Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu Công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần phát triển kinh tế hỗ trợ tài năng trẻ việt nam (Trang 40 - 46)

2.5.1 Những thành tựu Công ty đã đạt được trong hoạt động xuất khẩu Trong những năm gần đây, Ban lãnh đạo và các cán bộ công nhân viên trong công ty đã làm viêc nỗ lực với một tinh thần trách nhiệm cao đã đem lại nhiều thành tựu góp phần làm phát triển Công ty như ngày này:

-Doanh thu kinh doanh hoạt xuất khẩu của Công ty đều tăng nhanh tạo công ăn việc làm cho người lao động cả về thu nhập..

-Bổ sung thêm được tài sản cố định, tài sản lưu động và phương tiện, công cụ làm việc kết nối mạng với quốc tế. Trang bị ôtô, mua sắm bàn ghế, máy móc thiết bị văn phòng.Đặc biệt thiết thực và găn liền nhất với hiệu quả của công tác hỗ trợ nâng cao hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty là việc công ty đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi. Hiện nay, DEVYT J.S.C có 3 kho ngoại quan tại 3 cửa khẩu là Kho ngoại quan Lạng Sơn, Kho ngoại

quan Móng Cái và kho ngoại quan tại đảo Vĩnh Thực – Vạn Gia, Quảng Ninh.Các kho đều có hệ thống tường rào an ninh kiên cố, có phòng làm việc của Hải quan để thuận lợi cho Hải quan theo dừi , kiểm tra số lượng hàng húa nhập kho và số lượng hàng hóa xuất đi.

-Thành công tiếp theo của công ty phải kể tới là việc duy trì và mở rộng các quan hệ kinh tế đối nội và đối ngoại trên cơ sở lấy yếu tố an toàn, hiệu quả, hợp tác cùng có lợi. Đồng thời công ty còn thường xuyên tham gia các hoạt động tiếp thị, hội chợ, triển lãm quảng cáo trong và ngoài nước và đạt được kết quả khả quan. Công ty đã tạo được sự tin tưởng của khách hàng và bạn hàng

-Với đội ngũ cán bộ có trình độ và kinh nghiệp về XNK tạo điều kiện cho việc kinh doanh của công ty thuận lợi hóa quan hệ với nhiều nước trên thế giới . Tổng công ty mở được văn phòng đại diện tại Mỹ, Châu Âu, Nhật….. Việc thiết lập các văn phòng đại diện giúp công ty nắm bắt nhanh nhạy hơn tình hình hàng hóa tạo điều kiện thuận lợi hơn trong kinh doanh.

-Với lợi thế là một đơn vị được kinh doanh XNK trực tiếp nên Công ty đã tạo điều kiện cho những đơn vị không được XNK trực tiếp những đơn vị không được phép XNK hoặc không đủ điều kiện xuất nhập khẩu hàng hóa, những đơn vị này đều có thể thông qua Công ty để thực hiện nhiều hình thức xuất khẩu hơn như: Xuất khẩu ủy thác, gia công ủy thác.

-Cơ cấu lao động của Công ty đã tạo điều kiện cho Công ty kinh doanh tốt hơn, sắp xếp đồng đều giữa các phòng kinh doanh, đồng thời các phòng tổ chức quản lý đươc tinh giảm gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo được công việc.

Công ty luôn quan tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên. Nhờ vậy cán bộ công nhân viên sẽ tập trung sức lực vào công việc giúp cho kết quả kinh doanh của Công ty được tốt hơn.

2.5.2 Những hạn chế của Công ty trong hoạt động xuất khẩu

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Công ty vẫn còn bộc lộ một số hạn chế sau

-Sản phẩm của Tổng công ty xuất khẩu ra thị trường nhìn chung chất lượng chưa cao nên chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

- Mặt hàng kinh doanh của Công ty chưa có điểm nổi bật hơn so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh, thêm nữa là các sản phẩm xuất khẩu của Công ty là các mặt hàng tiêu biểu nhất là hàng nông sản còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thiên nhiên như: thời tiết làm sự ổn định về sản lượng bị giảm sút gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các hợp đồng. Các hợp đồng bán hàng của Công ty thường là hợp đồng nhỏ, lẻ mang tính thăm dò.

-Kim gạch xuất khẩu sản phẩm của Công ty tuy có tăng qua các năm nhưng so với tổng kim gạch xuất khẩu của cả nước thì vẫn còn thấp.

-Công tác nghiên cứu thị trường của Công ty còn chưa đầy đủ nên không tận dụng được hết các cơ hội thị trường có khả năng đem lại lợi nhuận lớn.

-Công tác phát triển sản phẩm mới cũng chưa được đề cao. Việc tìm kiếm thông tin còn chậm. Chưa mạnh dạn trong đổi mới tư duy đầu tư. Sự tìm kiếm nguồn vốn để mở rộng kinh doanh chưa ráo riết. Hoạt động liên doanh liên kết cũng chưa thu được kết quả cao. Chất lượng bị hạn chế ở khả năng tiếp thị ở thị trường nước ngoài, do vậy việc xuất khẩu chủ yếu là của công ty là do môi giới với nước ngoài chứ không bán trực tiếp cho người tiêu dùng,dẫn tới khó xâm nhập vào thị trường nước ngoài và không có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế

-Tình hình biến động thị trường trong khu vực thị trường xuất khẩu truyền thống của Công ty là thị trường Mỹ, EU, Hàn Quốc… Do ảnh hưởng

của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tiền tệ, một số nước đã từ chối không nhập hàng hoặc đòi giảm số lượng nhập khẩu hoặc đòi giảm giá hàng nhập khẩu. Từ đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến kim gạch xuất khẩu của Công ty và gây ra không nhỏ những khó khăn cho Công ty.

-Mặc dù đã có hệ thống trang thiết bị, cơ sở hạ tầng nhất định , tuy nhiên trang thiết bị của Công ty vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng đầy đủ trong việc sản xuất với số lượng lớn, Công ty vẫn còn phải thuê ngoài gia công hoặc mua từ các nguồn bên ngoài nhiều với các hình thức khác nhau.

-Mức độ nhận biết thương hiệu của Công ty trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa chưa cao.So với một số công ty khác trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì DEVYT vẫn còn là Công ty còn non trẻ.

-Quảng bá Công ty thông qua mạng vẫn chưa được chú trọng. Hệ thống trang Web của Công ty còn khá sơ sài, thiếu thông tin, sự cách tân đổi mới, những bài viết về lĩnh vực liên quan, chưa gây được thiện cảm với người đọc, khách hàng cần tìm hiểu thông tin về công ty thông qua mạng.Trong khi đó xu hướng tìm đối tác, khách hàng qua mạng đang ngày càng phổ biến, được nhiều Công ty áp dụng.

Với cái nhìn khái quát về thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty cho ta thấy một số thành công đã đạt được và các hạn chế chưa đạt được của Công ty, để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường đòi hỏi công ty phải đưa ra được cỏc định hướng phỏt triển trong tương lại rừ ràng, cỏc giải phỏp nhằm khuyến khích, đẩy mạnh các mặt đã đạt được trong hoạt động kinh doanh chung của Công ty cũng như trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu , tận dụng tối đa các lợi thế, phát huy được các tiềm năng, ưu điểm sẵn có của mình. Bên cạnh đó cần biết khắc phục các mặt hạn chế, những nhược điểm đang tồn tại trong Công ty.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỖ TRỢ

TÀI NĂNG TRẺ VIỆT NAM 3.1 Phương hướng phát triển của Công ty đến năm 2015

Do chủ chương của Đảng trong thời điểm hiện nay là đẩy mạnh xuất khẩu hàng tiêu dùng trong nước, và chỉ khuyến khích nhập khẩu các loại máy móc, dây truyền chuyển giao công nghệ, vật tư phục vụ cho sản xuất xuất khẩu hàng trong nước, nhưng nó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh quyết liệt hơn. Thấy rừ được những thời cơ và thỏch thức này,và để kinh doanh cú hiệu quả, Cụng ty cần xỏc định rừ nhiệm vụ, phương hướng kinh doanh của mình trong thời gian tới.

