CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CHO MÙA THẤP ĐIỂM TRONG KINH DOANH TẠI KHÁCH SẠN
2. Phân theo tính chất công việc
2.2. Tình hình kinh doanh của khách sạn Hương Giang qua 3 năm 2012-2014
2.2.1. Tình hình khách đến khách sạn Hương Giang qua 3 năm 2012-2014
Bảng 7 : Tình hình khách đến khách sạn Hương Giang giai đoạn 2012-2014
Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013
Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %
1.Tổng lượt khách L – K 57322 100 47768 100 54823 100 -9554 -16.67 7055 14.77
Khách quốc tế L – K 49529 86.40 41274 86.41 39250 71.59 -8255 -16.67 -2024 -4.9
Khách nội địa L – K 7793 13.60 6494 13.59 15573 28.41 -1299 -16.67 9079 39.81
2.Tổng ngày khách N – K 86488 100 72073 100 84249 100 -14415 -16.67 12176 16.89
Khách quốc tế N – K 74754 86.43 62295 86.43 58199 69.08 -12459 -27.97 18949 -6.58
Khách nội địa N – K 11734 13.57 9778 13.57 26050 30.92 -1956 -16.67 10477 66.41
3.Thời gian lưu trú bình
quân N - K/ L – K 1.51 1.51 1.54
Khách quốc tế N - K/ L – K 1.51 1.51 1.48
Khách nội địa N - K/ L – K 1.51 1.51 1.67
4.Công suất sử dụng
phòng % 63,7 53.04 52.86 -10.66 -16.73 -0.18 -0.34
( Nguồn: Khách sạn Hương Giang)
Trong năm 2012, khách sạn Hương Giang đã đón tiếp 57322 lượt khách, với thời gian lưu trú bình quân là 1.51 ngày/khách. Khách quốc tế là thị trường chủ yếu của khách sạn và chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu khách đến khách sạn. Nguyên nhân là do năm 2012 là năm mà Huế đã tổ chức một kỳ Festival thành công, thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài nước đến tham dự. Bên cạnh đó, thời tiết ổn định vào mùa cao điểm cũng góp phần làm tăng lượt khách quốc tế đến với khách sạn.
Nhưng đến năm 2013 thì tổng lượt khách, tổng số ngày khách và công suất phòng đều giảm. Năm 2013,tổng lượt khách đạt 47768 lượt giảm 9554 lượt tương đương với 16.67% so với 2012. Tổng số ngày khách đạt 72073 ngày-khách, giảm 16.67% so với 2012. Nguyên nhân của sự suy giảm này là do năm 2013 Thừa Thiên Huế đóng cửa sân bay Phú Bài 6 tháng để sửa chữa từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 9 nên sẽ trở ngại trong việc đi lại,vì đa số khách đến Huế đều đi máy bay cho nên tổng lượt khách cũng giảm theo. Khủng hoảng của nền kinh tế thế giới, gây ra rất nhiều khó khăn cho các cơ sở kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng. Nằm trong vùng kinh tế bị ảnh hưởng, khách sạn Hương Giang cũng hứng chịu những hậu quả do cuộc khủng hoảng này gây ra.
Khách sạn cũng quan tâm hơn đến các dịch vụ bổ sung như các dịch vụ làm đẹp, spa, các trang thiết bị phục vụ hội nghị, dịch vụ xe vận chuyển… và khai thác tối đa các dịch vụ này. Việc đầu tư mở rộng các loại hình dịch vụ bổ sung sẽ tạo thêm một nguồn thu lớn trong tương lai, đồng thời khách sạn cũng có điều kiện hoàn thiện chất lượng dịch vụ của mỡnh. Năm 2014, tổng lượt khỏch đến với khỏch sạn đó tăng lờn rừ rệt 54823 lượt khách, tăng 7055 lượt, tương ứng với tăng 14.77% so với năm 2013, điều này kéo theo tổng ngày khách cũng tăng lên 16.89% so với năm 2013. Một nguyên nhân nữa là do năm 2014 nhiều hoạt động văn hóa, du lịch được tổ chức có quy mô lớn, chất lượng cao diễn ra liên tục từ đầu năm nhân các ngày lễ lớn, đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng toàn ngành du lịch; lễ hội “Sóng nước Tam Giang” tổ chức lần đầu tiên đã thu hút được nhiều khách tham quan nhờ nội dung lễ hội mang nhiều giá trị văn hóa dân gian đặc sắc; đặc biệt, Festival Huế 2014 được đánh giá “quy mô lớn nhất, hoành tráng nhất, đặc sắc nhất”, đã thu hút hơn 130 nghìn lượt khách đến Huế trong dịp Festival, trong đó hơn 30 nghìn lượt khách quốc tế.
2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Hương Giang qua 3 năm 2012-2014
Bảng 8: Kết quả kinh doanh của khách sạn Hương Giang giai đoạn 2012-2014
Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013
Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %
1.Tổng doanh thu Tr.đồng 30096 100 27698 100 33287 100 -2398 -7,97 5589 20,18 -Doanh thu lưu trú Tr.đồng 14136 46,97 13141 47,44 16293 48,95 -995 -7,04 3152 23,99
-Doanh thu ăn uống Tr.đồng 9125 30,32 8301 29,97 9652 29 -824 -9,03 1351 16,28
-Doanh thu khác Tr.đồng 6835 22.71 6256 22,59 7342 22,05 -579 -8,47 1086 17,36
2. Tổng chi phí Tr.đồng 2367 23982 28521
3.Lợi nhuận trước thuế Tr.đồng 6729 100 3716 100 4766 100 -3013 -44,78 1050 28,26 4.Lợi nhuận sau thuế Tr.đồng 4884,88 100 2675,52 100 3431,52 100 -2209,36 -45,23 756 28,26
5.Tỷ suất LN/DT 22,36 13,42 14,32 -8,94 -39,98 0,9 6,71
( Nguồn: Khách sạn Hương Giang)
GVHD: Th.S Lê Thị Thanh Xuân Với lịch sử hoạt động kinh doanh khách sạn từ rất sớm, từ khi mới được đưa vào hoạt động cho đến nay, khách sạn Hương Giang đã tạo được chỗ đứng trên thị trường kinh doanh khách sạn trong địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và đạt được những thành quả đáng kể. Qua bảng tổng kết tình hình kinh doanh của khách sạn 3 năm vừa qua ta nhận thấy toàn thể cán bộ công nhân viên của khách sạn đã nổ lực rất nhiều trong điều kiện kinh tế không ổn định.
Năm 2012 với doanh thu lưu trú chiếm hơn 45% tổng doanh thu, đây được xem là nguồn mang lại lợi nhuận lớn nhất cho khách sạn, doanh thu dịch vụ ăn uống cũng chiếm một khoảng khá lớn, trên 30 % tổng doanh thu.
Năm 2013, với doanh thu lưu trú chiếm phần lớn tổng doanh thu thì những sự sụt giảm về lượt khách, ngày khách, thời gian lưu trú bình quân và công suất phòng là nguyên nhân chính làm cho tổng doanh thu giảm gần 8% so với năm 2013. Hơn nữa, sự sụt giảm về doanh thu một phần cũng do ngày càng nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp đi vào hoạt động tại khu vực miền trung gây ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các đơn vị kinh doanh. Đối mặt với khó khăn này, ban lãnh đạo và bộ phận kinh doanh của khách sạn đã kịp thời đưa ra các chính sách nhằm tăng lượng khách đến với khách sạn.
Năm 2014, chính sự tăng lên về tổng lượt khách, ngày khách, thời gian lưu trú bình quân đã mang lại cho khách sạn tổng doanh thu là 33287 triệu đồng, tăng 21,18 % so với năm 2013. Trong đó doanh thu lưu trú là 16293 triệu, tăng 23,99% ; doanh thu từ dịch vụ ăn uống là 9652 triệu, tăng 16,28% và doanh thu từ các dịch vụ bổ sung khác là 7342 triệu, tăng 17,36% so với năm 2013.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh mức độ sinh lời của doanh thu, cho biết trong 100 đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng phân tích ta thấy chỉ tiêu này giảm đáng kể vào năm 2013. Nếu như năm 2012, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của khách sạn là 22,36 thì đến năm 2013, con số này chỉ là 13,42 và năm 2014 chỉ là 14,32. Điều này đòi hỏi khách sạn cần có giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ nhằm làm tăng doanh thu hơn nữa nhưng cũng đồng thời cần phải kiểm soát có hiệu quả các nguồn chi phí.
GVHD: Th.S Lê Thị Thanh Xuân Mặc dù là một đơn vị kinh doanh từ rất sớm, có tiềm lực mạnh và có vị thế trên trị trường du lịch, nhưng trước những thay đổi của các yếu tố bất lợi thì khách sạn vẫn khó tránh khỏi sự suy giảm về kết quả kinh doanh, đội ngũ cán bộ công nhân viên của khách sạn đã và đang cố gắng hết mình vượt qua những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài để cải thiện tình hình lợi nhuận và tạo được một hình ảnh khả quan trong thời gian tới.
Qua việc phân tích cơ cấu doanh thu cho thấy, ngoài việc nâng cao doanh thu từ hoạt động kinh doanh lưu trú, khách sạn cũng đang hướng đến việc hoàn thiện các dịch vụ bổ sung, với mục đích đem lại doanh thu cao cho khách sạn và tối đa hóa lợi nhuận.
2.3 Biến động nguồn khách theo mùa vụ tại khách sạn Hương Giang từ