Đặc điểm về tổ chức bộ máy kế toán tại công ty công ty TNHH kinh

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh kinh doanh công nghệ tân phong (Trang 20 - 28)

1. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH kinh doanh và công nghệ

1.4 Đặc điểm về tổ chức bộ máy kế toán tại công ty công ty TNHH kinh

doanh và công nghệ Tân Phong

Công ty đã trang bị các máy móc thiết bị cần thiết cho phòng kế toán như máy tính xách tay, máy để bàn, máy in, máy photo, tủ đựng tài liệu… Các nhân viên kế toán đã sử dụng thành thạo phần mềm kế toán để giảm bớt khối lượng công việc cũng như xử lý nhanh các nghiệp vụ phát sinh trong công việc kinh doanh và duy trì số lượng công việc hàng ngày.

Phòng kế toán có nhiệm vụ thu nhập và xử lý các thông tin kế toán trong toàn doanh nghiệp, trên cơ sở đó lập báo cáo tài chính giúp giám đốc đưa ra các chính sách, chiến lược phù hợp với điều kiện hoạt động của công ty.

Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty

Trong tình hình hiện nay, khi chế độ kế toán tài chính luôn có sự thay đổi, đòi hỏi đội ngũ kế toán phải thường xuyên cập nhật những chuẩn mực mới nhất, những quy định mới đảm bảo hạch toán đúng, chính xác theo chế độ kế toán hiện hành.

Tại phòng kế toán của Công ty mỗi nhân viên được phân công trách nhiệm và kiêm nhiệm những công việc cụ thể, tránh sự chồng chéo tạo nên hiệu quả trong công việc. Cụ thể:

- Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ phận kế toán, chịu trách nhiệm quản lý công việc của các kế toán viên, tham mưu chính về công tác kế toán tài chính của Công ty.

Là người chịu trách nhiệm chính về kết quả hoạt động kinh doanh với giám đốc.

Kế toán trưởng

Kế toán vốn bằng

tiền

Kế toán bán hàng công nợ Thủ

quỹ

- Kế toán vốn bằng tiền: lập các chứng từ gốc có liên quan đến thu , chi ghi chép trên các loại sổ kế toán chi tiết và lập các báo cáo chi tiết. Thường xuyên đối chiếu kiểm tra số liệu kế toán tại công ty với ngân hàng với các khoản tiền luân chyển, các khoản vay mượn khác.

- Kế toán bán hàng công nợ : Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến nhà cung ứng và khách hàng của công ty, đối chiếu công nợ, tính toán các khoản chiết khấu cho khách hàng 1 cách chính xác. Thường xuyên đối chiếu số liệu kế toán với số liệu của thủ quỹ, thủ kho cũng như đối chiếu công nợ của khách hàng để đảm bảo tính chính xác.

Ngoài ra kế toán này còn phải phản ánh, giám sát tình hình thu mua, vận chuyển, bảo quản lưu trữ và tiêu thụ nhằm thúc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn.

- Thủ quỹ:

+ Có nhiệm vụ thu - chi tiền trên cơ sở chứng từ kế toán là các phiếu thu – chi đã được ký duyệt.

+ Mở sổ quỹ ghi chép thu chi trên cơ sỏ tính toán tiền quỹ hàng ngày, lưu trữ các phiếu thu – chi.

+ Kiểm kê quĩ tiền mặt hàng ngày, hàng tháng và đột xuất đẩm bảo số tiền khớp với sổ sách và thực tế, hàng ngày đối chiếu giữa sổ kế toán và sổ quỹ.

+ Đảm bảo an toàn, giữ bí mật số liệu thu – chi – tồn quỹ trong chi nhánh.

Mục tiêu hoạt đông kinh doanh của Công ty là kinh doanh đạt lợi nhuận cao và an toàn. Bởi vậy mỗi phương án kinh doanh của Công ty được duyệt đều phải đảm bảo hàng bán ra và đạt hiệu quả kinh tế cao, phương thức tiêu thụ hàng hóa chủ yếu là bán hàng trực tiếp. Theo phương thức bán hàng này thủ kho của công ty giao hàng cho khách hàng tại kho của Công ty hoặc tay ba.

Người nhận sau khi ký vào chứng từ bán hàng(hóa đơn GTGT) của doanh nghiệp thì hàng đó được xác định là đã bán. Khi đó kế toán có thể xác định doanh thu bán hàng.

Các hình thức bán hàng của Chi nhánh là + Bán hàng thu tiền ngay

+ Do đặc điểm phương thức bán hàng nên phương thức thanh toán chủ yếu của Chi nhánh là bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.

1.4.Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại công ty công ty TNHH kinh doanh và công nghệ Tân Phong:

1.5.1.5.1. Chính sách kế toán - Kỳ kế toán

Năm tài chính của Chi nhánh bắt đầu từ 01 tháng 01 và kết thúc vào cuối 31 tháng 12 năm dương lịch.

- Đơn vị tiền tệ: quy định trong việc ghi chép kế toán là việt nam đồng(VNĐ) và được tuân theo quy tắc chuyển đổi từ các đơn vị khác sang VNĐ theo tỷ giá liên ngân hàng tại thời điểm thanh toán.

- Chế độ kế toán áp dụng: Chi nhánh công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/2006 – QĐTC chế độ kế toán doanh nghiệp, các chuẩn mực kế toán Việt Nam do bộ tài chính ban hành và sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện kèm theo ngày 20 tháng 03 năm 2006.

- Tuyên bố về tuân thủ chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán: giám đốc đảm bảo đã tuân thủ đầy đủ yêu cầu của các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam.

- Cơ sở lập báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính được trình bày theo nguyên tắc giá gốc. Bộ phận kế toán chịu trách nhiệm hạch toán trên cơ sở các chứng từ hoá đơn.

- Tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản đầu tư ngắn hạn.

-Các khoản phải thu khác: Ghi theo chứng từ kèm theo.

- Tài sản cố định hữu hình: Ghi nhận theo nguyên tắc nguyên giá trừ đi khoản hao mòn luỹ kế. Tài sản cố định được khấu hao theo nguyên tắc đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính, phù hợp với hướng dẫn theo quyết định 206/2003/QĐ - BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

kế toán, phòng kinh doanh...được phân bổ trong kỳ khoảng 2 đến 5 năm. Các công cụ dụng cụ mà Chi nhánh công ty hiện có như : Máy tính, bàn ghế, máy đếm tiền, máy in…

- Chi phí phải trả: Chi phí phải trả được ghi nhận trong kỳ dựa trên ước tính phải trả hợp lý về số tiền phải trả cho các hàng hoá, dịch vụ sử dụng trong kỳ.

- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Chi nhánh công ty có trách nhiệm nộp thuế TNDN với thuế suất 28% trên thu nhập chịu thuế.

Giá trị ghi sổ của tài sản thuế TNDN hoãn lại được xem xét lại vào ngày kết thúc năm tài chính và sẽ được giảm đến mức đảm bảo chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế cho phép lợi ích của một phần hoặc toàn bộ tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được sử dụng.

- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Chi nhánh ghi nhận doanh thu khi không còn yếu tố không chắc chắn đáng kể liên quan đến việc thanh toán tiền hoặc chi phí kèm theo.

1.5.2. Đặc điểm chứng từ sử dụng

Chứng từ kế toán gồm: Phiếu thu, phiếu chi, séc, biên lai thu tiền, các hoá đơn bán hàng, và mẫu chứng từ bắt buộc khác. Mẫu chứng từ kế toán do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

Chứng từ kế toán của Chi nhánh có đầy đủ các yếu tố + Tên và số hiệu của chứng từ kế toán

+ Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán

+ Tên, địa chỉ đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán + Tên, địa chỉ đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán + Nội dung, nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh

+ Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số, tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, để chi ghi bằng số và bằng chữ.

+ Chữ ký, họ tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.

1.5.3. Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán

- Hệ thống tài khoản kế toán của Chi nhánh sử dụng bao gồm các Tài khoản cấp 1, Tài khoản cấp 2

- Các tài khoản mà Chi nhánh công ty sử dụng là

+ Tài khoản tài sản ngắn hạn: TK111; TK112; TK131; TK331; TK 153; TK 156; TK 141,

+ Tài khoản tài sản dài hạn: TK211; TK214

+ Tài khoản nợ ngắn hạn: TK334; TK 3334; TK 3331 + Tài khoản vốn chủ sở hữu: TK411; TK421

+ Tài khoản phản ánh doanh thu: TK511; TK515

+ Tài khoản phản ánh chi phí kinh doanh: TK641; TK642; TK635...

+ Tài khoản phản ánh các khoản thu nhập khác: TK711 + Tài khoản phản ánh các khoản chi phí khác: TK811 + Tài khoản xác định kết quả: TK911

1.5.4. Tổ chức vận dụng sổ kế toán

Từ yêu cầu thực tế và do đặc điểm kinh doanh, hiện tại công ty TNHH kinh doanh và công nghệ Tân Phong đang sử dụng hình thức Chứng từ ghi sổ. Đặc trưng cơ bản của hình thức “ Chứng từ ghi sổ” là các nghiệp vụ phát sinh đều được phản ánh vào các chứng từ gốc, sau đó các chứng từ gốc được phân loại, tổng hợp. Theo hình thức này các sổ kế toán tổng hợp bao gồm:

+ Sổ Chi tiết: Sổ chi tiết tiền mặt, sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng, sổ chi tiết phải thu khách hàng, sổ chi tiết hàng hoá, sổ chi tiết giá vốn hàng bán, sổ chi tiết các khoản chi phí...

+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

+ Sổ cái các tài khoản: TK111; TK112; TK131; TK331; TK 153; TK 156; TK 136; TK511; TK632; TK641; TK641; TK642; TK 911...

Công ty đang áp dụng song song trình tự kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ và

kế toán trên máy vi tính.

Sơ đồ tổ chức hệ thống chứng từ

Ghi hàng ngày Ghi cuối quý

Quan hệ đối chiếu

Bên cạnh hạch toán các nghiệp vụ theo phương pháp kế toán thủ công để lưu giữ Sổ Cái

Chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc

Sổ quỹ Sổ kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

Báo cáo kế toán Bảng cân đối phát

sinh

và xử lý các chứng từ sổ sách vào lưu kho thì doanh nghiệp đang dần cập nhật để sử dụng kế toán máy vi tính một cách hoàn thiện hơn. Nhận thấy việc sử dụng kế toán bằng máy vi tính do khả năng của máy có thể ghi nhận một lượng thông tin rất lớn và trên cơ sở những thông tin ban đầu có thể chuyển đổi thành những thông tin hữu ích nhờ một chương trình định mức trong máy. Toàn bộ những thông tin ban đầu đều được tập hợp trong file dữ liệu cơ sở chỉ cần một chương trình kế toán sắp xếp phân loại tổng hợp thông tin ban đầu thành những thông tin hữu ích là có được toàn bộ hệ thống thông tin tương tự như trong sổ sỏch kế toỏn của kế toỏn thủ cụng nhưng chớnh xỏc hơn, rừ ràng hơn và đặc biệt là nhanh chóng hơn.

Quy trình sử dụng kế toán máy ở chi nhánh:

- Bước 1: Lập và luân chuyển chứng từ

- Bước 2: Tổ chức và xử lý chứng từ. Tổ chức phân loại chứng từ, sắp xép các chứng từ có liên quan thành một bọ có liên quan để thuận tiện cho việc xử lý

- Bước 3: Căn cứ chứng từ đã xử lý để nhập dữ liệu vào máy

- Bước 4: Máy tính toán phân loại, hệ thống hóa thông tin theo chương trình đã định để có thông tin tổng hợp nên các tài khoản thông tin chi tiết và hệ thống báo cáo tài chính… Các thông tin này được hiển thị trên màn hình máy tính và được in ra giấy lưu vào tập hồ sơ của Công ty

Cuối mỗi kỳ kế toán, dựa trên việc tổng hợp các số liệu, chứng từ, sổ chi tiết chứng từ kế toán các phần hành kế toán tổng hợp lập báo cáo. Hệ thống báo cáo cụ thể:

+ Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B01 – DN

+ Báo cáo kết quả kinh doanh: Mẫu số B02 – DN + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03 – DN + Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số S09 - DN

Riêng với kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng thì bên cạnh sử dụng các chứng đúng biểu mẫu của Bộ tài chính quy định như trên thì cần đảm bảo các yếu tố cơ bản cần thiết với một số chứng từ như:

sổ cái các tài khoản; Hóa đơn giá trị gia tăng; Lệnh giao hàng; Hợp đồng bán hàng; Hóa đơn bán hàng; Sổ chi tiết hàng hóa; Bảng tổng hợp Nhập – Xuất - Tồn

Và một số chứng từ liên quan khác

2. Thực trạng kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH kinh doanh

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh kinh doanh công nghệ tân phong (Trang 20 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w