Về phía doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam – Thách thức & Cơ hội sau khi gia nhập WTO pps (Trang 27 - 28)

3 khuyến nghị cụ thể cho các doanh nghiệp để đối phó với vấn đề kinh tế phi thị trường:

Thứ nhất: tăng cường phối hợp thông qua các hiệp hội ngành hàng. Vai trò của các hiệp hội trong đối phó và giải quyết các tranh chấp liên quan tới giá thể hiện ở hai góc độ: hạn chế nguy cơ xảy ra tranh chấp và phối hợp với các doanh nghiệp giải quyết tranh chấp.

Thông qua các hiệp hội, các doanh nghiệp xuất khẩu có thể phối hợp để tránh tình trạng tranh nhau hợp đồng dẫn đến hạ giá bán hoặc thoả thuận lượng xuất khẩu để không tạo biến động lớn trên thị trường. Khi các doanh nghiệp tại một nước kinh tế phi thị trường trở thành bị đơn của kiện bán phá giá, việc điều tra thường được tiến hành ở một loạt doanh nghiệp xuất khẩu những mặt hàng tương tự. Các hiệp hội sẽ giữ vai trò phối hợp hoạt động giữa các doanh nghiệp đồng thời là cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước để chứng minh tính chất thị trường trong hoạt động của doanh nghiệp, hạn chế tối đa tổn thất.

Thứ hai: doanh nghiệp cần nắm vững và vận dụng các quy định về vấn đề kinh tế phi thị trường của nước nhập khẩu. Cụ thể trong trường hợp thị trường nhập khẩu là EU, luật EU về vấn đề kinh tế phi thị trường cũng rất đa dạng bao gồm những quy định cho phép dành quy chế thị trường cho một ngành, một doanh nghiệp hoặc cho từng trường hợp cụ thể. Tuỳ từng tình huống cụ thể, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang EU có thể vận dụng các quy định này để xin quy chế thị trường cho mình trong lúc Việt Nam vẫn đang là kinh tế phi thị trường. Mặc dù việc yêu cầu đãi ngộ thị trường không đơn giản nhưng không phải không thể.

Thứ ba: doanh nghiệp nên duy trì hệ thống sổ sách kế toán minh bạch để có thể cung cấp đầy đủ, chính xác các dữ liệu cần thiết trong quá trình điều tra.

Theo Vụ hợp tác quốc tế Bộ thuỷ sản, có 7 biện pháp doanh nghiệp cần được tập trung đẩy mạnh:

Một là, tăng cường công tác nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới trong sản xuất

nguyên liệu thủy sản, đặc biệt là công nghệ sinh học, nhằm đa dạng hoá đối tượng xuất khẩu với giá thành hạ.

Hai là, tổ chức lại sản xuất trong toàn ngành theo hướng liên kết ngang và dọc giữa

các khâu của quá trình sản xuất và tiêu thụ thủy sản, nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm và phù hợp với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

Ba là, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nghề cá, tăng cường năng

lực chế biến cả về chiều rộng và chiều sâu nhằm đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu, tăng năng lực chế biến mặt hàng giá trị gia tăng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bốn là, tiếp tục công tác quy hoạch phát triển thủy sản, thực hiện chuyển dịch cơ

cấu sản xuất theo hướng đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản làm nguồn cung cấp chính nguyên liệu sạch cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.

Năm là, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, chú trọng vào xây dựng thương

hiệu và phát triển thị trường cho các sản phẩm chủ lực.

Sáu là, tăng cường công tác điều tra, đánh giá nguồn lợi để có biện pháp bảo vệ, tái

tạo nguồn lợi, thực hiện quản lý an toàn vệ sinh, môi trường, đảm bảo phát triển nghề cá bền vững.

Bảy là, tăng cường công tác quản lý, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa người sản xuất

nguyên liệu với chế biến, tiêu thụ nhằm ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam – Thách thức & Cơ hội sau khi gia nhập WTO pps (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w