2.3.1. Ô nhiễm không khí:
Nguồn gây ô nhiễm không khí khi dự án đi vào hoạt động chủ yếu phát sinh từ các phương tiện giao thông do lưu thông trên các con đường nội bộ nằm tiếp giáp với nhà máy.
2.3.1.1. Ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông:
Các chất gây ô nhiễm không khí sinh ra từ hoạt động giao thông là nguồn phân tán, rất khó kiểm soát. Nếu không có các giải pháp quản lý cụ thể sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân viên trong nhà máy và khu vực dân cư lận cận.
2.3.1.2. Ô nhiễm bụi:
Chủ yếu phát sinh từ các phương tiện vận chuyển ra vào công ty là các loại xe ô tô, xe tải vận chuyển nguyên vật liệu sản xuất, sản phẩm và các phương tiện vận chuyển và xếp dỡ trong nội bộ công ty. Tuy nhiên, tải lượng ô nhiễm không nhiều do đó không đáng kể.
2.3.1.3. Ô nhiễm khí thải do hoạt động sản xuất:
a. Nguồn gây ô nhiễm không khí do đốt dầu phục vụ cho lò hơi :
Để phục vụ cho quá trình sấy dự án sử dụng 2 lò hơi sử dụng nhiên liệu là than hoặc dầu DO, với nhu cầu than sử dụng 1200kg/ngày/lò = 50 kg/giờ.
Nguồn ô nhiễm không khí từ lò hơi là các loại khí thải khi đốt nhiên liệu than, chủ yếu là CO, NOx, SO2 và bụi. Các khí này đều có khả năng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và các loài động thực vật.
Bảng 2.5: Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải đốt than
Các chất ô nhiễm Nồng độ ô nhiễm (mg/ m3)
TCVN 5939-2005 (cột B) (mg/m3)
Bụi 116,95 200
SO2 456,14 500
NOx 70,175 580
CO 2.105 1.000
So sánh kết quả tính toán trên với tiêu chuẩn TCVN 5939 – 2005, cột B cho thấy nồng độ bụi và CO rất cao, vượt tiêu chuẩn cho phép. Vì vậy dự án sẽ có biện pháp để khống chế triệt để nguồn ô nhiễm này.
Hoạt động của nhà máy cũng có thể sử dụng dầu F.O khoảng 36.000 lít/ tháng để vận hành lò hơi và sử dụng cho các mục đích cấp nhiệt khác. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu là do các sản phẩm cháy của loại nhiên liệu dầu đốt nói trên. Trong các loại dầu này, ngoài thành phần chính là các hydrocacbon (CxHy), còn có các hợp chất của oxy, lưu huỳnh và nitơ. Khi đốt cháy, loại dầu này có phát sinh các sản phẩm cháy chủ yếu là hơi nước, muội khói và một lượng nhỏ các khí CxHy, NOx, SOx, Aldehyde, trong đó các tác nhân cần kiểm soát là SO2 và NO2 (các chất chỉ thị ô nhiễm đốt dầu). Các loại khí thải này đều có khả năng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng, công trình và động thực vật, còn mức độ tác động của chúng đến môi trường thì lại phụ thuộc nhiều vào nồng độ và tải lượng của chúng được thải vào khí quyển, cũng như phụ thuộc vào các điều kiện vi khí hậu tại khu vực đang xét (tốc độ gió, nhiệt độ, chế độ mưa v.v....).
b. Ô nhiễm khí do bụi sinh ra từ việc bốc dỡ vận chuyển sản phẩm, nguyên vật liệu :
Quá trình bốc dỡ nguyên vật liệu từ trên xe, nhà kho..., phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu có phát sinh bụi và khí thải. Thành phần khí thải chủ yếu là COx, NOx, SOx, Cacbuahydro, bụi. Nguồn ô nhiễm này rải rác.
2.3.2. Ô nhiễm do nước thải:
Nguồn phát sinh nước thải khi dự án đi vào hoạt động gồm nước mưa, nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất.
2.3.2.1. Nước mưa chảy tràn:
Bản thân nước mưa không gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên các chất bẩn rơi vãi trên bề mặt khuôn viên nhà máy có thể bị lôi cuốn vào nước mưa. Do đó cần có các giải pháp quản lý vệ sinh định kỳ sân bãi trong khuôn viên nhà máy.
Khi nhà máy được xây dựng lên, mái nhà và sân bãi được trải nhựa sẽ làm mất khả năng thấm nước tự nhiên của đất, do đó, nước mưa chảy tràn tại khu vực hoạt động của Công ty sẽ cuốn theo các chất cặn bã và đất cát xuống đường thoát nước, nếu không có biện pháp tiêu thoát tốt, sẽ gây nên tình trạng ứ đọng nước mưa, tạo ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Tổng diện tích khu vực dự án là 60.900 m2. Tính toán lượng nước mưa dựa trên cơ sở lượng mưa trung bình hàng năm lớn nhất là:
- Lượng mưa bình quân trong năm = 60.900 m2 x 1.695 mm/năm = 103.225 m3/năm
- Lượng mưa bình quân trong ngày = (103.225 m3/năm)/(150 ngày/năm) = 688,16 m3/ngày.
Bảng 2.6: Thành phần nước mưa chảy tràn.
STT Chất ô nhiễm Đơn vị Nồng độ
1 Chất rắn lơ lửng (SS) mg/l 10 – 20
2 COD mg/l 10 – 20
3 Tổng Nitơ mg/l 0,5 – 1,5
4 Tổng phospho mg/l 0,004 – 0,030
Nguồn: Viện vệ sinh dịch tễ
2.3.2.2. Nước thải sinh hoạt:
Tổng số lao động trong nhà máy (năm sản xuất ổn định): 55 người. Giả định rằng lượng nước thải sinh họat bằng 100% lượng nước cấp.
Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt trong phân xưởng sản xuất công nghiệp tính theo đầu người (Bộ Xây dựng TCXDVN 33:2006 – Quyết định 06/2006/QĐ–BXD ngày 17/3/2006 – Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế) là: qtc = 45 lít/người.ngày.
Q1 = 55 người x 45 lít /nguời = 4.500 lít/ngày = 2,5 m3/ngày.
Bảng 2.7: Tính chất đặc trưng của nước thải sinh hoạt.
STT Chất ô nhiễm Đơn vị Nồng độ
1 pH - 6,8 – 7,8
2 Chất rắn lơ lững (SS) mg/l 100 – 220
3 COD mg/l 250 – 500
4 BOD mg/l 110 – 250
5 Tổng Nitơ mg/l 20 – 40
6 Tổng phospho mg/l 4 – 8
7 Coliform MPN/100ml 106 – 108
Nguồn: [11]
Theo bảng trên cho thấy nước thải sinh hoạt bị ô nhiễm hữu cơ nên cần được xử lý trước khi thải ra môi trường.
Đặc trưng của nước thải loại này là chứa nhiều chất lơ lửng, dầu mỡ (từ nhà bếp), nồng độ chất hữu cơ cao.
Các chất hữu cơ có trong nước thải sinh hoạt chủ yếu là các loại carbonhydrate, protein, lipid là các chất dễ bị vi sinh vật phân hủy. Khi phân hủy, vi sinh vật cần lấy oxy hòa tan trong nước để chuyển hóa các chất hữu cơ nói trên thành CO2, N2, H2O, CH4, v.v…
Chỉ thị cho lượng chất hữu cơ có trong nước thải có khả năng bị phân hủy hiếu khí bởi vi sinh vật chính là chỉ số BOD5. BOD5 biểu diễn lượng oxy cần thiết mà vi sinh vật phải tiêu thụ để phân hủy lượng chất hữu cơ có trong nước thải. Như vậy, chỉ số BOD càng cao cho
thấy lượng chất hữu cơ có trong nước thải càng lớn, oxy hòa tan trong nước thải ban đầu bị tiêu thụ nhiều hơn, mức độ ô nhiễm của nước thải cao hơn.
Ngoài ra, trong nước thải sinh hoạt còn có một lượng chất rắn lơ lửng có khả năng gây hiện tượng bồi lắng cho các nguồn sông, suối tiếp nhận nó, khiến chất lượng nước tại những nguồn sông suối này xấu đi. Các chất dinh dưỡng như N, P có nhiều trong nước thải sinh hoạt chính là các yếu tố gây nên hiện tượng phú dưỡng này.
Vì vậy công ty phải xây dựng bể tự hoại nhằm xử lý lượng nước thải này trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.
2.3.2.3. Nước thải sản xuất:
Tổng lượng nước thải phát sinh từ quy trình sản xuất của nhà máy khoảng 800 m3/ngày bao gồm các thành phần nước thải sau:
a. Nước thải từ công đoạn giặt:
Thành phần của nước thải này chủ yếu là cặn lơ lửng, chất hoà tan, chất hoạt động bề mặt, chất tẩy rửa. Chất hoạt động bề mặt là những hợp chất hữu cơ mà trong phân tử có sự phân cực, khi tan vào trong nước có thể phân ly điện ly (do chất hoạt động bề mặt ion hoá) hoặc không phân ly (do chất hoạt động bề mặt không ion hoá). Về cấu trúc phân tử, một số chất hoạt động bề mặt có nhân vòng thơm là dẫn suất của Benzene, khó phân huỷ trong môi tường tự nhiên, một số chất là dẫn suất Parafine mạch thẳng dễ phân huỷ trong môi trường tự nhiên hơn là Lauryl Sulfate.
Thành phần tính chất nước thải từ quá trình giặt được tham khảo từ quá trình khảo sát đo đạc thực tế nước thải của Công ty TNHH Nobland Việt Nam (Công ty chuyên may mặc) – KCN Tân Thới Hiệp, Q12, Tp.HCM.
Bảng 2.8: Thành phần tính chất nước thải từ quá trình giặt.
