Các nhân tố tố ảnh hưởng tới giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường dịch vụ của công ty kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường dịch vụ cho thuê thiết bị xây dựng của công ty trách nhiệm hữu hạn hirose (việt nam) hà nội (Trang 24 - 28)

CHƯƠNG 1: TểM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ Lí LUẬN CƠ BẢN VỀ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ CỦA

1.3. Các nhân tố tố ảnh hưởng tới giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường dịch vụ của công ty kinh doanh

1.3.1. Nhân tố môi trường vĩ mô 1.3.1.1. Nhân tố chính trị - pháp luật

Yếu tố chính trị - pháp luật luôn chi phối mạnh mẽ tới sự hình thành cơ hội và khả năng thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Đặc biệt nhân tố này có ảnh hưởng rất lớn tới việc đưa ra các chính sách marketing, các chương trình xúc tiến mà doanh nghiệp đang hướng tới. Khi doanh nhiệp muốn đưa ra các chính sách marketing cần phải nghiên cứu và phân tích nhân tố chính trị-pháp luật có ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp? Cơ hội, thách thức mang lại như thế nào? Từ đó, doanh nhiệp có thể tìm ra hướng giải quyết nhanh chóng giảm thiểu được các rủi ro và tăng cường hiệu quả.

Quốc gia có nền chính trị - pháp luật công bằng ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có phát triển an toàn, hiệu quả trên thị trường, giúp các doanh nghiệp ngăn chặn những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, với các chính sách thuế quan cũng đã tác động không nhỏ tới hoạt động định giá sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới lượng tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh.

1.3.1.2. Nhân tố kinh tế

Nhân tố kinh tế có ảnh hưởng lớn tới các quyết định đến các hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Các yếu tố như: GDP, lãi suất, tỷ lệ lạm phát,… sẽ tạo ra cho doanh nghiệp những cơ hội và thách thức trong quá trình hoạt động và phát triển.

Chính vì vậy doanh nghiệp cần có những nghiên cứu và phân tích sự phát triển của nền kinh tế, từ đó dự báo chính xác sự ảnh hưởng của các biến động này trong việc phát triển hoạt động marketing của mình nhằm khai thác triệt để những cơ hội mà doanh nghiệp đang có được và giảm thiểu các rủi ro có thể gặp phải.

1.3.1.3. Nhân tố văn hóa-xã hội

Nhân tố Văn hóa–Xã hội có sự ảnh hưởng đa chiều tới hoạt động marketing của doanh nghiệp. Nó có thể mang lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội thuận lợi khi hoạt động marketing của doanh nghiệp phù hợp với lối sống, văn hóa của khách hàng và ngược lại nó cũng có thể đem lại nhiều khó khăn cho doanh nghiệp khi mà không được khách hàng chấp nhận.

Mỗi đất nước, mỗi vùng miền đều có văn hóa và lối sống khác nhau. Chính vì vậy, khi xây dựng và triển khai một chương trình marketing, doanh nghiệp cần phải nắm rừ cỏc yếu tố về thuần phong mỹ tục, cỏc sản phẩm thiết kế ra phải phự hợp với thói quen và mong muốn của khách hàng tại các khu vực để có thể thích ứng được nhiều tập khách hàng hơn.

1.3.1.4. Nhân tố Kỹ thuật-Công nghệ

Sự phát triển như vũ bão của Khoa học- Công nghệ được coi là một bước đệm mang đến rất nhiều cơ hội giúp cho các công ty kinh doanh hiệu quả hơn. Là yếu tố quyết định tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp, các công cụ kỹ thuật phát triển sẽ làm cho hoạt động marketing trở nên hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin về thị trường mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh.

1.3.1.5. Nhân tố nhân khẩu học

Đây là nhân tố rất quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm khi thực hiện các chính sách marketing của mình. Vì nhân khẩu tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp, môi trường dân cứ phản ánh thông qua quy mô, mật độ, phân bổ dân số của khu vực nghiờn cứu và triển khai thực hiện. Từ đú, ta cú thể nắm rừ được thị trường mục tiêu của doanh nghiệp. Hơn nữa nhân tố này cũng thể hiện được độ tuổi, giới tính, trình độ điều này cũng giúp cho quá trình xúc tiến xác định được chính xác các nội dung, mục tiêu phù hợp với các đối tượng cụ thể, từ đó thiết lập các chương trình marketing phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất.

