TÍNH TOÁN CHI PHÍ XỬ LÝ

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa tân hiệp với công suất 140 m3ngày đêm (Trang 81 - 89)

5.1. Chi phí xây dựng và thiết bị 5.1.1. Phần xây dựng

Bảng 5.1: Các hạng mục xây dựng ST

T Hạng mục Kích thước xây

dựng

Số lượng

Đơn giá (VNĐ/m3)

Thành tiền VNĐ 1 Bể thu gom 3m x 1.3m x 2.7m 1 1 500 000 15 795 000

2 Bể điều hòa 5m x 3m x 4m 1 1 500 000 90 000 000

3 Bể lọc sinh học hiếu

khí 6.5m x 3m x 4m 1 1 500 000 117 000 000

4 Bể lắng II 3.5m x 3.5m x4.8m 1 1 500 000 88 200 000 5 Bể khử trùng 3.5m x 1.5m x 1.5m 1 1 500 000 11 812 500 6 Bể phân hủy bùn 3.5m x 2.8m x 2.8m 1 1 500 000 41 160 000 7 Nhà để máy thổi khí 1.6m x 3m x 2m 1 1 500 000 14 400 000

Tổng cộng 378 367 500

5.1.2. Phần thiết bị

Bảng 5.2: Các thiết bị công nghệ chính ST

T Hạng mục Số lượng Đơn

vị

Đơn giá VNĐ

Thành tiền VNĐ

1 Song chắn rác 1 Cái 500 000 500 000

2 Bơm nước thải tại bể thu gom 2 (1.5HP) Cái 8 000 000 16 000 000 3 Bơm nước thải tại bể điều hòa 2 (0.5HP) Cái 3 000 000 6 000 000

4 Bơm định lượng 1 Cái 3 000 000 3 000 000

5 Máy thổi khí 2(4HP) Cái 25 000 000 50 000 000

6 Máng thu nước răng cưa 1 Cái 6 000 000 6 000 000

7 Đĩa phân phối khí 27 Cái 200 000 5 400 000

8 Vật liệu đệm plastic 39 m3 1 200 000 46 800 000

9 Hệ thống tủ điện điều khiển 1 HT 15 000 000 15 000 000

10 Hệ thống đường điện 1 HT 8 000 000 8 000 000

11 Hệ thống đường ống 1 HT 10 000 000 10 000 000

12 Các chi phí phụ phát sinh 1 15 000 000 15 000 000

Tổng cộng 181 700 000

Tổng chi phí xây dựng:

Txd = Chi phí xây dựng + Chi phí thiết bị

= 378 367 500 + 181 700 000 = 560 067 500 (VNĐ)

Suất đầu tư cho 1m nước thải:3 S =

140 378367500

= 4 000 000(VNĐ/m3)

5.2. Chi phí xử lý cho 1 m3 nước thải 5.2.1. Chi phí khấu hao xây dựng

Cũng như bất cứ công trình xây dựng nào khả năng hoạt động của công trình và máy móc thiết bị đều có giới hạn. Chi phí xây dựng cơ bản được khấu hao trong 30 năm, chi phí máy móc thiết bị được khấu hao trong 15 năm. Vì vậy, tổng khấu hao trong 1 năm:

Tkh =

15 181700000 30

0

3783675000 + = 24 800 000 VNĐ/năm = 67 000 VNĐ/ngày 5.2.2. Chi phí vận hành

Bảng 5.3: Chi phí điện năng ST

T Thiết bị Số

lượng

Công suất (kW)

Thời gian hoạt động (h/ngày)

Tổng năng lượng tiêu thụ

(kWh/ngày)

1 Bơm NT tại bể thu gom 2 0.69 12 8.28

2 Bơm nước thải tại bể điều

hòa 2 0.23 24 5.52

3 Máy thổi khí 2 2.8 24 67.2

4 Bơm định lượng 1 0.1 24 2.4

Tổng cộng 83.4

Giá điện: 1000 đồng/kWh

Tổng chi phí điện năng một ngày:

