5.1. Kết luận
Qua thời gian thực tập, nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2010 – 2014” tại phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Quảng Ninh, em rút ra một số kết luận sau:
- Trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Huyện ủy, HĐND, UBND, huyện Quảng Ninh đã đạt được một số thành tích đáng kể trong công tác quản lý nhà nước về đất đại. Các chủ trương, chính sách lớn của Nhà nước, của Ngành cũng như các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai theo Luật định đã được triển khai thực hiện đầy đủ trên địa bàn huyện, công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được triển khai đều khắp trên các xã và đạt kết quả tốt, đất đai từng bước sử dụng có hiệu quả, đúng quy định pháp luật và trở thành nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
- Việc tổ chức thực hiện Luật đất đai năm 2013 và Các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã được Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Hội đồng phổ biến pháp luật huyện tổ chức các lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Phòng đã tổ chức trực báo Tài nguyên và Môi trường hàng quý để triển khai nhiệm vụ, đồng thời tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc.
- Tính đến hết năm 2014 huyện Quảng Ninh đã cấp được tổng số 72.702 giấy cho các hộ gia đình, cá nhân trong đó nhóm đất nông nghiệp là 42,850 giấy;
nhóm đất phi nông nghiệp là 29.852 giấy. Tổng số diện tích đã được cấp giấy là 11.838,09 ha trong đó nhóm đất nông nghiệp là 11.257,02 ha, nhóm đất phi nông nghiệp là 581,07 ha.
- Bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian qua, công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Quảng Ninh vẫn tồn tại nhiều hạn chế và thiếu sót, còn tồn động những trường hợp chưa được cấp giấy GCN do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Hiện nay, UBND huyện Quảng Ninh cùng các cấp, ban ngành đã và đang cố gắng khắc phục những hạn chế trên, giải quyết các trường hợp chưa được cấp giấy còn tồn đọng để đạt được mục tiêu đề ra, để người sử dụng đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
5.2. Kiến nghị
a. Đối với trung ương
Đề nghị Chính phủ hỗ trợ kinh phí cho địa phương triển khai Chỉ thị số 1474/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; thực hiện Dự án tổng thể về đo đạc, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; hoàn thiện các quy định về hệ thống thông tin đất đai, chuẩn cơ sở
dữ liệu đất đai.
b. Đối với UBND tỉnh
Ban hành Quy định, hướng dẫn về giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; xử lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân được giao đất làm nhà ở trái thẩm quyền. Chỉ đạo UBND các cấp, các ngành liên quan thực hiện đồng bộ, nghiêm túc Quy định để hoàn thành dứt điểm việc xử lý tồn đọng.
Ban hành, sửa đổi bộ thủ tục hành chính về đất đai nhằm phù hợp với quy định của Luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Sớm sắp xếp, kiện toàn lại đội ngũ công chức, viên chức ở bộ phần Văn phòng đăng ký đất đai, Tổ chức phát triển quỹ đất để có đủ nhân lực, trang thiết bị để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện nay; tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ năng lực và đạo đức của cán bộ chuyên môn về đăng ký đất đai.
c. Đối với Sở TNMT
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về cấp GCN, lập và chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính để phát hiện, xử lý nghiêm minh và khắc phục kịp thời các sai phạm. Kịp thời hướng dẫn những vướng mắc của địa phương trong công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Chỉ đạo các đơn vị tư vấn đẩy nhanh tiến độ thực hiện theo kế hoạch Sở
Tài nguyên và Môi trường đã giao. Tại các thôn, bản, tiểu khu việc tuyên truyền được tổ chức thường xuyên. Trước khi triển khai đo đạc và trước khi tổ chức đăng ký. Tại các thôn, bản có đông đồng bào dân tộc thiểu số các cuộc họp dân được tăng cường nhiều hơn.
d. Đối với các xã, thị trấn
UBND các xã, thị trấn cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc rà soát, thống kê số lượng thửa đất tồn đọng cần cấp giấy chứng nhận theo từng loại đất, đối tượng, nguồn gốc sử dụng đất để đề ra các giải pháp chỉ đạo phù hợp trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. UBND các xã, thị trấn và Văn Phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện phối hợp chặt chẽ với đơn vị tư vấn để thực hiện hoàn thành dự án xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai.
Để xây dựng được cơ sở dữ liệu đất đai, sau khi đo đạc trên thực địa phải tiến hành cấp Giấy Chứng nhận ngay và liên tục cập nhật biến động, để số liệu đo đạc không bị lạc hậu.
Cần thay đổi tư duy, nhận thức trong việc lập hồ sơ địa chính; phải đặc biệt chú trọng đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thay thế cho việc lập hồ sơ địa chính dạng giấy hiện nay.