Cầu chủ động * Công dụng

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp công nghệ ô tô (Trang 24 - 34)

- Là giá đỡ và giữ hai bánh xe chủ động.

- Phân phối mômen của động cơ đến hai bánh xe chủ động để xe chuyển động tiến hoặc lùi.

- Tăng tỷ số truyền để tăng mômen xoắn, tăng lực kéo của bánh chủ động - Cho phép bánh xe chủ động quay với vận tốc khác nhau khi xe quay vòng.

- Đỡ toàn bộ trọng lượng của các bộ phận đặt trên xe. Thu hút và truyền dẫn mômen xoắn của cầu lên khung xe khi tăng tốc hoặc phanh xe.

* Phân loại:

+ Theo kết cấu truyền lực chính có: Cầu đơn và cầu kép

+ Theo vị trí của cầu chủ động: Cầu trước chủ động, cầu sau chủ động + Theo số lượng cầu bố trí trên xe

- Xe có một cầu trước hoặc sau chủ động.

- Xe có hai cầu chủ động trước hoặc sau.

- Xe có ba cầu chủ động trước, sau và giữa.

+ Theo số lượng cặp bánh răng truyền lực chính

- Một cặp bánh răng có tỷ số truyền cố định.

- Hai cặp bánh răng có tỷ số truyền cố định.

Hình 3.26 Cấu tạo cầu chủ động 3.5.1 Truyền lực chính

* Công dụng

- Truyền mômen xoắn của động cơ tới bộ vi sai với góc truyền 900 để chuyển động quay của trục khuỷu thành chuyển động tịnh tiến của xe.

- Tăng tỷ số truyền để tăng mômen xoắn và lực kéo ở bánh xe chủ động.

* Phân loại

+ Dựa theo số cặp bánh răng ăn khớp

- Truyền lực chính đơn: Có một cặp bánh răng.

- Truyền lực chính kép: Có hai cặp bánh răng.

+ Dựa theo kết cấu cặp bánh răng côn

- Dùng cặp bánh răng côn răng thẳng.

- Dùng cặp bánh răng côn răng xoắn.

- Dùng cặp bánh răng côn răng Hypoid.

a) Truyền lực chính đơn b) Truyền lực chính kép 1. Ổ bi phía ngoài; 1. Bánh răng chủ động.

2. Bánh răng chủ động; 2. Bánh răng bị động.

3. ổ bi phía trong; 3. Bánh răng trung gian nhỏ 4. Bánh răng bị động; 4. Bánh răng trung gian lớn 5. Đầu trục.

Hình 3.27 Truyền lực chính đơn và truyền lực chính kép 3.5.2 Bộ vi sai

* Công dụng :

- Phân phối mômen quay ra các bán trục.

- Cho phép bán trục quay với các tốc độ khác nhau khi xe quay vòng hay chuyển động trên đường không bằng phẳng.

* Phân loại:

+ Dựa vào công dụng của bộ vi sai người ta phân ra làm các loại: Vi sai đối xứng và vi sai không đối xứng.

+ Dựa theo cấu tạo thì có - Vi sai dùng bánh răng côn.

- Vi sai dùng bánh răng trụ.

- Vi sai tăng ma sát.

* Cấu tạo

Hình 3.28 Cấu tạo bộ vi sai

1. Bánh răng hành tinh; 2. Trục chữ thập; 3. Bánh răng bán trục;

4. Vỏ vi sai; 5. Bánh răng vành chậu.

Vỏ bộ vi sai lắp chặt với bánh răng vành chậu hoặc bánh răng trung gian lớn (đối với cầu kép). Trục chữ thập đặt cố định trong vỏ bộ vi sai, các đầu trục chữ thập lắp tự do với bốn bánh răng hành tinh. Các bánh răng hành tinh luôn luôn quay cùng với vỏ vi sai và ăn khớp với hai bánh răng bán trục, phía trong của bán trục có rãnh then hoa để lắp với bán trục. Ở một số xe, hộp vi sai có hai cặp bánh răng hành tinh lắp trên một trục thẳng.

3.5.3 Cơ cấu khóa vi sai

Khi hãm vi sai, cơ cấu này sẽ cài cứng bánh răng hành tinh của vi sai với bánh răng vành chậu nhờ khớp gài. Nó sẽ hình thành một khớp cứng và quay cùng tốc độ với bánh răng vành chậu. Bánh răng hành tinh phía đối diện lúc này

cũng quay theo làm cho hai bánh xe chủ động quay cùng tốc độ như nhau. Như vậy xe thoát khỏi sa lầy một cách dễ dàng.

Hình 3.29 Vi sai và nguyên lý khóa vi sai

1. Cơ cấu khóa vi sai; 2. Khớp gài vi sai; 3. Bán trục;

4. Khớp gài vi sai;5. Vỏ vi sai; 6. Khóa mở.

3.5.4 Truyền lực cuối cùng

Truyền lực cuối cùng để tăng mômen truyền từ bán trục tới bánh xe, nhằm đơn giản kích thước ở truyền lực chính, đảm bảo tính năng cơ động của ôtô, giúp ôtô chuyển động dễ dàng trên các địa hình phức tạp nhờ tăng được tỷ số truyền.

Hình 3.30 Truyền động bánh răng kiểu hành tinh

1. Bulông của nắp lớn; 2.Bánh răng bị dẫn; 3. Nắp lớn; 4.Bulông bắt giá đỡ bánh răng vệ tinh; 5. Nắp bên ngoài giá đỡ bánh răng vệ tinh; 6.Bánh răng vệ tinh; 7. Bánh răng dẫn động; 8. Nắp nhỏ; 9. Thanh trượt bán trục; 10.Bán trục 11. Vòng hãm; 12. Cữ chặn dẫn động; 13. Trục bánh răng vệ tinh; 14. Bulông hãm trục; 15. Nút xả; 16. Vòng bi bánh răng vệ tinh; 17. Vòng đệm hãm; 18. Vỏ nửa trục; 19. Vòng bi moayơ ngoài; 20.Đai ốc; 21. Đai ốc hãm vòng bi; 22. Nắp trong giá đỡ; 23. Moayơ bánh xe sau

Bánh răng dẫn động 7 được lắp then hoa với bán trục 10, được hãm bởi cữ chặn 12 và vòng chặn 11. Xung quanh được lắp ba bánh răng vệ tinh 6 có kết cấu giống nhau, đặt lệch nhau 1200. Chúng được quay trơn trên trục 13 nhờ vòng bi đũa

16. Trục 13 lắp trên giá đỡ bánh răng vệ tinh và được cố định bằng bulông 14.

Bulông 4 bắt chặt giá đỡ bánh răng vệ tinh. Bánh răng bị dẫn động 2 có bố trí răng trong, nó được truyền mômen từ bánh răng dẫn động qua bánh răng vệ tinh.

Nắp lớn 3 có tác dụng che kín các chi tiết bên trong, trên đó có bố trí nút xả dầu 15. Nắp 5 được bắt chặt với giá đỡ bánh răng vệ tinh bằng bulông 4.

3.5.5 Bán trục, cầu xe

Bán trục (loại hệ thống treo độc lập) có nhiệm vụ truyền mômen xoắn từ bộ vi sai đến bánh xe chủ động.

Bán trục là một trục bằng thép, đầu trong có rãnh then hoa để lắp với bánh răng bán trục, đầu ngoài có một mặt bích để truyền động cho bánh xe chủ động.

Cầu xe (loại hệ thống treo phụ thuộc) dùng để đỡ các bánh xe

Hình 3.31 Bán trục và cầu xe

Hình 3.32 Cấu tạo bán trục và cầu xe

Một số lưu ý về kiểm tra, điều chỉnh trong sử dụng

Trong quá trình sử dụng xe, nếu thấy có hiện tượng khi đạp hết bàn đạp ly hợp vào mà vẫn không thể cắt được động lực, đó là do ly hợp đã bị mòn hoặc hành trình tự do của bàn đạp ly hợp không chuẩn. Cần phải thay thế hoặc điều chỉnh lại hành trình tự do.

Nếu lò xo chịu xoắn bị mòn và tấm đệm bị vỡ sẽ gây ra va đập và tiếng ồn lớn khi vào ly hợp, khi đó cần kiểm tra lại và sửa chữa hoặc thay thế.

Đối với trục các đăng: khi tháo phải cẩn thận, không được tác động một lực quá mạnh vào các khớp nối mềm và phải đảm bảo hộp số, trục cac đăng và bộ vi sai luôn thẳng. Sau khi lắp phải kiểm tra các góc của khớp nối

Một số dạng hư hỏng của hộp số thường:

Sang số khó, vào số nặng: thanh trượt bị cong, mòn; khớp cầu mòn; bộ đồng tốc mòn nhiều. Răng đồng tốc mòn, ổ bi trục sơ cấp mòn gây sà trục; các khớp dẫn động trung gian cần số bị rơ, cong.

Tự động nhảy số: bi, hốc hãm mất tác dụng (do mòn nhiều); lò xo bị yếu hoặc bị gãy; rơ dọc trục thứ cấp.

Có tiếng va đập mạnh: bánh răng bị mòn, ổ bị mòn, dầu bôi trơn thiếu hoặc không đúng loại. Khi vào số có tiếng va đập do hốc hãm đồng tốc mòn quá giới hạn làm mất tác dụng của đồng tốc.

Dầu bị rò rỉ: gioăng đệm cacte hộp số bị hỏng, các phớt chắn dầu bị mòn, hở.

Bảo trì và bảo dưỡng hộp số

Tất cả các bộ phận như bánh răng, các trục hộp số, bộ... được lắp ráp với yêu cầu về độ chính xác vô cùng cao và làm việc ở chế độ thường ăn khớp. Vì thế, ma sát xuất hiện sẽ làm mòn các chi tiết, khiến cho độ chính xác giảm, hộp số kêu, có thể dẫn tới hư hại các răng số... Để tránh các tác hại của lực ma sát, các chi tiết trong hộp số được bôi trơn bởi dầu. Dầu bôi trơn sẽ giúp cho các bánh răng làm việc trong điều kiện nhiệt độ ổn định và làm sạch các mạt kim loại có thể được tạo ra trong quá trình các chi tiết làm việc. Nếu được bảo dưỡng đúng cách, một hộp số có thể dễ dàng làm việc suốt đời cùng với chiếc xe. Tuy nhiên, những thói xấu vì thiếu hiểu biết (kiểm tra lượng dầu khi đã cạn!) sẽ dẫn đến những tác hại cho xe.

CHƯƠNG 4: HỆ THỐNG TREO VÀ DI ĐỘNG

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp công nghệ ô tô (Trang 24 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w