STT Chất ô nhiễm Nồng độ (mg/l) TCVN 5945-2005 (Cột C) Giới hạn Trung bình
1 pH 6,8 – 8 7,0 5 – 9
2 SS 100 – 800 400 200
3 COD 200 – 1.300 750 400
4 BOD 100 – 600 350 100
5 Tổng N 20 – 210 60 60
6 N – NH3 9 – 11 10 15
7 N – NO2 0 – 2 0 -
8 N – NO3 0 – 2 0 -
9 Chất tẩy rửa 5 – 20 10 -
10 SO42- - 50 -
Nguồn: Công ty TNHH Nobland Việt Nam (Công ty chuyên may mặc) – KCN Tân Thới Hiệp, Q12, Tp.HCM – Viện khoa học kỹ thuật và Bảo hộ lao động Tp.HCM đo đạc - 2005 b. Nước thải từ công đoạn nhuộm:
Nước thải sản xuất phát sinh chủ yếu ở các công đoạn nhuộm.
Nước thải từ công đoạn nhuộm gây ô nhiễm trầm trọng đến môi trường tiếp nhận do độ màu, pH, COD, nhiệt độ của nước thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Do đó, thành phần nước thải này nhất thiết phải được xử lý trước khi xả vào hệ thống nước thải tập trung của khu công nghiệp.
Bảng 2.9: Thành phần tính chất nước thải nhuộm.
Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả
Nước thải hoạt tính Nước thải Sunfua Nước thải tẩy pH
COD BOD5
N tổng P tổng SS Màu Độ đục
mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l Pt – Co
FAU
10 – 11 450 – 1500
200 – 800 5 – 15 0,7 – 3
- 7000 – 50.000
140 – 1500
>11 10.000 – 40.000
2000 – 40.000 100 – 1000
7 – 30 -
50.000 – 100.000 8000 – 200.000
>12 9000 – 30.000
4000 – 17000 200 – 1000
10 – 30 120 – 1300 500 – 2000 1000 - 5000 2.3.2.4. Nước thải vệ sinh máy móc thiết bị:
Trong quá trình vận hành máy móc thiết bị, định kỳ nhà máy sẽ tiến hành bảo trì, bão dưỡng, bôi trơn dầu mỡ và vệ sinh máy móc thiết bị nhằm đảm bảo đạt năng suất hoạt động.
Lượng nước thải phát sinh từ công đoạn này rất ít, không diễn ra thường xuyên. Thành phần tính chất nước thải chứa chủ yếu là các tạp chất lơ lửng, các chất hoạt động bề mặt, dầu mỡ khoáng… thể hiện qua các thông số SS, COD, dầu mỡ với hàm lượng cao.
Khu vực vệ sinh máy móc thiết bị được thiết kế hệ thống thu gom và thoát nước riêng, tách biệt với hệ thống thoát nước thải từ 2 công đoạn giặt và nhuộm, đưa về bể tiếp nhận của hệ thống xử lý nước thải nhà máy.
2.3.3. Ô nhiễm do chất thải rắn:
Song song với vấn đề nước thải, chất thải rắn cũng là một nguồn gây ô nhiễm đáng quan tâm. Các chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động của Nhà máy có thể phân chia thành các nhóm: chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn sản xuất và chất thải rắn nguy hại.
2.3.3.1. Rác thải sinh hoạt:
Theo các điều tra về rác thải sinh hoạt, hàng ngày một người xả ra khoảng 0,4 – 0,8 kg rác. Với số lượng công nhân làm việc thường xuyên trong nhà máy khoảng 100 người, lượng rác sinh hoạt thải ra hàng ngày vào khoảng 40 – 80 kg. Thành phần rác sinh hoạt chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy như: thực phẩm rau quả thừa, giấy,...và các chất khác như: bọc nilon, chai nhựa, thủy tinh, lon đồ hộp,...
Ngoài ra việc duy trì một hệ thống cây xanh tạo cảnh quan truyền thống trong các nhà máy cũng tạo nên một lượng đáng kể các loại rác làm vườn.
2.3.3.2. Chất thải rắn sản xuất:
Chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất của nhà máy chủ yếu là các loại vải lau, xơ sợi và các tạp chất thiên nhiên có trong sơ sợi bị loại bỏ trong các công đoạn cắt mép, cắt khổ, kiểm tra đóng gói thành phẩm…
Với khối lượng nguyên liệu sử dụng trong quy trình sản xuất là 10.000 kg/ngày, lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 2% trên tổng khối lượng nguyên liệu (tham khảo số liệu thực tế tại Công ty Dệt nhuộm DEAWON Việt Nam tại KCN Nhơn Trạch 1, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai)
2% x 10.000 kg/ngày = 200 kg/ngày.
2.3.3.3. Chất thải nguy hại:
Bao bì và các loại thùng nhựa, lon, hộp đựng hóa chất. Bản chất của các loại bao bì không phải là chất thải nguy hại, tuy nhiên do chúng được sử dụng chứa hoá chất nên khi đó chúng là chất thải rắn độc hại.
Bùn thải từ quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải.