Khái niệm năng lực quản lý 1. Khái niệm năng lực

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG lực QUẢN lý các hợp tác xã NÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG (Trang 20 - 23)

7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

1.1.1. Khái niệm năng lực quản lý 1. Khái niệm năng lực

Thuật ngữ về năng lực được ý niệm rất sớm từ những năm 1970, có rất nhiều định nghĩa được đưa ra xuất phát từ nhiều hướng tiếp cận trong những bối cảnh khác nhau. McClelland (1973) mô tả “năng lực như là một đặc tính cơ bản để thực hiện công việc”. Boyatzis (1982) mở rộng thêm định nghĩa của McClelland và quan niệm rằng “năng lực như là các đặc tính của một cá nhân liên quan đến việc thực hiện công việc đạt hiệu quả cao”. Spencer and Spencet (1993) dựa trên định nghĩa về năng lực của Boyatzis và mô tả “năng lực như là đặc tính cơ bản của một cá nhân (kiến thức, kỹ năng, thái độ, động cơ, nét tiêu biểu và ý niệm về bản thân) có liên quan đến các tiêu chí đánh giá hiệu suất công việc. Hay Group, The Manager Competency Model (2001) định nghĩa năng lực là các đặc điểm quan trọng có thể xác định, quan sát và đo lường được của một người quyết định đến thành tích vượt trội của họ trong một công việc cụ thể, một tổ chức hoặc nền văn hóa. Các đặc điểm này gồm: kiến thức, kỹ năng, động lực xã hội... Ngoài ra còn có các định nghĩa tiêu biểu khác được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu: Woodruffe, Parry hay Bernthal.

Từ các định nghĩa như vậy, mặc dù có sự khác nhau nhưng hầu hết các khái niệm đều có chung một số quan điểm như: năng lực bao gồm một loạt các kiến thức, kỹ năng, thái độ hay các đặc tính cá nhân khác cần thiết để thực hiện công việc thành công.

Tóm lại, năng lực được xem như là những phẩm chất tiềm tàng của một cá nhân và đòi hỏi của công việc để thực hiện công việc thành công. Năng lực được hiểu là một tập hợp các kiến thức, kỹ năng và thái độ hay các phẩm chất cá nhân khác (động cơ, nét tiêu biểu, ý niệm về bản thân, mong muốn thực hiện.) mà tập hợp này là thiết yếu và quan trọng của việc hình thành những sản phẩm đầu ra.

* Phân loại năng lực: Theo nhận định của Kroon (2006) thì năng lực có thể chia ra ít nhất làm 3 loại mà cỏc nhà nghiờn cứu đó tiến hành khảo sỏt như: Năng lực cốt lừi; Năng lực chung (nhúm);

Năng lực cá nhân (vị trí).

- Năng lực cốt lừi: năng lực cốt lừi mụ tả cỏc yếu tố hành vi quan trọng đối với tất cả nhõn viờn.

Năng lực này đòi hỏi mọi vị trí trong tổ chức thực hiện thành công nhiệm vụ theo yêu cầu, để đáp ứng sứ mệnh, tầm nhìn, tiêu chuẩn và kế hoạch chiến lược của tổ chức.

- Năng lực chung: năng lực chung mô tả khả năng, đặc tính cụ thể của một nhóm và được xem như là một bộ phận cụng tỏc. Năng lực này cú thể giống như là năng lực cốt lừi, nhưng cần đến ở mức độ cao hơn về trình độ để thực hiện nhiệm vụ công việc cụ thể, cũng có thể bao gồm năng lực chuyên môn, trong đó đề cập đến các kỹ năng nghề nghiệp cụ thể, tích lũy được từ giáo dục, đào tạo hoặc dựa trên một lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Mỗi lĩnh vực chứa đựng 4 thành tố: tri thức, trí tuệ, kỹ năng, kỹ xảo ... kinh nghiệm tiến hành các phương thức hoạt động; Cảm xúc, biểu cảm về hành vi, thái độ kinh nghiệm sống; Phát triển năng lực sáng tạo.

- Năng lực cá nhân: là năng lực riêng biệt cho một vị trí cụ thể, có thể kế thừa từ năng lực chung hay năng lực cốt lừi cho một vị trớ cụ thể, yờu cầu ở mức độ thạo việc cao hơn. Những năng lực cá nhân cũng có thể bao gồm những năng lực chuyên môn, trong đó đề cập đến các kỹ năng nghề nghiệp cụ thể tích lũy được từ giáo dục, đào tạo hoặc dựa trên một lĩnh vực chuyên môn cụ thể.

1.1.1.2, Khái niệm về quản lý

Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát các nguồn lực và hoạt động của hệ thống xã hội nhằm đạt được mục đích của hệ thống với hiệu lực và hiệu quả cao một cách bền vững trong điều kiện môi trường luôn biến động (Theo Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2012).

* Các yếu tố cơ bản của quản lý

Thứ nhất, nội dung quản lý: các nhà quản lý đều thực hiện một quá trình bao gồm:

Lập kế hoạch là quá trình thiết lập các mục tiêu và phương thức hành động thích hợp để đạt mục tiêu.

Tổ chức là quá trình đảm bảo nguồn lực cho thực hiện kế hoạch trong các hình thái cơ cấu nhất định.

Lãnh đạo là quá trình đánh thức sự nhiệt tình, tạo động lực cho con người để họ làm việc một

cách tốt nhất nhằm đạt được các mục tiêu kế hoạch.

Kiểm soát là quá trình giám sát, đo lường, đánh giá và điều chỉnh hoạt động để đảm bảo sự thực hiện theo kế hoạch.

Thứ hai, đối tượng của quản lý: đối tượng chủ yếu và trực tiếp của quản lý là các mối quan hệ con người bên trong và bên ngoài hệ thống. Chủ thể quản lý tác động lên con người, thông qua đó mà tác động đến các yếu tố vật chất và phi vật chất khác như vốn, vật tư, máy móc, công nghệ, thông tin để tạo ra kết quả cuối cùng của toàn bộ hoạt động.

Thứ ba, mục tiêu của quản lý: trong mọi loại hình hệ thống xã hội, mục tiêu hợp lý được tuyên bố công khai của quản lý đều là tạo ra giá trị gia tăng cao cho hệ thống và các thành viên của nó.

Thứ tư, điều kiện quản lý: khái niệm quản lý cho thấy các nhà quản lý luôn thực hiện nhiệm vụ của mình trong điều kiện môi trường luôn biến động. Chính vì vậy, sự hiểu biết về môi trường bên ngoài và bên trong của hệ thống và kỹ năng phân tích môi trường là hết sức cần thiết đối với nhà quản lý.

Nhà quản lý là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát công việc của những người khác để hệ thống do họ quản lý đạt được mục đích của mình.

1.1.1.3. Khái niệm về năng lực quản lý

Năng lực quản lý để điều hành và ra quyết định trong sản xuất là một khái niệm phức tạp.

Năng lực quản lý là các yêu cầu đối với các công việc có tính chất quản lý bao gồm hoạch định, tổ chức, điều phối nguồn lực (ngân sách, con người) và thực hiệnkiểm tra, giám sát, đánh giá công việc. Tùy theo tính chất phức tạp, mức độ và phạm vi quản lý mà mỗi chức danh có những yêu cầu về tiêu chuẩn năng lực quản lý khác nhau.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG lực QUẢN lý các hợp tác xã NÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w