I. Cơ sở để chọn phương án đưa vào thiết kế kỹ thuật:
- Dựa vào tổng giá thành xây dựng ban đầu.
- Dựa vào các yêu cầu về kỹ thuật và mỹ quan.
- Dựa vào điều kiện tận dụng nguồn nhân lực và vật liệu địa phương.
- Dựa vào các yêu cầu về khai thác, sử dụng và duy tu bảo dưỡng.
II. So sánh các phương án theo giá thành dự toán:
- Phương án 1: Cầu dầm nhịp giản đơn chữ T BTCT dự ứng lực.
Sơ đồ cầu : 26+26+26+26+26+26+26 (m)
Tổng giá thành công trình: 14,559,863,339.000 đồng.
- Phương án 2: Cầu dầm nhịp giản đơn chữ T BTCT dự ứng lực Sơ đồ cầu : 35+35+35+35+35(m)
Tổng giá thành công trình: 12,495,621,504.000 đồng - Phương án 3: Cầu dầm thép lien hợp bản BTCT
Sơ đồ cầu : 35+35+35+35+35 (m)
Tổng giá thành công trình: 18,341,246,967.000 đồng
III. So sánh các phương án theo điều kiện thi công chế tạo:
1.Phương án I và phương án II: Cầu giản đơn BTCT dự ứng lực 1.1. Ưu điểm:
- Các nhịp cầu đều nhau do đó tạo điều kiện tiêu chuẩn hoá kết cấu .
- Với dầm 26m thi công lắp ghép, có thể thi công bằng thiết bị giá ba chân, đây là loại thiết bị khá quen thuộc và phổ biến trong công nghệ xây dựng cầu nên cho giá thành rẻ
- Không cần đến những thiết bị đắt tiền và khó kiếm.
1.2 Nhựơc điểm :
- Do hạn chế khả năng thi công của thiết bị dẫn đến không vượt được nhịp lớn, do đó số trụ thi công nhiều dẫn tới ảnh hưởng dòng chảy của sông.
- Phương án T có số lượng trụ nhiều nhất trong ba phương án, do đó sẽ làm tăng chi phí thi công trụ, đặc biệt là các trụ có chiều cao tương đối lớn nên đây là điều đáng lưu ý, đồng thời số lượng cọc BTCT cũng lớn nên chi phí cho công nghệ này cũng lớn hơn.
2.Phương án III: Cầu dầm thép liên hợp bản BTCT.
2.1.Ưu điểm:
- Cầu dầm thép có thể thi công nhanh chóng hơn cầu BTCT hoặc cầu BTCT DƯL - Cầu dầm thép lắp đặt dễ dàng qua sông suối, qua chướng ngại vật ở bất kỳ hoàn cảnh thời tiết nào.
- Kết cấu nhịp cầu thép thường nhẹ hơn cầu BTCT do đó làm giảm giá thành chung, đặc biệt có ý nghĩa khi địa chất lòng sông yếu.
- Quá trình lao lắp và thiết bị thi công tương đối đơn giản 2.2.Nhược điểm:
- Trong phương án này chiều dài nhịp là 42m, cầu có chiều cao tương đối cao, do đó khi thi công cần phải xây thêm trụ tạm, nhưng giải pháp này không kinh tế bằng lắp thêm mũi dẫn đảm bảo ứng suất và biến dạng cho kết cấu. Để đảm bảo chiều dài cánh hẫng của giàn lao thì cần mở rộng trụ để đón lấy mũi dẫn dễ dàng.
- Cầu rung mạnh khi có hoạt tải.
IV.So sánh phương án theo điều kiện khai thác sử dụng : 1. Phương án I và phương án II:
a) Ưu điểm:
- Có thể sửa chữa dễ dàng khi có một bộ phận của cầu bị hư hỏng b) Nhược điểm:
- Kết cấu nặng
- Bản mặt cầu không liên tục , xe chạy không êm thuận 2. Phương án III:
a) Ưu điểm . - Kết cấu nhẹ.
- Ít cản trở dòng chảy của sông . b). Nhược điểm :
- Tuổi thọ của công trình thấp.
- Trong giai đoạn khai thác sử dụng phải thường xuyên duy tu bảo dưỡng - Chịu sự tác động của môi trường rất lớn.
V. Kết luận:
*Như vậy qua việc phân tích trên ta thấy rằng:
- Trong ba phương án trên thì phương án III có giá thành về vật liệu cao nhất trong khi hai phương án đầu là xấp sỉ nhau, vì vậy về mặt giá thành thì phương án III không được chọn.
- Mỹ quan đối với phương án II là đẹp nhất do sự hài hoà về kết cấu nhịp, tuy nhiên chiều cao cầu lại cao nhất làm tăng chiều cao mố trụ và tăng chi phí đắp đất đường hai đầu cầu.
-Trong tương lai để đáp ứng nhu cầu đi lại có khả năng phải mở rộng cầu, đồng thời yếu tố về mỹ quan chưa phải là yếu tố cần quan tâm đặc biệt do đó ta có thể chọn phương án I.
- Với phương án I, do có ưu điểm về tiêu chuẩn hoá kết cấu đồng thời thiết bị thi công khá đơn giản, trình độ chế tạo và thi công không cần đòi hỏi phải cao, trong khi đó trong tương lai có khả năng phải mở rộng cầu để đáp ứng nhu cầu đi lại do đó ta nên chọn phương án này để đưa vào thiết kế kỹ thuật là hợp lý nhất.
PHẦN II: