Kết quả điều tra tình hình sản xuất khoai sọ Vĩnh Linh tại xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình sản xuất và nghiên ảnh hưởng của mật độ đến sự sinh trưởng và phát triển giống khoai sọ vĩnh lĩnh (Trang 25 - 36)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả điều tra tình hình sản xuất khoai sọ Vĩnh Linh tại xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

Cây khoai sọ Vĩnh Linh được xem là cây trồng bản địa, đã gắn bó từ rất lâu đời với người dân sản xuất nông nghiệp nơi đây. Toàn xã có khoảng 90 ha sản xuất khoai sọ Vĩnh Linh với năng suất trung bình đạt 5 tấn/ha.

Hiện nay, tình hình sản xuất khoai sọ Vĩnh Linh có xu hướng giảm về cả diện tích lẫn số nông hộ do sâu bệnh hại gây giảm năng suất lớn.

Cây khoai sọ Vĩnh Linh có khả năng thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên của vùng, có khả năng cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn nhiều loại cây trồng khác, lại dễ trồng, ít tốn công chăm sóc nên đây là loại cây trồng rất được ưa chuộng. Tuy nhiên một vài năm trở lại đây do điều kiện dịch hại hoành hành nên sản lượng và chất lượng khoai sọ không được như trước, thậm chí nhiều hộ phải từ bỏ loại cây trồng này. Ngoài ra vấn đề giá cả thu mua giảm mạnh cũng ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất của người nông dân. Đây là một trong những nguyên nhân gây suy giảm nguồn gen cây khoai sọ Vĩnh Linh.

Bảng 4.1. Diện tích sản xuất khoai sọ Vĩnh Linh của 30 hộ điều tra

TT Họ Tên Chủ Hộ Diện tích (m²)

1 Nguyễn Thị Thái 1500

2 Nguyễn Đức Phong 2000

3 Nguyễn Xuân Huế 1500

4 Hồ Thị Hường 1000

5 Nguyễn Thị Hồng 1000

6 Nguyễn Văn Nam 500

7 Văn Thị Thẻo 1500

8 Hoàng Văn Bình 1000

9 Trần Viết Cường 750

10 Nguyễn Lương Ngọc 1000

11 Nguyễn Việt Lương 1500

12 Nguyễn Đức Khương 1000

13 Nguyễn Đức Sinh 2000

14 Ngô Văn Tịnh 500

15 Nguyễn Đức Hải 500

16 Nguyễn Hải Vân 1000

17 Hồ Thị Hường 2000

18 Ngô Thị Hải 2500

19 Dương Thị Lợi 1000

20 Nguyễn Văn Bình 2000

21 Nguyễn Thị Lý 1500

22 Nguyễn Thị Tâm 1000

23 Nguyễn Hữu Lương 2500

24 Nguyễn Đình Hùng 1500

25 Nguyễn Thị Lan 1000

26 Phùng Thế Thí 1000

27 Nguyễn Hữu Thanh 1500

28 Trần Văn Tùng 2000

29 Nguyễn Thị Hương 1000

30 Nguyễn Văn Chấp 1500

4.1.1. Phương thức canh tác

4.1.1.1. Hiện trạng sản xuất và phương pháp để giống

Giống được cung cấp chủ yếu từ hệ thống nông hộ. Sản phẩm của hệ thống này là những giống địa phương, nhờ chọn lọc tự nhiên và được thành viên trong cộng đồng phát hiện trong quá trình sản xuất, họ tiếp tục tuyển chọn và lưu truyền cho nhiều thế hệ trong gia đình, luân chuyển trong các thành viên nội tộc, ngoại tộc và giữa những thành viên trong cộng đồng, đôi khi luân chuyển ra các cộng đồng thôn xã khác.

Nguồn cung cấp giống khoai sọ Vĩnh Linh qua điều tra tại các hộ nông dân được thể hiện ở Bảng 4.2.

Bảng 4.2 Hiện trạng sản xuất và phương pháp để giống

Chỉ Tiêu Số Hộ Tỷ Lệ %

Giống

Để từ vụ trước 30 100%

Xin từ bà con 0 0%

Mua từ chợ 0 0%

Củ giống Củ cái 30 100%

Củ con 0 0%

Bảo quản Trong nhà 30 100%

Ngoài đồng ruộng 0 0%

Xử lý giống Chấm vào tro bếp 30 100%

Không xử lý 0 0%

Thời gian bảo quản 1 – 3 tháng 4 14%

4 – 5 tháng 26 84%

Nguồn, kết quả điều tra nông hộ năm 2015 Qua xem xét số liệu của bảng 4.2 ta rút ra kết luận:

- Nguồn giống: 100% giống sản xuất được người nông dân tự để giống.

- Về bộ phận để giống: Người dân sử dụng củ cái để làm giống để tiến hành sản xuất vụ sau.

- Phương pháp bảo quản: Củ cái để làm giống được người dân cất trữ ở nơi khô ráo thoáng mát ở trong nhà.

- Thời gian bảo quản: giống khoai môn sọ có thể để được trong thời gian khá dài từ 4 – 5 tháng. Tuy nhiên, cũng có 1 số nông hộ bảo quản từ 1 – 3 tháng đã có dấu hiệu hỏng. Nguyên nhân có thể do điều kiện bảo quản hoăc chất lượng củ giống.

Đây là mô hình sản xuất hiệu quả và cần được nhân rộng, góp phần giảm chi phí cho vấn đề giống đồng thời giúp giữ gìn tài nguyên di truyền thông qua lưu giữ các giống địa phương.

4.1.1.2. Tập quán canh tác khoai sọ Vĩnh Linh

- Thời vụ: Thời vụ trồng khoai sọ Vĩnh Linh đặc biệt phụ thuộc vào thời điểm mùa mưa của tháng 7 âm lịch. Tức là khoảng tháng 7 - 8 dương lịch

- Thu hoạch: Cây khoai sọ Vĩnh Linh có thời gian sinh trưởng kéo dài từ 240-270 ngày. Mặt khác do đây là loại cây trồng có thể thu hoạch rải rác, không nhất thiết phải thu tập trung tại một thời điểm, nên tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và giá cả thị trường mà người dân tiến hành thu hoạch. Thời điểm thu hoạch tập trung vào khoảng tháng 3 – 4 chiếm 90%. Thu hoạch vào tháng 1 – 2 chiếm 10% số hộ điều tra.

- Đất trồng: 100% các hộ trồng khoai sọ Vĩnh Linh tại đây có tập quán trồng cây trên nền đất ruộng cạn. Khác với khoai môn nước, khoai môn sọ là cây không ưa nước. - Mật độ cây/sào (500 m2): cây khoai sọ Vĩnh Linh thuộc dạng cây bán xòe có khả năng phát triển kích thước thân lá lớn nên được trồng với mật độ tương đối thưa: 76,7% số hộ được trồng với mật độ: 500 cây/500 m2 (cây x hàng: 0,7 m x 1,3 m). Còn lại 23.3% số hộ trồng với mật độ: >600 cây/500 m2 (cây x hàng: 0,6 m x 1,2 m).

- Xử lý giống trước khi trồng: 100% số hộ có xử lý giống trước khi đưa đi trồng. Giống được xử lý bằng cách: Chọn các củ cái to, khỏe, không có dấu hiệu bị bệnh. Cắt củ giống thành miếng giống, mỗi miếng giống chỉ chứa 1 mắt mầm khỏe mạnh. Sau đó chấm đều các mặt cắt của miếng giống vào tro bếp rồi đưa đi trồng. Giống sau khi xử lý phải được đưa đi trồng ngay, nếu để lâu giống sẽ bị hỏng và không có khả năng mọc mầm.

- Cày bừa, lên luống: Các hộ đều quan tâm đến khâu làm đất. 100% số hộ có cày bừa và rạch hàng để trồng. Làm đất phải cày, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại và các tàn dư thực vật của vụ trước.

Hình 4.1. Mô hình lên luống trồng khoai sọ Vĩnh Linh

- Phân bón: Thiếu kali làm giảm nhanh hàm lượng nước trong lá và rễ, làm cho mép lá vàng, rễ chết. Thiếu phốt pho cuống sẽ mềm, cây phát triển kém và củ dễ thối khi bảo quản. Thiếu đạm lá không bóng, màu không tươi, sinh trưởng và phát triển của cây kém, ảnh hưởng đến năng suất.

Bảng 4.3. Lượng phân sử dụng cho cây khoai sọ Vĩnh Linh trên 1 ha

Lần bón Phân chuồng

(tấn) Đạm (kg) Lân (kg) Kali (kg) Vôi (kg)

Bón lót 5 0 25 0 10

Bón thúc 0 7 0 3 0

- Bón lót: toàn bộ lượng phân chuồng, phân lân và vôi.

- Bón thúc: Khi cây cao khoảng 50cm thì tiến hành bón thúc kết hợp vun gốc, làm cỏ. Bón toàn bộ lượng phân đạm, kali và NPK.

- Tưới nước: Dù là cây có khả năng thích ứng tốt với điều kiện khô hạn nhưng khoai sọ vẫn cần nước để sinh trưởng, phát triển tốt. 100% các hộ điều tra trồng khoai sọ đều nhờ vào nước trời nên phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu thời tiết.

- Che tủ: Hầu hết các hộ trồng khoai sọ đều che tủ cho cây bằng: Rơm rạ, lá cây, rác mục hay các loại xác bã thực vật khác có sẵn tại địa phương. 100% số hộ có che tủ.

Bảng 4.4 Tập quán canh tác của nông dân.

Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)

Thời vụ Tháng 5 – 6 2 93.8

Tháng 7 – 8 228 6,2

Thu hoạch Tháng 1 – 2 3 10

Tháng 3 – 4 27 90

Đất trồng Ruộng Nước 0 0

Ruộng Cạn 30 100

Mật độ cây/500m² 500 23 76,7

>600 17 23,3

Xử lý giống Có 30 100

Không 0 0

Bón phân

Bón 1 lần 0 0

Bón 2 lần 26 86,7

Bón 3 lần 4 13,3

Tưới nước Có tưới 0 0

Không tưới 30 100

Che tủ Có che tủ 30 100

Không che tủ 0 0

Nguồn, phỏng vấn nông hộ, năm 2015

4.1.2. Tình hình sâu, bệnh của giống khoai sọ Vĩnh Linh.

Bảng 4.5 Tình hình sâu bệnh hại trên cây khoai sọ Vĩnh Linh Tên bệnh (Địa

phương)

Bệnh thối rể

Biểu hiện Rể bị thối lá cây vào úa dần, cây chết

Xuất hiện Xuất hiện trên 30 hộ điều tra với mức nặng nhẹ khác nhau.

Tác nhân gây bệnh Chưa xác định.

Thời gian xuất hiện Tháng 9 đến tháng 11 âm lịch ( khoảng 2-4 tháng sau khi trồng)

Phòng trừng (Địa phương)

- Chọn giống sạch bệnh

- Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát - Rắc vôi bột khử trùng đất

- Xử lý đất bằng Vifuran 3G

Nguồn, phỏng vấn nông hộ, 2015 Qua kết quả điều tra thực tế từ nông hộ có thể rút ra kết luận rằng:

Khoai môn sọ ở Vĩnh Linh trong quá trình sản xuất thì không có sâu bệnh hại gây ảnh hưởng đến cây khoai môn cũng như năng suất. Tuy nhiên, có 1 đối tượng gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và năng suất của giống khoai sọ này đó là bệnh thối rễ. Trong vài năm trở lại đây bệnh xuất hiện rất phổ biến nhưng người nông dân, cán bộ địa phương, cùng các kỹ sư bảo vệ thực vật vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác, để có thể khống chế dịch bệnh.

4.2.1. Ảnh hưởng của mật độ đến các sinh trưởng và phát triển của cây khoai môn sọ

4.2.2.1. Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao cây

Bảng 4.6 Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao cây

Công thức Chiều cao cây (cm)

Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9

1 65,27a 63,80a 63,87a 53,20a

2 58,67b 60,07a 61,07a 50,07a

3 62,87ab 63.67a 63,13a 56,60a

Lsd0,05 4,37 4,94 4,30 16,30

Mật độ ảnh hưởng đến chiều cao cây của tháng 6 cụ thể là giữa công thức 1

với công thức 2 có sai khác có ý nghĩa thống kê. Chiều cao cây tháng 6 ở công thức 1 là 65,27, ở công thức 2 chỉ là 58,67. Tháng 7, 8, 9 chiều cao cây không có sự sai khác giữa các công thức.

Bảng 4.7 Ảnh hưởng của mật độ đến số lá thực sinh

Công thức Số lá thực sinh/cây

Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9

1 7,27a 6,93a 6,07a 2,45a

2 6,93a 6,53a 5,73a 1,73a

3 6,73a 6,80a 6,07a 2,45a

Lsd0,05 0,66 1,06 1,01 1,68

Mật độ ít ảnh hưởng đến chiều cao cây. Giữa các công thức không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê.

Bảng 4.8 Ảnh hưởng của mật độ đến số cặp gân thứ cấp

Công thức Cặp gân thứ cấp

Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9

1 7,43a 7,43a 7,33a 7,73a

2 7,35a 7,40a 7,11a 7,41a

3 7,30a 7,45a 7,57a 7,54a

Lsd0,05 0,12 0,49 0,77 0,95

Mật độ ít ảnh hưởng đến chiều cao cây. Giữa các công thức không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê

Bảng 4.9 Ảnh hưởng của mật độ đến chiều dài phiến lá

Công thức Chiều dài phiến lá (cm)

Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9

1 51,63a 51,89a 48,27ab 27,46a

2 49,07a 47,61b 42,83b 28,18a

3 51,48a 51,63a 49,79a 32,33a

Lsd0,05 3,67 2,65 6,67 16,28

Khi mật độ tăng thì chiều dài lá ở các công thức vào tháng 8 có sự biến động từ 42,83 – 49,79 cm. Trong đó giữa công thức 2 và 3 có sự sai khác có ý nghĩa thống kê. Chiều dài phiến lá ở công thức 3 là 49,79 trong khi công thức 2 chỉ 42,83.

Bảng 4.10 Ảnh hưởng của mật độ đến chiều rộng phiến lá

Công thức Chiều rộng phiến lá(cm)

Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9

1 31,76b 37,83a 33,04a 21,66a

2 34,76a 34,17a 30,41a 19,65a

3 33,87a 37,81a 35,33a 24,82a

Lsd0,05 1,69 3,84 5,60 10,16

Khi mật độ tăng thì chiều rộng phiến lá có sự biến động 31,76 – 34,76.

Trong đó giữa công thức 1 với 2,3 có sự sai khác có ý nghĩa thống kê Bảng 4.11 Ảnh hưởng của mật độ đến chiều dài bẹ lá

Công thức Chiều dài bẹ lá (cm)

Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9

1 45,40a 37,45a 37,74a 29,82a

2 35,53b 34,32b 34,98b 29,99a

3 35,64b 37,36a 36,79ab 32,36a

Lsd0,05 1,35 2,30 2,30 9,26

Khi mật độ tăng thì chiều dài bẹ lá vào tháng 6, 7, 8 điều có sự biến động.

-Tháng 6 có sự biến động từ 35,53 – 45,40 cm trong đó giữa công thức 1 với 2,3 có sự sai khác có ý nghĩa thống kê.

-Tiếp đến tháng 7 các chỉ số về chiều dài bẹ lá có sự biến động từ 34,32 – 37,45 cm Trong đó giữa các công thức có sai khác có ý nghĩa thống kê.

- Tháng 8 các chỉ số biến động từ 34,98 – 37,74 cm. Trong đó giữa các công thức có sai khác có ý nghĩa thống kê.

Bảng 4.12: Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất khoai môn sọ

CT

Chiều dài củ

cái (cm)

Đường kính củ

cái (cm)

Khối lượng củ cái (g)

Số lượng củ con

(củ)

Trung bình chiều dài củ

con (cm)

Trung bình chiều rộng củ

con (cm)

Khối Lượng củ con trong khóm

(g) 1 13,77a 8,17a 405,33a 5,45ab 11,07a 5,11ab 147,11a 2 13,39a 7,45a 392,00a 4,80b 10,91a 4,84b 158,97a 3 14,23a 8,23a 469,33a 6,20a 12,50a 5,44a 170,11a

Lsd0,05 1,76 0,80 99,86 1,39 1,86 0,45 55,33

Mật độ không ảnh hưởng đến chiều dài củ cái, đường kính củ cái, trung bình chiều dài củ con, khối lượng củ con trong khóm. Nhưng lại ảnh hưởng đến số lượng củ con và trung bình chiều rộng củ con cụ thể là có sự biến động số lượng củ con từ 4,80 – 6,20 trong đó giữa các công thức có sai khác có ý nghĩa thống kê. Trung bình chiều rộng củ con cũng có sự biến động từ 4,84 – 5,44 trong đó giữa các công thức có sai khác có ý nghĩa thống kê.

Bảng 4.13: Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất khoai môn sọ CT Năng xuất lí thuyết (kg) Năng xuất thực thu (kg)

1 17538,00a 12965,00a

2 14311,00ab 10442,00b

3 14054,00b 9213b

Lsd0,05 335,40 2109,70

Năng suất lí thuyết của công thức 1 và 3 có sự sai khác có ý nghĩa thống kê. Công thức 1 cho năng suất là 17,54 tấn, công thức 2 cho năng suất là 14,31 tấn, công thức 3 năng suất là 14,05 tấn

Năng suất thật thu của công thức 1 có sự sai khác so với 2 và 3. Công thức 1 cho năng suất là 12,97 tấn, công thức 2 cho năng suất là 10,44 tấn, công thức 3 năng suất là 9,21 tấn.

Từ kết quả của thí nghiệm trên có thể thấy mật độ trồng khoai môn sọ ở

Vĩnh Kim công thức 70x45 cm là cho kết quả tốt nhất. Ở công thức này NSLT đạt 17,54 tấn còn NSTT đạt 12,97 tấn

Hình 2: Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất khoai môn sọ

Phần 5

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình sản xuất và nghiên ảnh hưởng của mật độ đến sự sinh trưởng và phát triển giống khoai sọ vĩnh lĩnh (Trang 25 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w