính thức – biến mà không thể đo lường trực tiếp được bằng việc sử dụng phương pháp MIMIC trong mô hình cấu trúc SEM.

Các kết quả của quy mô kinh tế phi chính thức được chúng tôi sắp xếp theo thứ tự tăng dần của các 26 quốc gia có nền kinh tế mới nổi. Kết quả cho thấy các quốc gia như Trung Quốc(14.9), Việt Nam (17.4), Indonesia(24.9) có quy mô nền kinh tế phi chính thức khá thấp trong khi các nước như Thái Lan(60.8) và Guatemala (63.4) có quy mô kinh tế phi chính thức khá cao. Vì Trung Quốc và Việt Nam là hai đất nước theo chủ nghĩa Đảng Cộng Sản và đồng thời Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn Trung Quốc là nước xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, chính vì vậy các số liệu được tính toán sẽ có nhiều lệch lạc. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Schneider (2010). Vậy tỉ lệ

phi chính thức là cao hay thấp thì sẽ làm cho kiều hối có tác động tích cực hơn đối với nguồn vốn đầu tư mạo hiểm? Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục phân tích hồi quy OLS để lần lượt kiểm tra ba giả thuyết mà chúng tôi đã đặt ra trong phần lí thuyết. Tuy nhiên kết quả hồi quy bằng OLS không theo đúng như mong đợi của nhóm chúng tôi. Chúng tôi mong đợi tỉ lệ kinh tế phi chính thức sẽ làm giảm nguồn vốn đầu tư mạo hiểm (giả thuyết 1) và kiều hối sẽ làm tăng nguồn vốn đầu tư mạo hiểm (giả thuyết 2) tuy nhiên kết quả hồi quy cho thấy cả hai biến đều có tác động tiêu cực đến nguồn vốn đầu tư mạo hiểm. Sau đó chúng tôi tiếp tục hồi quy bằng FGLS , kết quả lần này đã phù hợp hơn. Thứ nhất nền kinh tế phi chính thức đã có tác động tiêu cực đối với nguồn vốn đầu tư mạo hiểm thể hiện qua β4=-0.02 với mức ý nghĩa 1% phù hợp với lý thuyết thể chế và cũng bác bỏ những nghiên cứu trước đây cho rằng thiên tai hoặc khoảng cách địa lí làm giảm nguồn vốn đầu tư mạo hiểm. Tuy nhiên ở giả thuyết thứ hai, nếu đúng theo như lí thuyết chi phí giao dịch là các nước có nền kinh tế mới nổi phải thiết kế được khung thể chế phù hợp bảo vệ lợi ích cho các nhà đầu tư để họ không phải chịu những chi phí liên quan đến hợp đồng và phải phân tích một cách riêng rẽ chi phí giao dịch liên quan để có thể điều chỉnh giảm chi phí giao dịch, như những gì các quốc gia phát triển đã làm mới có thể đưa lượng kiều hối làm tăng nguồn vốn đầu tư mạo hiểm. Tuy nhiên, theo nhóm chúng tôi, các nước mới nổi chưa làm được những điều này một cách có hiệu quả nhất. Các chính sách mà các nhà hoạch định đặt ra vẫn mang tính cứng nhắc gây cản trở đáng kể dòng vốn chảy vào các quốc gia này, đặc biệt những người nhận kiều hối sẽ dùng để chi tiêu gia đình mà không đầu tư vì họ không được các cơ quan củng cố niềm tin và bảo vệ lợi ích cho họ. Theo nhóm nghiên cứu chính vì những lí do này, mà lượng kiều hối đã không tác động đến nguồn vốn đầu tư mạo hiểm ở 26 quốc gia mới nổi trong giai đoạn từ năm 2006-2014. Tiếp theo, chúng tôi sẽ kiểm định giả thuyết thứ 3, để biết được rằng, nếu trong nền kinh tế chính thức, kiều hối không tác động gì đến nguồn vốn đầu tư mạo hiểm thì trong nền kinh tế phi chính thức, kiều hối có gây một tác động tích cực hơn không? Và đúng như dự đoán, kiều hối đã làm tăng nguồn vốn đầu tư mạo hiểm (dù không đáng kể )trong quy mô kinh tế phi chính thức thể hiện ở β9 =0.14 với mức ý nghĩa 5% .

5.2. Hàm ý từ bài nghiên cứu

Những phỏt hiện cốt lừi trong cỏc nghiờn cứu trước đõy trong lĩnh vực kinh doanh nói về quỹ đầu tư mạo hiểm thường nghiên cứu về tác động của FDI. Có rất ít các nghiên cứu nói về tác động của người di cư và kiều hối của họ, đặc biệt là tại các nước mới nổi. Nên trong bài nghiên cứu này đi sâu vào tác động của kiều hối đối với quỹ đầu tư mạo hiểm. Chúng tôi đã chứng minh trong lý thuyết và thực nghiệm rằng thời gian nào, làm như thế nào có thể tăng nguồn vốn đầu tư mạo hiểm.

Những phát hiện quan trọng này không chỉ hữu ích cho lĩnh vực kinh doanh mà còn cho nghiên cứu và phát triển kinh tế nơi mà các cuộc tranh luận là làm như thế nào, thời gian nào và lượng kiều hối là bao nhiêu để phát triển các doanh nghiệp (Yang, 2011).

Những phát hiện của chúng tôi nhằm bổ sung luận điểm về tầm quan trọng của việc xây một thể chế chính thức ở các quốc gia mới nổi. Đặc biệt là việc xây dựng một hệ thống luật của thể chế chính thức nhằm thu hút các doanh nghiệp nước ngoài (Li và Zahra, 2012) và công ty vốn đầu tư mạo hiểm nước ngoài (Guler and Guillen, 2010).

Nhóm nghiên cứu cho thấy rằng việc gia tăng vốn đầu tư mạo hiểm từ kiều hối của những doanh nhân di cư nếu có một thể chế tốt có thể kiểm soát và bảo vệ cho những doanh nhân này. Kiều hối dựa vào quỹ đầu tư mạo hiểm để tránh được những chi phí do thiếu sót của thể chế chính thức (Khanna và Palepu, 2000) ở các quốc gia kém phát triển nơi có thể chế yếu kém

Kim và Li (2013) cho rằng, tại các quốc gia đang phát triển thì việc hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm có tỷ lệ cao hơn. Những khoản tiền gửi nhằm đầu tư mạo hiểm thì dựa vào các” mối quan hệ xuyên quốc gia” là rất thấp. Đa phần là họ dựa vào các mối quan hệ, và sự tin tưởng lẫn nhau giữa những người thân, bạn bè hay cộng sự.

Những điều này ảnh hưởng đến những nhà nghiên cứu và những người hoạch định chính sách. Các tổ chức như ngân hàng, các tổ chức chuyển tiền và các tổ chức tài chính quốc tế khác có thể biết được trong bao lâu, chuyển lượng tiền bao nhiêu và làm như thế nào với mục đích gì mà những doanh nhân di cư lại chuyển tiền về nước.

Những nhà hoạch định chính sách tại các tổ chứ thế giới như Ngân hàng Thế giới (Ratha, 2003), các cơ quan quốc gia như Phát triển Quốc tế (Hasan và Chalmers,

2008), và các tổ chức phi chính phủ như Global Entrepreneurship Monitor (Bosma và Levie, 2010)có thể hiệu chỉnh tốt hơn và có thể “khai thác” lượng kiều hối để đầu tư và phát triển kinh tế. Họ cũng đánh giá tầm quan trọng của các nhân tố xuyên quốc gia để chuyển tiền và ý tưởng chuyển tiền từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển với tỷ lệ phi chính thức lớn. Thật vậy, việc khuyến nghị chính sách phát triển kinh tế của Ngân hàng Thế giới và các tổ chức viện trợ khác hiện nay là một chiến lược lớn hơn để giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế (IEG,Word Bank).

Với những phát hiện trên, sẽ là hữu ích cho quá trình làm chính sách của các nhà hoạch định, đặc biệt là tại các quốc gia có nền kinh tế mới nổi. Kiều hối chảy vào những doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo nên những cơ hội việc làm mới, cơ hội học tập, tạo ra của cải cho hàng tỷ người có thu nhập thấp. Những khoản tiền ban đầu chủ yếu được sử dụng cho mục đích tiêu dùng (Hart and Prahalad, 2002; Prahalad, 2004, 2006). Nhưng những khoản tiền tiếp theo có thể được tập trung lại để phục vụ cho việc đầu tư kinh doanh, dẫn đến tăng trưởng kinh tế nhưng phải có sự hỗ trợ của quốc gia và các tổ chức lớn (Hall et al., 2010 năm 2012). Nghiên cứu của chúng tôi góp phần thể hiện tầm quan trọng của nguồn vốn xuyên quốc gia góp phần vào hình thành và xây dựng các doanh nghiệp. Chúng tôi cũng đã kiểm chứng lại những nghiên cứu trước đây (ví dụ, Vaaler, 2011), chỉ có những người thân, những người có mối liên hệ với nhau, tin tưởng lẫn nhau mới đảm bảo việc sử dụng quỹ đầu tư mạo hiểm một cách hợp lý và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết đề tài (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w