Qua việc tìm hiểu về tình hình sản xuất mía nguyên liệu của xã, trong những năm qua ta có được bảng dưới đây:
Bảng 4.4 : Tình hình sản xuất mía nguyên liệu của xã Sơn Hội qua 3 năm 2012 – 2014
Diễn
giải ĐVT Năm
2012
Năm 2013
Năm 2014
Tốc độ phát triễn (%) 13/12 14/13 BQ Diện
tích Ha 1158 1285 940,01 110,1 73,16 91,6
Năng
suất Tấn/ha 54,8 44,9 43,1 81,9 95,9 88,9
Sản
lượng Tấn 63458 57696 40514 90,9 70,2 81,0
(Nguồn : Báo cáo kinh tế - xã hội của xã Sơn Hội, 2012 – 2014) Tình hình sản xuất mía nguyên liệu của xã qua 3 năm ( 2012 – 2014) đang có xu hướng giảm dần về diện tích gieo trồng. Năm 2013, diện tích mía trồng ban đầu là 1285 ha. Diện tích có tăng lên so với năm 2012 tăng lên 10% diện tích đã trồng. Tuy nhiên do hạn hán kéo dài nên năng suất đạt được là 44,9tấn/ha thấp hơn so với năm 2012 là 22,05%, sản lượng đạt được là 57696 tấn. Sang đến năm 2014, do thời tiết không thuận lợi, thường xuyên xảy ra hạn hán kéo dài
làm cho diện tích mía ở địa bàn giảm xuống 23,1% so với năm 2012, diện tích giảm dẫn đến năng suất cũng giảm 27,1%, sản lượng đạt 40514 tấn giảm 56,63% so với năm 2012 .Nguyên nhân dẫn đến diện tích mía nguyên liệu xã Sơn Hội giảm là :
Thứ nhất: Điều kiện thời tiết của vùng thay đổi thất thường, thường xuyên xảy ra hạn hán kéo dài dẫn đến việc thiếu nước tưới cho cây mía, làm cho tình trạng mía bị khô, mía cháy kéo dài ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây mía làm giảm đi năng suất, sản lượng mía của vùng .
Thứ hai: Do sâu bệnh hoành hành, giá mía thu mua của nhà máy đường giảm mạnh từ 100.000 đến 150.000 đồng/tấn so với năm trước. Bên cạnh đó, các chính sách như: bao tiêu chữ đường, phân lịch đốn chặt, chính sách thu mua mía cháy… chưa được các nhà máy đường chú trọng quan tâm.
Thứ ba: Các chi phí sản xuất như phân bón, thuốc trừ cỏ, chi phí nhân công trồng, chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển đều tăng từ 10 - 20% so với năm trước, dẫn đến người dân trồng mía bị thua lỗ nặng nên đã chủ động chuyển sang trồng sắn, và một số loại cây trồng khác với hi vọng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
4.2.2. Tình hình sản xuất mía nguyên liệu của nông hộ tại xã Sơn Hội Quy mô diện tích đất canh tác nông nghiệp của của các hộ gia đình trong 3 thôn nói chung đều lớn trung bình khoảng 3,9 ha/hộ . Nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất mía của hộ .Theo số liệu điều tra của các hộ trồng mía nguyên liệu thì diện tích, năng suất và sản lượng bình quân của các hộ này được thể hiện cụ thể ở bảng 4.5 như sau:
Bảng 4.5: Quy mô sản xuất mía nguyên liệu của hộ trong 3 thôn năm 2014
Thôn Tổng số
hộ
Diện tích bình quân(ha)
Năng suất bình quân(Tấn/ha)
Sản lượng bình quân(Tấn/hộ)
Thôn Tân Lương 20 3,7 59,3 219,4
Thôn Tân Hội 20 4,3 60,3 259,2
Thôn Tân hiệp 20 3,7 59,5 220,1
Bình quân - 3,9 59,7 232,8
(Nguồn: số liệu điều tra hộ, 2015) Khi nghiên cứu cụ thể từng thôn ta thấy, nhìn chung thì 3 thôn đều có diện tích và năng xuất bình quân mía tương đối bằng nhau nhưng trong đó thôn Tân Hội có số lượng diện tích trồng mía nguyên liệu và năng suất bình quân lớn nhất
(diện tích là 4.3 ha và năng suất bình quân là 60.3 tấn/ha). Do đó, sản lượng của hộ trung bình chiếm lớn nhất (bình quân 259,2 tấn/hộ). Nhìn chung, tuy diện tích trồng mía của xã lớn nhưng năng suất còn chiếm tỉ lệ thấp nên dẫn đến sản lượng bình quân trên hộ còn thấp (232.8 tấn/hộ). Đây là khó khăn lớn hiện nay đối với người dân trong khâu sản xuất .