Tđn = 83.4 kWh/ngày * 1000 đồng/kWh = 82 400 VNĐ/ngày

Chi phí hóa chất:

Lượng Clo tiêu thụ trong 1 ngày: 1.12 kg/ngày

Giá Clo trên thị trường: 8500 VNĐ/kg

Chi phí hóa chất: Thc = 8500*1.12 = 9520 VNĐ/ngày Chi phí nhân công:

Nhân viên làm việc trong khu xử lý nước thải của bệnh viện là 1 người với mức long trung bình là 1 200 000 VNĐ/tháng.

Tnc = 40 000 VNĐ/ngày

Chi phí sửa chữa nhỏ như tra dầu mỡ, chi phí kiểm tra máy móc định kỳ. Chi phí này chiếm 1% tổng chi phí tính cho 1 năm:

Tsc = 0.01*Txd = 0.01*378 367 500

= 3 783 675 VNĐ/năm = 11 000 VNĐ/ngày 5.2.3 Tổng chi phí cho 1 m3 nước thải

Chi phí cho 1m3 nước thải tính bằng tổng chi phí khấu hao cộng với tổng chi phí vận hành trong một ngày của hệ thống xử lý.

Chi phí khấu hao: Tkh = 67 000 VNĐ/ngày Chi phí vận hành:

Tvh = Tđn + Thc + Tnc + Tsc = 83 400 + 9 520 + 40 000 + 11 000 = 144 000 VNĐ/ngày

Vậy chi phí cho 1m3 nước thải xử lý:

T = ( )

140 144000 67000

140

= + + vh

kh T

T = 1500 (VNĐ/m3)

CHƯƠNG 6

QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

6.1. Đưa hệ thống vào hoạt động

Khi bắt đầu vận hành hệ thống xử lý cần chú ý:

+ Tăng dần tải lượng của hệ thống xử lý nước thải. Khi xây dựng 1 hệ thống mới thì chỉ cho 1 phần nước thải vào bể sục khí để cho vi sinh vật thích nghi dần dần.

+ Lượng DO cần giữ ở mức 2 ÷ 3 mg/l và không sục khí quá nhiều (cần điều chỉnh dòng khí mỗi ngày).

6.2. Thao tác vận hành hàng ngày

Vận hành HTXLNT hàng ngày cần phải đảm bảo các yếu tố sau:

+ Giữ lượng DO trong bể sục khí ổn định (từ 2 ÷ 4 mg/l).

+ Lấy rác ở song chắn rác.

+ Làm sạch máng tràn.

+ Kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị

Ngoài các hoạt động hàng ngày còn có các hoạt động theo định kỳ như: lấy mẫu, bảo dưỡng, thay thế thiết bị …

6.3. Kiểm soát thông số vận hành

Cần thường xuyên kiểm soát, đo đạt các thông số vận hành:

+ pH: quá trình xử lý bằng phương pháp sinh học, vi sinh vật rất nhạy cảm với sự dao động của trị số pH, giá trị pH tốt nhất là trong khoảng 6.8 ÷ 7.4.

+ BOD: là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ dạng hòa tan, dạng keo và một phần dạng lơ lửng với sự tham gia của các VSV trong điều kiện hiếu khí.

+ COD: là lượng oxy cần thiết để oxy hóa hoàn toàn chất hữu cơ và một phần nhỏ các chất vô cơ dễ bị oxy hóa có trong nước thải.

Chỉ tiêu BOD không đủ để phản ánh khả năng oxy hóa các chất hữu cơ khó bị oxy hóa và các chất vô cơ có thể bị oxy hóa có trong nước thải. Trị số COD luôn lớn hơn BOD5 và tỷ số COD/BOD thay đổi tùy thuộc vào tính chất nước thải. Tỷ số COD/BOD càng nhỏ thì xử lý sinh học càng dễ.

+ Oxy hòa tan (DO) là thông số quan trọng nhất trong vận hành hệ thống sinh học hiếu khí. DO trong bể sục khí không nhỏ hơn 0.5 mg/l, giá trị DO cũng không nên quá cao (3 mg/l) nếu không cần thiết và sục khí với cường độ quá lớn có thể là nguyên nhân khiến cho bùn tạo bông kém.

+ Nhiệt độ nước thải ảnh hưởng lớn đến đời sống của thủy sinh vật, đến sự hòa tan của oxy trong nước.

+ Tổng coliform là chỉ tiêu vi sinh quan trọng đối với nước thải bệnh viện.

6.4. Sự cố và biện pháp khắc phục

Bảng 6.1: Các sự cố chung thường gặp và cách khắc phục

Sự cố Nguyên nhân Biện pháp khắc phục

1. Hệ thống không có nước ra

Không có nước thải hoặc mực nước trong bể điều hòa thấp hơn phao điện

Chờ cho đến khi có nước

Hệ thống bơm bị hỏng

− Van ở bơm điều hòa và bơm xả trong tình trạng đóng

− Bơm bị nghẹt rác

Kiểm tra bơm, vận hành bơm dự phòng

− Mở van kiểm tra áp lực tại đồng hồ

− Kéo bơm lên, lấy rác ra khỏi guồng bơm

2. Bơm và mô tơ không hoạt động

− Không có nguồn điện Kiểm tra lại nguồn điện

− Hư hỏng Sửa chữa hoặc thay thế

3. Bể điều hòa có váng nổi

Thiếu khí Kiểm tra lại lượng khí cung cấp cho bể điều hòa 4. Bể sinh học hiếu

khí có bọt trắng nổi trên mặt

− Có quá ít bùn ( thể tích bùn thấp)

− Nhiễm độc tính

( thể tích bùn bình thường)

− Dừng lấy bùn dư

− Tìm nguồn gốc phát sinh để xử lý

5.Bể lắng: bùn có

màu đen Có lượng oxy hòa tan DO quá thấp Tăng cường sục khí

CHƯƠNG 7

NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN 7.1. Nhận xét

Nước thải bệnh viện có thành phần và tính chất gần giống với nước thải sinh hoạt, nhưng có hàm lượng vi sinh gây bệnh rất cao (tổng coliform = 8.5*10-7) nên phải đặc biệt chú trọng đến khâu khử trùng nước thải. Tỷ số BOD5/COD > 0.5, do đó phương pháp xử lý bằng sinh học được áp dụng phổ biến để xử lý nước thải bệnh viện vì chi phí xử lý thấp, hiệu quả xử lý cao.

Diện tích xây dựng của các công trình xử lý bị hạn chế, vì thế phải áp dụng các công trình xử lý sinh học chiếm ít diện tích mà hiệu quả xử lý cao.

Ngoài ra, hệ thống còn có những ưu điểm: công nghệ đơn giản, dễ quản lý, chi phí đầu tư không cao, vận hành hệ thống xử lý sinh học khá đơn giản, lượng bùn sinh ra rất thấp nên công nghệ này có thể áp dụng rộng rãi trong thực tế.

Suất đầu tư để xử lý 1m3 nước thải là 4 000 000 VNĐ, chi phí xử lý cho 1m3 nước thải ước tính là 1500VNĐ/m3, mức chi phí này bệnh viện có thể chấp nhận được.

7.2. Kết luận

Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Đa Khoa Tân Hiệp ra đời sẽ góp phần rất lớn về việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng dân cư lân cận. Đây là một công nghệ đơn giản, chi phí xử lý ở mức chấp nhận được, không cao quá, đảm bảo lượng nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn cho phép. Do đó có thể áp dụng rộng rãi cho các bệnh viện khác trong khu vực.

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa tân hiệp với công suất 140 m3ngày đêm (Trang 81 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w