Giải pháp về phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của việt nam (Trang 81 - 86)

Đồng thời với việc thu tăng cường thu hút vốn FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp trong nước là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối bán lẻ còn yếu kém về nhiều mặt đã tỏ ra chưa thực sự vững vàng và chưa sẵn sàng đương đầu với các thách thức của môi trường cạnh tranh quốc tế.

Điều này một phần do cách thức tổ chức của doanh nghiệp còn nhiều bất cập, mang tính tự phát cao, cở sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp còn yếu kém, đội ngũ lao động chưa qua đào tạo... Chính vì vậy, khi tiếp cận môi trường kinh tế phát triển mang tính cạnh tranh cao, có hệ thống những quy định thương mại chặt chẽ thường các doanh nghiệp cảm thấy khó khăn và lúng túng. Do vậy, bản thân các doanh nghiệp này phải đổi mới khẩu tổ chức quản lý, áp dụng các công nghệ quản lý tiên tiến nhằm điều chỉnh lại hình thức tổ chức kinh doanh, bảo đảm tận dụng hết tiềm năng của người lao động, phối hợp một cách đồng bộ các nguồn lực trong nội bộ công ty, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong nội bộ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.

2.1. Doanh nghiệp cần chủ động huy động vốn từ mọi hình thức

Vốn luôn là một yếu tố đầu vào quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, huy động vốn luôn là một yếu tố quan trọng, nguồn vốn càng đa dạng bao nhiêu thì càng san sẻ bớt rủi ro trong quá trình sử dụng vốn.

Hội nhập kinh tế quốc tế đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng hóa phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có nhiều doanh nghiệp, tập

đoàn có vốn lớn gấp hàng chục, thậm chí là hàng trăm, hàng nghìn lần so với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phân phối bán lẻ của ta.

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phát triển trong một môi trường kinh doanh mà áp lực cạnh tranh và sự biến động kinh tế là rất lớn.

Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường quốc tế cần có sự chuẩn bị kỹ càng, đặc biệt là nguồn vốn. Vì thế doanh nghiệp cần huy động mọi nguồn vốn để thực hiện đầu tư phát triển. Nguồn vốn có thể là từ vốn tự có của các doanh nghiệp, huy động vốn từ các tổ chức kinh tế khác thông qua phát hành trái phiếu, tín phiếu, thậm chí có thể huy động vốn từ các nhân viên của doanh nghiệp.

2.2. Tận dụng tối đa hiểu biết về thị trường trong nước

Cho dù các tập đoàn bán lẻ có tập trung đầu tư nghiên cứu thị trường thì cũng không thể hiểu hết về thị trường Việt Nam bằng các doanh nghiệp Việt Nam. Tại nước ta đã có những trường hợp của các mô hình cửa hàng tiện lợi như Masan, Daily vốn rất phổ biến trên thế giới nhưng không thích hợp với thị trường Việt Nam nên nhanh chóng bị đào thải ra khỏi thị trường.

Sự hiểu biết về thị trường là một thế mạnh rất lớn của các doanh nghiệp trong nước. Nếu như biết tận dụng tốt thế mạnh này thì các doanh nghiệp trong nước có thể vững vàng cạnh tranh cùng các tập đoàn nước ngoài. Điều này đã được chứng minh rất rừ bởi sự thành cụng của cỏc nhà bỏn lẻ Hàn Quốc. Và cũng không phải nói ở đâu xa, nước ta hiện nay nếu so sánh tương quan trên thị trường bán lẻ nội địa hiện nay bằng chỉ tiêu doanh thu bán lẻ hàng hoá và dịch vụ, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh vẫn đang tỏ ra chủ động và vượt trội trong việc nắm bắt phần lớn các kênh phân phối trên thị trường nội địa.

Thành công này phần lớn là nhờ vào cách ứng xử của người tiêu dùng, quyết định bởi thu nhập họ có được, tập quán mua bán truyền thống, kinh nghiệm và sở thích. Trong thời gian tới, để cạnh tranh và giữ được vị thế của mình,

ngoài việc khai thác triệt để ưu thế về độ quen thuộc, thông hiểu tập quán, sở thích tiêu dùng của người dân; để bắt kịp với sự thay đổi nhanh chóng của thị hiếu tiêu dùng của người dân, vốn rất nhanh nhạy với giá cả, chất lượng dịch vụ, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cần nhanh chóng đổi mới theo phương pháp quản lý kinh doanh hiện đại và chuyên nghiệp

2.3. Đổi mới khâu tổ chức và quản lý

Thứ nhất, áp dụng công nghệ hiện đại. Nhằm nâng cao chất lượng quản lý và hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ phân phối nói riêng, áp dụng công nghệ hiện đại là một trong những đòi hỏi cấp thiết trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Cái lợi đầu tiên trong việc đưa công nghệ hiện đại vào quản lý là con người bởi nó làm thay đổi tư duy làm việc của mọi vị trí trong mỗi doanh nghiệp, ứng dụng một hệ thống quản lý hiện đại, ban lãnh đạo doanh nghiệp có được thông tin nhanh chóng và chính xác. Các cấp quản lý có thể tối ưu hóa năng suất tại mỗi công đoạn, hợp lý hóa công việc, giảm chi phí...

Thứ hai, ứng dụng thương mại điện tử vào kinh doanh. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới và sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ thông tin thì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng hóa cần coi thương mại điện tử là xu thế khách quan, một giải pháp hữu hiệu nhất nhằm rút ngắn khoảng cách về không gian và thời gian, mở rộng hợp tác, quản lý điều hành kinh doanh nhanh chóng kịp thời với mức chi phí hợp lý nhất. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp phải tự xây dựng cho mình chiến lược và kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử phù hợp với hoàn cảnh của từng doanh nghiệp, xây dựng cho mình các website riêng và tăng cường đầu tư cho ứng dụng thương mại điện tử. Việc tham gia vào đúng lúc, đúng thời điểm với sự chuẩn bị đầy đủ

sẽ mang lại những đột phá mang tính bước ngoặt cho công việc kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

2.4. Nâng cao chất lượng sản phẩm

Chất lượng của sản phẩm và dịch vụ là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa, đồng thời là yếu tố quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống siêu thị nội địa đang ngày càng khiến nhiều khách hàng chán nản. Những vụ thanh tra gần đây cho thấy nhiều vi phạm trong hệ thống này như bán hàng quá hạn, hàng chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, hàng khụng rừ nguồn gốc…Vỡ vậy, cỏc doanh nghiệp cần chỳ trọng và quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO để thực sự mang lại hiệu quả trong quản lý điều hành, xây dựng thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp không những ở trong nước mà cả trên thế giới. Đối với mặt hàng nông sản, thực phẩm các doanh nghiệp nên áp dụng những biện pháp như kiểm tra thực tế khả năng nuôi trồng của nhà cung cấp, kiểm tra giấy chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp, kiểm tra giấy xét nghiệm định kỳ đối với sản phẩm và lựa chọn những nhà cung cấp chuyên nghiệp, nghiêm túc đảm bảo giúp siêu thị khẳng định uy tín với khách hàng.

2.5. Nâng cao chất lượng lao động

Nguồn nhân lực được coi là vấn đề sống còn của mỗi một doanh nghiệp và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng hóa không nằm ngoại lệ. Vốn quý nhất của doanh nghiệp chính là vốn nhân sự, một đội ngũ lao động được đào tạo gắn kết cùng đồng lòng chia sẻ thuận lợi và vượt qua những thử thách gay go của quá trình kinh doanh là điều hết sức quan trọng.

Ngành dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa thu hút một lượng lao động lớn, tuy

nhiên do đặc thù của ngành nên lao động đến với ngành này phần lớn chưa qua đào tạo, trong khi nguồn cung lao động của ngành dịch vụ phân phối rất dồi dào, thực hiện hoạt động kinh doanh một cách nhỏ lẻ... điều này gây cho ngành dịch vụ phân phối hàng hóa một áp lực cạnh tranh rất lớn sẽ được tạo ra từ phía các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường này khi Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ trong khuôn khổ thực hiện các cam kết của WTO. Có thể nói việc mở cửa thị trường dịch vụ phân phối sẽ không chỉ tạo ra những tác động về mặt kinh tế mà còn tạo ra không ít tác động về mặt xã hội ở Việt Nam . Chính vì vậy, việc nhanh chóng tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao luôn là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phân phối hàng hóa. Đặc biệt đối với phân phối bán lẻ, các doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa về đào tạo kỹ năng mềm cho nhân viên như khả năng giao tiếp giữa người với người, đánh giá nhu cầu, kỹ năng thương lượng, các kỹ năng giải quyết vấn đề. Chính những kỹ năng đó sẽ tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

2.6. Mở rộng thị trường tới khu vực nông thôn

Thị trường nông thôn đang trở thành một thị trường tiềm năng với khoảng 60 triệu dân và thu nhập ở nông thôn cũng ngày một tăng dần, chuyển đổi cơ cấu hiệu quả sẽ bùng phát sức mua tại các khu vực này. Thị trường phân phối bán lẻ ở nông thôn sẽ trở nên sôi động trước hết là ở các nơi có tốc độ đô thị hóa cao. Chỉ cần mỗi ngày một người dân nông thôn tăng mua 1.000 đồng hàng hóa thì tổng mức bán lẻ ở khu vực này tăng thêm 60- 70 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, khi mở rộng thị trường tới vùng nông thôn, các doanh nghiệp nước ta không những tránh được các sức ép cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp FDI mang đến mà còn được hưởng lợi rất lớn từ sự ưu tiên về vị trí, về mặt bằng cũng như sự ưu tiên trong các chính sách phát triển của nhà nước.

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của việt nam (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w