a. Tình hình sử dụng giống mía nguyên liệu của nông hộ năm 2014
Qua quá trình điều tra hộ sản xuất mía nguyên liệu trong 3 thôn của xã Sơn Hội. Tôi thấy tình hình sử dụng giống mía của các nông hộ chủ yếu là sử dụng giống K95-84 và giống mía K95-156. Theo số liệu điều tra được thì tình hình sử dụng giống mía ở 3 thôn được thể hiện ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.1: Tình hình sử dụng giống mía của nông hộ tại 3 thôn điều tra (Nguồn: Số liệu điều tra hộ, 2015) Qua biểu đồ trên ta có thể thấy được diện tích giống mía K95 – 156 và giống K95 – 84 của nông hộ của 3 thôn tương đối đồng đều. Trong hai loại giống đó thì ở thôn Tân Hội có diện tích sử dụng giống K95 – 156 nhiều hơn chiếm 52 ha so với giống K95 – 84 (34 ha). Còn hai thôn còn lại thì diện tích sử dụng giống mía tương đối bằng nhau.
Ưu điểm của hai loại giống này là: mía mọc mầm tốt, đẻ nhiều nhánh, vươn long nhanh, cây to, chịu thâm canh, mức độ đồng đều cao, ít bị đổ ngã, chịu ngập úng khá, năng suất cao và ổn định, khả năng lưu gốc tốt, khả năng chống chịu sâu đục thân, bệnh than tốt, ít nhiễm bệnh trắng lá và bệnh thối đỏ. Tuy
nhiên hai giống này còn có nhược điểm cần chú ý đó là trổ cờ sớm, tỷ kệ trổ cờ cao, khả năng nảy mầm, tái sinh trung bình. Mặc dù vậy, các nhược điểm này ít ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và người trồng mía hoàn toàn có thể hạn chế, khắc phục được một cách dễ dàng trong quá trình canh tác. Nguồn cung cấp giống cho các hộ nông dân chủ yếu từ doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất với người dân.
b.Tình hình tổ chức sản xuất mía nguyên liệu
Sản xuất mía nguyên liệu của xã Sơn Hội thường được tố chức dưới dạng hộ gia đình là chủ yếu, nhưng bên cạnh đó còn có sự hỗi trợ của doanh nghiệp, nhà máy về vấn đề định hướng sản xuất đến kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm .
Trên thực tế, đối với hình thức tổ chức sản xuất này có ưu thế là các hộ có thể tự chủ động trong việc bố trí sản xuất, tận dụng lao động của gia đình mình, nhưng nó lại thường dẫn đến việc sản xuất không tập trung, hiện tượng sản xuất mang tính tự phát diễn ra khá phổ biến.
Qua phỏng vấn điều tra cho thấy, 86,6% số hộ trả lời là có tham gia liên kết sản xuất với doanh nghiệp, nhà máy nên việc biết thông tin hay định hướng của chính quyền xã, huyện đối với việc bố trí, quy hoạch sản xuất nông dân được nắm rừ. Bờn cạnh đú cũn một số hộ khụng tham gia lờn kết nờn việc sản xuất của các hộ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của hộ là chủ yếu, người nông dân đổ sô đi trồng các loại cây mà họ thấy có lời của năm trước, dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm không bán được hoặc bị các đối tượng thu gom ép giá .
Việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất đối với hình thức sản xuất hộ gia đình hiện nay đã được cải thiện, sự kết hợp giữ kinh nghiệm và khoa học kỹ thuật là chính. Rất nhiều hộ gia đình chủ động tìm đến cán bộ khoa học, khuyến nông, và cũng rất mạnh dạn khi áp dụng thử nghiệm một ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất.
4.2.3. Thực trạng tiêu thụ mía nguyên liệu của nông hộ xã Sơn Hội
100%
100%
100%
13.4%
86.6%
100%
86,6%
100%
37% 63%
Sơ đồ 4.1: Lượng mía nguyên liệu tiêu thụ qua các kênh năm 2014
(Nguồn : Số liệu điều tra hộ, năm 2015) Nguồn cung cấp
đầu vào, từ các Doanh nghiệp và đại lý cung ứng vật
tư từ nhà máy, và các đại lý
Nông dân
Dùng để bán
Thu gom địa phương
Doanh nghiệp( công ty TNHH công nghiệp
KCP)
Xuất khẩu Người tiêu dùng
Qua điều tra tại xã Sơn Hội, tôi thấy rằng nguồn mía nguyên liệu chủ yếu được tiêu thụ thông qua hai kênh chủ yếu đó là:
Kênh 1 : Người sản xuất mía nguyên liệu tiêu thụ qua người thu gom và người thu gom tiêu thụ vào các nhà máy, doanh nghiệp chế biến.
Loại kênh này bắt đầu xuất hiện khi người trồng mía nguyên liệu không thực hiện tham gia ký hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ với các Doanh nghiệp chế biến, nên dẫn đến họ không có đủ điều kiện để bán sản phẩm cho doanh nghiệp. Bởi vậy họ phải chấp nhận một phần giá thấp đi để có thể bán cùng lúc được nhiều sản phẩm và có được khoản tiền lớn thông qua đối tượng trung gian, đó là người lái buôn. Trong thực tế hiện nay của xã thì tỷ lệ người sản xuất bán nông sản qua kênh này đã giảm mạnh bởi vì hiện nay tỷ lệ nông dân trong xã tham gia liên kết với doanh nghiệp khá cao chiếm 86,6%. Nên lượng nông sản của người dân đều được tiêu thụ qua các doanh nghiệp chế biến.
Đa số lượng nông sản mà người thu gom mua được đều bán lại cho các doanh nghiệp chế biến.
Kênh 2 : Người sản xuất tiêu thụ mía nguyên liệu trực tiếp qua doanh nghiệp chế biến.
Người trồng mía nguyên liệu trong xã bán thẳng sản phẩm của mình qua các doanh nghiệp chế biến như công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam, mà không qua kênh người thu gom. Đối với kênh này người sản xuất có thể vừa bán được cùng một lúc nhiều sản phẩm mà giá thường ổn định hơn so với bán qua trung gian. Hiện nay trên địa bàn xã kênh tiêu thụ này khá phổ biến và chiếm tỷ lệ cao. Người nông dân và doanh nghiệp thực hiện liên kết để thu mua sản phẩm thông qua hình thức là qua hợp đồng. Khối lượng sản phẩm của nông dân bán cho doanh nghiệp chiếm (86,6%), sản phẩm của nhà máy chủ yếu để tiêu dùng nội địa và cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến nước ngọt chiếm (67%), 37%
để xuất khẩu. Như vậy, kênh tiêu thụ mía hình thành khá đơn giản và ít các tác nhân tham gia. Điểm mạnh của kênh là đã có kênh tiêu thụ trực tiếp giữa người dân và nhà máy nên việc tiêu thụ trải qua tác nhân trung gian là thu gom ít đi nên lợi nhuận dành cho người sản xuất là khá cao.
Thông qua vai trò là doanh nghiệp, công ty TNHH công nghiệp KCP đã hợp đồng tiêu thụ với nông dân trong xã với sản lượng là : 45,858 tấn.
Bảng 4.6. Lượng mía nguyên liệu tiêu thụ qua các kênh khác nhau tại xã Sơn Hội năm 2014
Diễn giải ĐVT Mía nguyên liệu
Tổng khối lượng bán ra Tấn 47,280
1. Thương lái Tấn 1,422
2. Doanh nghiệp Tấn 45,858
(Nguồn: số liệu điều tra hộ, 2015) 4.3. Phân tích liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mía nguyên liệu tại xã Sơn Hội
4.3.1 Đặc điểm của các tác nhân chính tham gia trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mía nguyên liệu
Tác nhân người sản xuất (người nông dân)
Nông dân (người sản xuất) là một trong những mắt xích quan trọng, đứng đầu trong kênh với vai trò là nhà sản xuất, nhà cung ứng mía nguyên liệu cho các thành viên khác trong chuỗi cung ứng. Trong tổng số 60 hộ nông dân điều tra ở 3 thôn khác nhau thì người mang giới tính nam chiếm 98,3%, giới tính nữ chiếm 1,7%. Điều này cho ta nhận thấy được đàn ông là đối tượng chiếm tỷ lệ cao hơn phụ nữ trong quá trình thực hiện sản xuất mía nguyên liệu. Bởi vì đàn ông là người trụ cột trong gia đình và có xu hướng quan tâm đến vấn đề thời sự, cung cầu thị trường, đầu ra tiêu thụ. Độ tuổi của người được điều tra khá cao 43,63 tuổi, nguyên nhân dẫn đến độ tuổi của hộ nông dân cao là hiện nay trên địa bàn ban ngày những người trẻ tuổi thường đi làm những công việc khác, người ở lại địa phương hoạt động nông nghiệp chủ yếu là trung niên và người lớn tuổi.
Bảng 4.7: Thông tin chung về hộ nông dân
Chỉ Tiêu ĐVT
Tân Lương
Tân Hội
Tân Hiệp
BQ Chung
Tổng số hộ điều tra hộ 20 20 20 -
Tuổi trung bình Tuổi 43,9 45,45 41,55 43,63
Trình độ học vấn
Cấp 1 % 0 0 5 1,70
Cấp 2 % 60 85 45 63,30
Cấp 3 % 40 15 50 35
BQ nhân khẩu/hộ Người 4 3,95 4,30 4,08
BQ lao động/ hộ Người 2,75 3 2,40 2,71
Vốn đầu tư mía TB/ ha 1000đ 29,332 29,892 28,959 29,394 Diện tích canh tác /hộ Ha/hộ 4,94 5,91 5,31 5,38 Diện tích đất mía /hộ Ha/hộ 3,68 4,30 3,65 3,87
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2015) Về trình độ học vấn của các chủ hộ: hầu hết các chủ hộ có trình độ cấp II (chiếm 63,30%) và cấp III (chiếm 35,00%). Nhìn chung, trình độ của chủ hộ còn hạn chế sẽ có ảnh hưởng lớn đến việc áp dụng đúng quy trình kỹ thuật để cây mía cho năng suất cao, chất lượng đảm bảo.
Nhân khẩu trung bình của các hộ trồng mía là 4,08 khẩu/hộ, nhưng số lao động trong độ tuổi chỉ có 2,71 người. Do trong sản xuất mía chịu sự chi phối của quy luật sinh trưởng phát triển của cây mía, nhu cầu về lao động cho từng thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây mía cũng rất khác nhau. Do vậy mà sản xuất mía mang tính thời vụ cao.
Diện tích đất canh tác bình quân của hộ là 5,38 ha/hộ, trong đó các hộ trồng mía ở Thôn Tân Hội có diện tích đất canh tác bình quân là lớn nhất (5,91 ha/hộ) so với các nhóm hộ còn lại.
Tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào của hộ
Mía nguyên liệu là loại cây trồng có chi phí sản xuất rất cao, trong đó chi phí đầu tư chủ yếu và chiếm tỉ lệ lớn là giống, phân bón, công lao động, thuốc trừ cỏ. Trong những năm gần đây đặc biệt là năm 2014 ,nông dân sản xuất mía nguyên liệu chủ yếu sử dụng giống K95-156 và K95 -84.
Người dân sản xuất mía nguyên liệu chủ yếu sử dụng phân bón NPK do công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam sản xuất là chủ yếu, ngoài ra doanh nghiệp còn cung cấp cho người dân thuốc diệt cỏ để phục vụ sản xuất. Với việc thực hiện hợp đồng liên kết với Doanh nghiệp cụ thể là với Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam, người dân có thể mua chịu và được thanh toán sau khi bán mía cho doanh nghiệp. Thực hiện giá mua đầu vào như thế giúp hộ nông dân giảm được chi phí hơn so với mức mua ngoài thị trường.
Chi phí đầu tư sản xuât mía của các hộ điều tra
Khi sản xuất mía nguyên liệu, các hộ sản xuất phải đầu tư ra một khoản tài chính nhất định, đặc biệt là đối với các hộ sản xuất chuyên canh, xác định lấy cây mía nguyên liệu làm đối tượng sản xuất chính. Các khoản chi phí bao gồm tiền giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng vốn phải đầu tư vào sản xuất. Thực tế trong những năm qua, thị trường không ổn định, giá vật tư đầu vào luôn tăng cao, càng làm cho người sản xuất gặp khó khăn khi mà nguồn lực tài chính của các hộ là có hạn.
Bảng 4.8 : Chi phí sản xuất của hộ trồng mía năm 2015
Đvt: 1000 đ/ha STT Loại chi phí Thôn
Tân Lương
Thôn Tân Hội
Thôn
Tân Hiệp Bình quân
1 Giống 3,200 3,200 3,200 3,200
2 Phân bón 8,556 8,494 8,308 8,453
3 Thuốc trừ cỏ 855 765 783 801
4 Thuê cày đất 2,575 2,500 2,500 2,525
5 Thu hoạch 10,390 10,900 10,210 10,500
6 Vận chuyển 3,756 4,033 3,958 3,915
Tổng chi phí 29,332 29,892 28,959 29,394
(Nguồn: số liệu điều tra hộ, 2015) Theo bảng 4.8 ta thấy mức đầu tư trung bình của 3 thôn tương đối cao nhưng chi phí đầu tư vẫn tương đương nhau. Thôn Tân Hội có mức đầu tư cao nhất (29,892,000 đồng/ha),và thôn Tân Hiệp có vốn đầu tư thấp nhất là(28,959,000 đồng/ha) nguyên nhân dẫn đến việc đầu tư sản xuất cao ở thôn là do sản xuất mía là hoạt động sản xuất chính của người nông dân việc đầu tư nhiều để cho cây mía sinh trưởng và phát triển tốt để giúp tăng năng suất và sản lượng, hiện nay thị trường không ổn định, mức giá đầu vào rất cao như giá cả phân bón cao bình quân chi phí phân bón/ ha thì tiêu tốn khoảng 8.453.000
đồng/ha. Bình quân chi phí thu hoạch cho 1ha mía là 10.500.000 đồng/ha (chưa tính chi phí công lao động người nông dân bỏ ra). Như vậy, đây là loại cây trồng có chi phí đầu tư cao, rất tốn công lao động.
Giá trị gia tăng của hộ sản xuất theo 3 thôn
Bảng 4.9 : Kết quả kinh tế của hộ theo 3 thôn: (tính cho 1 ha mía )
STT Chỉ tiêu ĐVT
Thôn Tân Lương
Thôn Tân Hội
Thôn Tân Hiệp
Bình quân
1 GO 1000đ/ha 30,081 31,330 30,940 30,783
2 IC 1000đ/ha 26,132 26,692 25,759 26,194
4 VA 1000đ/ha 3,949 4,638 5,181 4,589
(Nguồn: số liệu điều tra hộ, 2015) Qua số liệu trên cho thấy rằng phần lớn hoạt động sản xuất mía nguyên liệu điều lấy công lao đông tự có làm lãi, nên giá trị tăng thêm sau khi trừ chi phí bỏ ra khi đó thu được bình quân 4,589,000 đồng/ha mía nếu người dân lấy công làm lãi.Và tư liệu sản xuất thường là các công cụ bằng tay như: cày, cuốc,…có giá trị rất nhỏ nên mức khấu hao là không đáng kể. Giá trị sản xuất một ha mía nguyên liệu bình quân thu được là 30,783,000 đồng, tuy giá trị sản xuất một ha rất lớn nhưng việc sản xuất mía nguyên liệu lại có chi phí trung gian rất cao là 26,194,000 đồng
Tác nhân người thu gom
Là những cá nhân mua nông sản từ người sản xuất. Họ có thể là người ở địa phương hoặc từ các nơi khác đến để thu gom, mua nông sản của người dân.
Người thu gom cá thể cũng có thể đồng thời là người sản xuất, họ thu gom từ những người sản xuất khác với mức giá thường thấp hơn so với mức giá mà các doanh nghiệp thu mua trả. Thực tế trên địa bàn xã Sơn Hội số lượng những người đi thu gom ngày càng giảm dần, hiện nay chỉ còn 6 đối tượng thu gom vẫn tiếp tục công việc thu gom trên địa bàn. Nguyên nhân dẫn đến giảm các đối tượng thu gom là hiện nay đa số các hộ nông dân sản xuất mía trên địa bàn xã đều thực hiện hợp đồng liên kết với nhà máy nên số lượng sản phẩm người sản xuất bán cho người thu gom rất ít nên nhiều đối tượng thu gom đã không tiếp tục đi thu gom nữa. Hiện nay số đối tượng còn thực hiện đi thu gom địa bàn chủ yếu của họ là các thôn trong xã như thôn Tân Thành, thôn Tân lương, thôn Tân Hội... Như các cây trồng khác cây mía nguyên liệu cũng có tính chất thời vụ nên các thu gom này cũng hoạt động theo thời vụ, trung bình 7 tháng trong năm