1.3.2. Nhân tố môi trường vi mô 1.3.2.1. Nhân tố bên trong

- Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất có ảnh hưởng lớn tới hoạt động marketing của doanh nghiệp. Điều này thể hiện rừ khi doanh nghiệp được trang bị đầy đủ cỏc cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại thì công tác nghiên cứu và thực hiện các chính sách marketing cũng diễn ra dễ dàng giỳp cho doanh nghiệp hiểu rừ hơn thị trường. Từ đú, đưa ra các chương trình Marketing hợp lý đáp ứng cao nhu cầu của khách hàng.

- Nguồn tài chính: Đây là cơ sở để doanh nghiệp có thể xác định được quy mô và

cho hoạt động marketing của doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp luôn cần phải chú ý đến nguồn vốn cũng như khả năng huy động vốn, kiểm soát các chi phí hay quan hệ tài chính với các bên hữu quan.

- Nguồn nhân sự: Con người luôn là chủ thể của mọi hành động, vì vậy đội ngũ nhân lực của một doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động marketing của doanh nghiệp đó. Vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải có các chỉ tiêu đánh giá chính xác năng lực, phẩm chất của nhân viên để có thể phân công các công việc phù hợp, tạo sự gắn kết và đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp đặt ra.

- Thương hiệu: Một doanh nghiệp có hình ảnh thương hiệu uy tín - vững chắc trong lòng khách hàng cũng như trên thị trường sẽ tạo điều kiện cho việc triển khai và thực hiện các hoạt động marketing, từ đó doanh nghiệp có thể tổ chức và triển khai các chính sách kinh doanh một cách thuận lợi và hiệu quả hơn rất nhiều.

1.3.2.2. Môi trường ngành

- Khách hàng: Bất cứ một doanh nghiệp nào khách hàng luôn là yếu tố quan trọng nhất, vì vậy khách hàng quyết định tới sự sống còn của một doanh nghiệp. Đồng thời, khách hàng là những người sẽ quyết định tới hoạt động marketing và đặc biệt là hoạt động marketing của cỏc cụng ty. Cỏc doanh nghiệp cần phải nắm rừ: Khỏch hàng của mình là ai? Khách hàng của mình muốn gì?...Vậy nên, công ty phải luôn nghiên cứu đặc điểm của khách hàng và có những cách tiếp cận khác nhau với mỗi đối tượng để đưa ra các chương trình xúc tiến sao cho phù hợp nhất.

- Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng trực tiếp tới các chính sách hoạt động marketing của doanh nghiệp và những kết quả mà doanh nghiệp đạt được.Trong marketing cạnh tranh được chia làm bốn cấp độ gồm cạnh tranh mong muốn, cạnh tranh giữa các sản phẩm, cạnh tranh giữa các nhãn hiệu và cạnh tranh trong cùng loại sản phẩm. Đối với từng cấp độ thì công ty sẽ áp dụng những hoạt động marketing khác nhau sao cho phù hợp.

- Sản phẩm thay thế: Độ co giãn giá của một sản phẩm bị tác động bởi sản phẩm thay thế; sự thay thế càng đơn giản thì nhu cầu càng trở lên co giãn vì khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn. Sản phẩm thay thế phụ thuộc vào khả năng tăng giá của doanh nghiệp trong một ngành. Sự cạnh tranh gây ra bởi nguy cơ thay thế là do các sản phẩm thuộc các ngành khác. Trong khi nguy cơ của sản phẩm thay thế thường tác động vào ngành kinh doanh thông qua cạnh tranh giá cả, tuy nhiên có thể có nguy cơ thay thế từ các nguồn khác, khi áp lực từ các sản phẩm thay thế cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bị tác động xấu và ngược lại.

- Khả năng gia nhập ngành của các đối thủ mới: Thời đại công nghệ thông tin phát triển, tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp tiếp cận nhanh với các ngành kinh

doanh hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao. Đây là một thách thức không nhỏ ảnh hưởng trực tiếp tới vị thế và doanh thu của công ty kinh doanh trên thị trường. Đòi hỏi công ty phải đẩy mạnh phát triển công nghệ, xây dựng và triển khai các hoạt động, chiến lược marketing hiệu quả.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường dịch vụ cho thuê thiết bị xây dựng của công ty trách nhiệm hữu hạn hirose (việt nam) hà nội (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w