- * Về kinh doanh

Công ty vẫn duy trì các mặt hàng là thế mạnh của mình, phát triển và hoàn thiện cao về chất lượng cũng như mẫu mã phong phú. Đẩy mạnh việc công nghiệp hóa các khâu sản xuất giúp người lao động , để hạ giá thành sản phẩm nhằm cạnh tranh lành mạnh với các đối thủ trên thương trường. Sâu sát vào thị trường nhiều hơn nữa để tìm kiếm nguồn nguyên liệu, nguồn cung hàng có giá thành rẻ mà vẫn đạt chất lượng. Tạo điều kiện để các nhân viên được học hỏi nhiều hơn về chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ.

- * Về công tác quản lý

Mục tiêu của Công ty là tiếp tục kiện toàn tổ chức và nhân sự. Nâng cao năng lực cán bộ , nhất là cán bộ trong bộ máy lãnh đạo nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả trong công tác kinh doanh và quản lý; Xây dựng và hoàn thiện các quy chế ban hành thực hiện trong Công ty ; Phục vụ kịp thời các nhu cầu sử

dụng mặt bằng, nhà kho, nhà xưởng phù hợp với điều kiện cho sản xuất và kinh doanh.

-* Về công tác thị trường

Tiếp tục tham gia quảng cáo, chào hàng, tham dự các hội thảo liên quan đến mở rộng thị trường và xúc tiến thương mại. Đặc biệt quan tâm và đầu tư khai thác thị trường mới như Mỹ, Châu Âu, Nga, Hàn Quốc, Canada…. Tham gia thường xuyên các hội trợ triển lãm trong và ngoài nước. Khai thác thị trường nội địa nhằm tìm ra các nguồn hàng cũng như nhà cung cấp nội địa có thể cung cấp sản phẩm nhằm đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu của công ty.

Đồng thời Công ty cũng đề ra nhiệm vụ khảo sát các thị trường mới để mở rộng thị trường nhập khẩu.

- Chiến lược cụ thể cho các thi trường hàng xuất khẩu của công ty

Thứ nhất là đối với thị trường Châu Mỹ, đây là thị trường lớn và chủ đạo của Công ty với các quốc gia như Mỹ, Canada…. Nhu cầu của thị trường này không gừng tăng đối với các mặt hàng nông sản như: lạc, hồ tiêu, cà phê, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ : mây tre . Công ty cần phải tạo được sự ổn định cho thị trường này bằng các biện pháp như nghiên cứu thị trường sâu xát hơn, nhu cầu của các tầng lớp tiêu dùng đang và có xu hướng thay đổi như thế nào?, Công ty phải chủ động tìm cách liên hệ với các nhà phân phối chủ yếu.

Thứ hai là đối với thị trường Châu Âu, đây cũng là thị trường xuất khẩu lớn sau Mỹ đối với các mặt hàng xuất khẩu của công ty. Công ty đã có mối quan hệ với các nước như : Tây Ban Nha, Anh, Đức, Pháp… Nhu cầu hàng của các nước này : hàng gốm sứ, giấy viết, giấy in, hạt tiêu… là rất lớn và sẽ không gừng tăng trong thời gian tới. Sách lược của Công ty đối với thị trường này là đa dạng hóa các sản phẩm nhưng vẫn phải chú ý đến chất lượng mẫu mã hình thức của sản phẩm.

yếu xuất sang Nga, đây là thị trường còn mới mẻ đối với hàng hóa xuất khẩu của Công ty,mà thị trường này ẩn chứa rất nhiều tiềm năng do vậy trong những năm tới Công ty sẽ mở rộng sang nhiều nước khác thuộc khối này.

Thị trường Châu Á, đây là thị trường khá quen thuộc đối với các mặt hàng xuất khẩu của Công ty, khả năng thanh toán tốt của thị trường này giúp cho Công ty có thể ký được nhiều hợp đồng với số lượng lớn. Tận dụng điều kiện về địa lý, đồng thời cũng có những nét tương đồng về văn hóa, bản sắc dân tộc, thị hiếu tiêu dùng… từ đó Công ty sẽ mở rộng thị phần tại thị trường này

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần phát triển kinh tế hỗ trợ tài năng trẻ việt nam (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w