Bao gồm cả CT 30a, CT 135, xã bãi ngang ĐBKK. Hỗ trợ theo Địa bàn.
Ngân sách = Mức hỗ trợ bình quân x Số địa bàn.
Mức hỗ trợ bình quân cho một địa bàn không phụ thuộc vào việc đo lường NĐC, mà phụ thuộc vào Nhà nước ưu tiên đến mức nào, khả năng cân đối Ngân sách đến đâu.
Hỗ trợ cơ sở hạ tầng (CSHT):
Các dự án hỗ trợ CSHT cho các huyện nghèo, xã/thôn ĐBKK nhằm mục đích tạo môi trường phát triển và giảm nghèo, hỗ trợ chung cho cả cộng đồng (gồm hộ nghèo và hộ không nghèo trên một địa bàn). Trong đó, ưu tiên những công trình CSHT có ý nghĩa giảm nghèo lớn nhất, ở những thôn nghèo nhất.
Hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất (PTSX):
Ngoại trừ một số ít chính sách trong CT 30a hỗ trợ tất cả những hộ trên địa bàn huyện nghèo (ví dụ: khoán chăm sóc, bảo vệ rừng; tiêm phòng dịch bệnh…). Đa số chính sách sinh kế khác chỉ hỗ trợ hộ nghèo/cận nghèo (hộ cận nghèo chỉ được hỗ trợ trong CT 135), mục đích là nhằm hỗ trợ những hộ thiếu hụt về thu nhập.
Đề xuất khi áp dụng NĐC (PA1 và PA3): Hỗ trợ PTSX cho hộ nghèo + cận nghèo (hỗ trợ PTSX cho tất cả các hộ có TNBQ dưới mức sống tối thiểu).
2011 2012 2013 2014 2011-2014
Chương trình Giảm nghèo Bền vững22 7.212 5.728 5.986,06 7.020,67 25.947
- ĐTPT 5.600 4.952 4.442,40 4.981,00 19.975
- Sự nghiệp 1.612 776 1.543,66 2.039,67 5.971
Kịch bản ngân sách CTMTQG GNBV giai đoạn 2016-2020:
• Mức hỗ trợ bình quân cho một địa bàn (huyện, xã, thôn) không bị ảnh hưởng bởi việc áp dụng cách tiếp cận nghèo đa chiều.
• Danh sách xã/thôn ĐBKK sau 2015 do Chính phủ quyết định (ưu tiên đầu tư đến đâu, hoàn toàn có thể không tăng so với hiện tại). Để tính toán kịch bản ngân sách giai đoạn 2016-2020, giả định số lượng huyện nghèo, xã/thôn ĐBKK không thay đổi so với hiện nay.
22 Các số liệu ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho giảm nghèo giai đoạn 2011-2014 trích từ Báo cáo của
• Theo tinh thần Nghị quyết của Quốc Hội – Quyết định của Chính phủ: tăng dần định mức đầu tư cho Chương trình Giảm nghèo. Nghị quyết 76/2014/QH13 của Quốc hội nờu rừ “Tăng nguồn lực đầu tư và cõn đối nguồn lực trung hạn của Nhà nước cho các chính sách, chương trình giảm nghèo”.
Theo QĐ 551/QĐ-TTg phê duyệt CT 135 “năm 2014-2015 tăng 1,5 lần so với định mức 2013, các năm sau bố trí tăng phù hợp với khả năng cân đối ngân sách”. Với định mức 2013 hỗ trợ cho một xã 135 là 1,3 tỷ (1 tỷ CSHT, 300 triệu hỗ trợ PTSX), định mức 2014-2015 sẽ là 1,95 tỷ (1,5 tỷ CSHT, 450 triệu hỗ trợ PTSX), nhưng thực tế ko tăng do khó khăn ngân sách.
o Lưu ý: định mức đầu tư 1 xã CT135: 1 tỷ cho CSHT, 300 triệu cho HTSX đã giữ nguyên từ năm 2009 đến nay theo Quyết định 101/2009/QĐ-TTg ngày 5/8/2009.
• Dự kiến mức tăng thấp: tăng 50% so với hiện tại (chỉ bằng với định mức đã dự
kiến trong CT 135 cho giai đoạn 2014-2015 nhưng chưa thực hiện được). Định mức bình quân giai đoạn 2016-2020 sẽ là 1,95 tỷ/xã (1,5 tỷ CSHT, 450 triệu hỗ trợ PTSX).
• Dự kiến mức tăng cao: tăng 100% so với hiện tại. Định mức bình quân giai đoạn 2016-2020 sẽ là 2,6 tỷ/xã (2 tỷ CSHT, 600 triệu hỗ trợ PTSX).
• Định mức đầu tư thôn bản ĐBKK: hiện tại CSHT 200 triệu/thôn, PTSX 50 triệu/thôn. Mức thấp tăng 50%: CSHT 300 triệu, PTSX 75 triệu/thôn. Mức cao tăng 100%: CSHT 400 triệu/thôn, PTSX 100 triệu/thôn.
• Bổ sung hợp phần hỗ trợ PTSX cho các xã bãi ngang ĐBKK (hiện tại không có)
• Bổ sung hợp phần hỗ trợ PTSX cho 30 huyện nghèo hưởng cơ chế như huyện 30a, với định mức bằng 70% huyện 30a (hiện tại không có)
• Vốn duy tu, bảo dưỡng bằng 10% vốn đầu tư CSHT thực hiện trong năm.
• Phương án thấp: tăng 50%
o 64 huyện nghèo 30a:
o CSHT: 25 tỷ/huyện/năm x 64 huyện = 1.600 tỷ/năm
o PTSX: 15 tỷ/huyện/năm x 64 huyện = 960 tỷ/năm
o 30 huyện theo cơ chế 70% huyện 30a:
o CSHT: 25 tỷ/huyện/năm x 0.7 x 30 huyện = 525 tỷ/năm
o PTSX: 15 tỷ/huyện/năm x 0.7 x 30 huyện = 315 tỷ/năm
o 2331 xã 135:
o CSHT: 1,5 tỷ/xã/năm x 2331 xã = 3.496,5 tỷ/năm
o PTSX: 450 triệu/xã/năm x 2331 xã = 1.048,95 tỷ/năm
o 311 xã bãi ngang ĐBKK: (QĐ 539/QĐ-TTg ngày 1/4/2013)
o CSHT: 1,5 tỷ/xã/năm x 311 xã = 466,5 tỷ/năm
o PTSX: 450 triệu/xã/năm x 311 xã = 139,95 tỷ/năm
o 3506 thôn ĐBKK (thuộc xã KV II và I) (QĐ 582/QĐ-UBDT ngày 18/12/2013)
o CSHT: 300 triệu/thôn/năm x 3506 thôn = 1.051,8 tỷ/năm
o PTSX: 75 triệu/thôn/năm x 3506 thôn = 262,95 tỷ/năm
• Phương án cao: tăng 100%
o 64 huyện nghèo 30a:
o CSHT: 25 tỷ/huyện/năm x 64 huyện = 1.600 tỷ/năm
o PTSX: 15 tỷ/huyện/năm x 64 huyện = 960 tỷ/năm
o 30 huyện theo cơ chế 70% huyện 30a:
o CSHT: 25 tỷ/huyện/năm x 0.7 x 30 huyện = 525 tỷ/năm
o PTSX: 15 tỷ/huyện/năm x 0.7 x 30 huyện = 315 tỷ/năm
o 2331 xã 135:
o CSHT: 2 tỷ/xã/năm x 2331 xã = 4662 tỷ/năm
o PTSX: 600 triệu/xã/năm x 2331 xã = 1.398,6 tỷ/năm
o 311 xã bãi ngang ĐBKK: (QĐ 539/QĐ-TTg ngày 1/4/2013)
o CSHT: 2 tỷ/xã/năm x 311 xã = 622 tỷ/năm
o PTSX: 600 triệu/xã/năm x 311 xã = 186,6 tỷ/năm
o 3506 thôn ĐBKK (thuộc xã KV II và I) (QĐ 582/QĐ-UBDT ngày 18/12/2013)
o CSHT: 400 triệu/thôn/năm x 3506 thôn = 1.402,4 tỷ/năm
o PTSX: 100 triệu/thôn/năm x 3506 thôn = 350,6 tỷ/năm
Dự kiến vốn bình quân hàng năm trong CTMTQG GNBV giai đoạn 2016-2020 Tỷ đồng PA thấp (+50%) PA cao (+100%) 64 huyện nghèo 30a:
CSHT (25 tỷ/huyện/năm) 1600 1600
PTSX (15 tỷ/huyện/năm) 960 960
Duy tu bảo dưỡng 10% 160 160
30 huyện theo cơ chế 70% huyện 30a:
CSHT 525 525
PTSX 315 315
Duy tu bảo dưỡng 10% 52,5 52,5
2331 xã 135:
CSHT 3496,5 4662
PTSX 1049,95 1398,6
Duy tu bảo dưỡng 10% 349,65 466,2
311 xã bãi ngang ĐBKK
CSHT 466,5 622
PTSX 139,95 186,6
Duy tu bảo dưỡng 10% 46,65 62,2
3506 thôn ĐBKK (thuộc xã KV II và I)
CSHT 1051,8 1402,4
PTSX 262,95 350,6
Duy tu bảo dưỡng 10% 105,18 140,24
Cộng 10581,63 12903,34
CSHT và duy tu bảo dưỡng 7853,78 9692,54
PTSX 2727,85 3210,8
Hợp phần NCNL, truyền thông, M&E 400 600
Tổng cộng (khoảng) 11000 13500
So với năm 2014 (khoảng 7000 tỷ đồng) +4000 +6500
• Phương án tăng cao hơn nữa: nếu cân đối ngân sách cho phép.
• Cơ chế huy động, phân bổ ngân sách cho CTMTQG GNBV có thể theo phương án “tính xuôi” như trên (dựa trên dự toán chi tiết cho từng hợp phần, từng chương trình); hoặc theo phương án “tính ngược” (xuất phát từ cam kết của Chính phủ dành một tỷ lệ nhất định trong tổng chi NSNN hàng năm cho giảm nghèo, căn cứ vào khả năng cân đối NSNN có con số tổng NS cho giảm nghèo hàng năm và 5 năm phân bổ cho CTMTQG GNBV và các chính sách giảm nghèo khác). Kịch bản ngân sách giảm nghèo theo phương án “tính ngược” được nêu ở phần Kết luận.
• Ưu điểm của phương án “tính xuôi” là tính toán được cụ thể nguồn vốn bố trí cho từng chương trình, từng hợp phần, nhưng sẽ tạo áp lực ngân sách (nếu giai đoạn 2016-2020 thực hiện theo “PA thấp” tăng 50% hoặc “PA cao” tăng 100%
định mức so với giai đoạn 2011-2015). Ngược lại, ưu điểm của phương án
“tính ngược” là không tạo áp lực ngân sách (duy trì một tỷ lệ cố định ngân sách giảm nghèo trong tổng chi NSNN hàng năm và 5 năm), TW phân bổ NS trọn gói cho tỉnh, tạo sự chủ động cho cấp tỉnh trong phân bổ ngân sách.
Nhưng phương án “tính ngược” cần đi kèm một số điều kiện quan trọng: (i) cơ chế hỗ trợ trọn gói, tăng cường phân cấp, trao quyền cho cấp cơ sở và cộng đồng; (ii) ngân sách và phương pháp nâng cao năng lực cho địa phương và cộng đồng; (iii) ngân sách và cơ chế giám sát – đánh giá việc sử dụng ngân sách theo kết quả đầu ra; (iv) cơ chế công khai, minh bạch và đảm bảo trách nhiệm giải trình.
Phương án đề xuất là áp dụng kết hợp cả hai phương án “tính ngược” và
“tính xuôi”. Vốn giảm nghèo tổng thể của cả nước được “tính ngược” dựa trên một tỷ lệ nhất định của tổng chi NSNN hàng năm. Vốn giảm nghèo trước tiên được phân bổ cho các “chính sách cứng” (bắt buộc cân đối đủ ngân sách hàng năm, như các chính sách hỗ trợ giáo dục, y tế). Phần còn lại được phân bổ cho CTMTQG GNBV và các “chính sách mềm” (phân bổ tùy theo cân đối ngân sách hàng năm). Sau khi đã xác định một con số tổng ngân sách hàng năm cho CTMTQG GNBV, sẽ tính ra mức hỗ trợ bình quân hàng năm cho từng địa bàn, từng hợp phần (dựa trên hệ số từ cách “tính xuôi”) để làm căn cứ phân bổ ngân sách cho các tỉnh (định mức bình quân x số lượng địa bàn hưởng lợi của mỗi tỉnh). Sau đó, mỗi tỉnh sẽ phân bổ tiếp cho các huyện nghèo, xã, thôn ĐBKK không cào bằng, mà dựa trên mức hỗ trợ bình quân và “hệ số khó khăn” của từng huyện, xã, thôn do tỉnh qui định (trong các chỉ tiêu để tính “hệ số khó khăn” có chỉ tiêu % nghèo+cận nghèo+dễ bị tổn thương).