Theo thống kê của Viện Dược liệu-Cây thuốc Việt Nam, Việt Nam có khoảng 3830 loài cây có dược tính được sử dụng làm thuốc được xếp vào loại quý hiếm trên thế giới như sâm ngọc linh, thông đỏ, vàng đắng, hoàng liên. Trong đó có những cây thuốc chữa được những bệnh nan y và cũng là nguồn nguyên liệu phong phú để phát triển công nghiệp dược phẩm. Trong y học cổ truyền sử dụng 136 vị thuốc thì có tới 52 vị thuốc chính sử dụng nguồn dược liệu trong nước [11].
1.3.1. Các thảo dược theo bài thuốc dân gian chữa bệnh dạ dày
Trong đông y có nhiều bài thuốc trị đau dạ dày sử dụng một số thảo dược như lá khôi, nghệ vàng, bồ công anh, trà xanh. Trên thế giới đã có những công trình nghiên cứu bước đầu nhằm sàng lọc thảo dược cổ truyền có tác dụng chữa bệnh dạ dày như ở Trung Quốc, Mexico, Thái Lan. Có thể kể đến như việc sàng lọc thử nghiệm trên các loại thảo dược truyền thống của Đài Loan của nhóm tác giả Yuan- Chuen Wang và Tung-Liang Huang (2005) [72], hay nhóm nghiên cứu của Mexico (2009) [35]. Nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về các bài thuốc chữa bệnh dạ dày trong thành phần thường có các vị thanh nhiệt giải độc như hoàng liên, hoàng cầm, bồ công anh, kim ngân hoa, hoàng kỳ, cam thảo.
Ở Việt Nam, thừa kế và phát huy nền y học cổ truyền, đã có nhiều công trình nghiên cứu điều trị đau dạ dày bằng các loại dược liệu. Gần đây, việc xác định các cây thuốc có hiệu quả trong việc điều trị được thực hiện bởi nhiều nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Dược hay Viện Quân Y 103 với các công trình về chè dây, dạ cẩm, lá khôi [11]. Hoàng Tích Huyền và cộng sự đã nghiên cứu đánh giá trên thực nghiệm về độc tính sinh học cho thấy chè dây không có độc tính, có tác dụng giảm đau và kháng khuẩn với một số vi khuẩn. Trần Thị Nga (2005) dùng các vị thuốc như bán hạ, bạch linh, bạch thược, hoàng cầm, cam thảo điều trị các bệnh nhân đau dạ dày cho thấy thuốc có tác dụng cải thiện tốt các triệu chứng lâm sàng [17]. Theo Đào Thị Vui (2007), rễ củ sâm báo có tác dụng trung hòa acid dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày, tái tạo niêm mạc và diệt H. pylori [21]. Một số thảo dược kết hợp với nhau tạo thành bài thuốc, hay chế phẩm được nghiên cứu tác dụng như trong luận án tiến sĩ của Phạm Bá Tuyến (2014) nghiên cứu về chế phẩm HPmax hay luận án của Vũ Minh Hoàn (2014) nghiên cứu tác dụng của bài thuốc Vị quản khang [5,20]. Theo Phạm Bá Tuyến, chế phẩm HPmax do Công ty cổ phần sản phẩm thiên nhiên VINACOM sản xuất gồm cao khô chè dây, dạ cẩm, lá khôi, các vị thuốc này kết hợp có tác dụng giảm viêm, giảm đau, tiêu diệt H. pylori, chống loét và làm liền sẹo [20]. Trong nghiên cứu của Vũ Minh Hoàn, cao lỏng Vị quản khang gồm các vị thuốc như hoàng liên, ngô thù, bán hạ, trần bì, bạch linh, cam thảo có tác dụng cải thiện các triệu chứng tương tự HPmax. Hiệu quả chữa bệnh dạ dày của các vị thuốc trên là do khả năng ức chế, tiêu diệt H. pylori.
1.3.2. Tác động ức chế vi khuẩn H. pylori của một số thảo dược
Gần đây, trên thế giới có nhiều nghiên cứu về tác động ức chế vi khuẩn H. pylori của một số loại thảo dược như chè dây, cam thảo, nghệ, trần bì, đinh hương (Bảng 1.5). Tại Việt Nam, nghiên cứu sàng lọc thảo dược có khả năng ức chế
H. pylori chữa đau dạ dày được thực hiện ở Viện Quân Y 108 hay Đại học Y Hà Nội.
Bảng 1.5. Tác dụng ức chế vi khuẩn H. pylori theo một số nghiên cứu về thảo dược trên thế giới [76]
Quốc
gia Phương
pháp Số lƣợng
thảo dƣợc Thảo dƣợc có hoạt tính mạnh
nhất Công trình
nghiên cứu HànQuốc MIC 5 Hoàng liên, đinh hương, đại
hoàng, hậu phác, ngũ bội tử Bae và cs (1998) Thổ Nhĩ
Kỳ MIC 7 Nguyệt quế Yesilada và
cs (1999)
Iran MIC 6 Aiwain, thương nhĩ Nariman và
cs (2004)
NhậtBản MBC 1 Mù tạt Shin và cs
(2004) Trung
Quốc MIC 30 Cam thảo, đinh hương Li và cs
(2005) Malaysia MBC 25 Nghệ, thì là Ai Cập, gừng, ớt,
mồ hôi, thìa là đen, kinh giới, cam thảo
O’ Mahony và cs (2005) Đài
Loan MIC 50 Mơ lông, bạch hoa xà, cỏ thiên
thảo, cây gạo, riềng Wang và cs (2005) Cameron MIC,
MBC 10 Hoa ngũ vị, thông đất Ndip và cs
(2007) Pakistan MBC 50 Nghệ amda, cây con khỉ, nhục
đậu khấu, phá cố tử, đào lộn hột, kola đắng, hoa kim tuyến
Zaidi và cs (2009) Bắc Phi MIC 5 Liễu gai, đào lộn hột, kola đắng,
hoa kim tuyến Njume và
cs (2011) MIC: Nồng độ ức chế tối thiểu, MBC: nồng độ diệt khuẩn tối thiểu
Cam thảo: tên khoa học Glycyrrhiza glabra L. đây là vị thuốc được sử dụng để chữa trị nhiều bệnh, không đặc trị cho bệnh dạ dày, nhưng có giả thiết cho rằng sử dụng cam thảo chữa đau dạ dày bởi tác dụng làm giảm vết loét dạ dày và giảm acid [11].
Công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu về khả năng ức chế H. pylori của cam thảo đã được tiến hành vào năm 2002 [41]. Theo Jafarian (2010), dịch chiết cam thảo có tác dụng ức chế vi khuẩn H. pylori ở nồng độ tối thiểu từ 50-400 mg/ml.
Chè dây: tên khoa học Ampelopsis cantoniensis sinh trưởng tự nhiên trên các triền núi, chè dây được tìm thấy nhiều ở Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang. Chè dây có vị ngọt nhạt, tính mát, thanh nhiệt giải độc, có tác dụng diệt khuẩn, giảm acid dạ dày
và thúc đẩy quá trình liền vết loét. Ở Việt Nam hiện nay đã thương mại hóa Ampelop là thuốc trị đau dạ dày có nguồn gốc từ chè dây. Vũ Nam (1995) nghiên cứu sử dụng chè dây điều trị cho 30 bệnh nhân loét hành tá tràng nhiễm H. pylori cho thấy chè dây không những có khả năng liền sẹo ổ loét mà còn diệt vi khuẩn
H. pylori, tác dụng diệt H. pylori đạt 42,5 [15].
Hoàng liên: tên khoa học Coptis teeta Wall. Hoàng liên có vị đắng, tính hàn được sử dụng nhiều để chữa bệnh dạ dày. Hoàng liên cùng với thành phần Berberine trong đó có phổ kháng khuẩn rộng, ức chế đối với một số chủng Gram (-), dịch chiết hoàng liên ức chế mạnh ký sinh trùng đường ruột Blastocystis hominis. Theo nghiên cứu của Feng Ma, hoàng liên ức chế vi khuẩn H. pylori nồng độ tối thiểu thấp hơn 7.8 mg/ml [55].
Trầu không: tên khoa học là Piper betle L. có công dụng tiêu đờm, sát trùng.
Nhiều nghiên cứu cho thấy trầu không có tác dụng kháng nhiều loại vi khuẩn trong đó có H. pylori, kháng nhiều loại nấm và ký sinh trùng. Theo nghiên cứu của Vũ Nam (2000), dịch chiết toàn phần lá trầu không có tác dụng tiêu diệt H. pylori trên 50 % [16].
Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về thảo dược có khả năng ức chế, tiêu diệt vi khuẩn H. pylori, nhưng thành phần và cơ chế tác dụng của các hợp chất thiên nhiờn trong thảo dược vẫn chưa rừ ràng.
1.3.3. Một số hợp chất từ thảo dược có khả năng ức chế vi khuẩn H. pylori
Gần đây, có một số ít nghiên cứu về hoạt chất thiên nhiên trong thảo dược có tác dụng ức chế vi khuẩn H. pylori [64]. Sử dụng tinh chất từ thảo dược để phát triển thuốc là định hướng được quan tâm hiện nay. Theo thống kê của WHO năm 2011, số lượng pháp dược và hồ sơ đăng ký thuốc từ thảo dược đang có tốc độ tăng trưởng theo lũy thừa [74]. Nguyên nhân của sự phát triển nhanh chóng này là do xu hướng tăng cường tự điều trị ở các nước phương Tây, lo ngại về tác dụng phụ của các chế phẩm hóa dược và sự nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của thuốc từ dược liệu trong điều trị các bệnh thông thường và bệnh mạn tính.
Xác định các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học là bước tiếp theo sau quá trình sàng lọc thảo dược để phát triển thuốc. Việc nghiên cứu hóa học các hợp chất thiên nhiên bắt đầu từ thế kỉ XIX. Những nghiên cứu trước đây đơn thuần tập trung về cấu trúc đồng phân, tính chất lý hóa nhưng gần đây đã chuyển sang xu hướng xác định hoạt tính sinh học của các hợp chất này. Đây là hướng quan trọng, không chỉ để hiểu về vai trò của các hợp chất trong hoạt động sống mà còn để ứng dụng phát triển thành thuốc, thực phẩm chức năng, nguyên vật liệu cho các ngành khoa học-công nghiệp khác.
Người ta chia các hợp chất thiên nhiên thành hợp chất sơ cấp và thứ cấp. Một số đối tượng của các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học trong sàng lọc thảo dược là các hợp chất sơ cấp như dẫn xuất của carbonhydrate, dẫn xuất của lipid. Bên cạnh đó còn có các hợp chất thứ cấp, bao gồm: terpenoid, flavonoid, alkaloid, steroid, polyphenol, carotenoid. Nguồn thảo dược đa dạng về chủng loại và thành phần thu hái (lá, hoa, cành, vỏ cây, rễ, quả, hạt) nên thành phần, hàm lượng các hợp chất thiên nhiên chứa trong đó cũng rất phong phú. Để xác định một hợp chất thuộc nhóm nào, các phương pháp sử dụng thuốc thử đặc trưng cho các nhóm chất, kết hợp với sắc ký bản mỏng để phân tách thành phần, xác định hàm lượng, và sắc ký lỏng hiệu năng cao hoặc khối phổ để định danh chính xác sau khi đã xác định được hoạt tính.
1.3.3.1. Saponin
Saponin còn gọi là saponoid, là một nhóm glycoside lớn, gặp rộng rãi trong thực vật. Saponin có một số tính chất đặc biệt như tạo bọt, giảm sức căng bề mặt, làm vỡ hồng cầu, kích thích niêm mạc. Đa số saponin có vị đắng trừ Glycyrrhizic acid có vị ngọt. Saponin tích lũy ở các phần khác nhau như quả (bồ kết), rễ (cam thảo), lá (lá dứa Mỹ). Một số saponin có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, một số có tác dụng chống ung thư trên thực nghiệm.
Glycyrrhizic acid (G) là một saponin thuộc nhóm olean, hàm lượng từ 10- 14 % trong dược liệu khô, chỉ có ở bộ phận dưới mặt đất. Đây là saponin quan trọng có mặt trong rễ cam thảo. G được tinh sạch năm 1809 dưới dạng bột màu vàng, tuy
nhiên, ở dạng tinh khiết có dạng bột màu trắng. G và aglycone của hợp chất này có nhiều hoạt tính sinh học như kháng viêm, chống loét, chống dị ứng, chống phát triển khối u. Muối amoni của G ức chế sự sao chép của ADN và ARN của virut. Gần đây, G còn được ghi nhận là có tác dụng ức chế vi khuẩn H. pylori [38].
1.3.3.2. Flavonoid
Flavonoid là một nhóm các hợp chất tự nhiên thường gặp trong dược liệu có nguồn gốc thực vật. Phần lớn các flavonoid có màu vàng ngoài ra có thể có màu xanh, tím, đỏ hoặc không màu. Đây là nhóm hợp chất có nhiều tác dụng sinh học như tác dụng như chống oxi hóa, tạo phức với ion kim loại ngăn cản các phản ứng oxi hóa, chống độc, chống viêm, chống loét [33].
Quercetin (Q) là một loại flavonoid thường được tìm thấy trong các loại rau củ và trái cây, đặc biệt trong hành tây, vỏ táo, trà xanh, trái cây họ cam chanh. Q là thành phần của nhiều chế phẩm đa sinh tố và các thuốc từ thảo dược được sử dụng ở nhiều nước trong việc điều trị các bệnh tim mạch. Q có nhiều tác dụng sinh học, một số tác dụng đã được nghiên cứu trên người và động vật như: có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư tuyến tiền liệt, cao huyết áp, ung thư tuyến tụy.
Theo nghiên cứu của Brown và cs năm 2010, Q có tác dụng kháng vi khuẩn H. pylori cả in vitro và in vivo, ở nồng độ 64 g/ml hầu hết các chủng H. pylori đều bị tiệt trừ [33].
1.3.3.3. Alkaloid
Alkaloid là nhóm hợp chất hữu cơ tự nhiên có mặt khá nhiều trong các họ thực vật với cấu trúc hóa học và hoạt tính sinh học rất đa dạng. Hiện nay người ta đã tìm được khoảng gần 6000 alkaloid và chủ yếu là chất ít tan trong nước nhưng dễ tan trong các dung môi hữu cơ, nhiều chất có hoạt tính sinh học cao.
Berberine (B) là một alkaloid được phát hiện trong khoảng 150 loài thuộc nhiều họ thực vật khác nhau như: Mao lương, hoàng liên, tiết dê, cam thảo. B có nhiều trong thân và rễ cây vàng đắng với tỷ lệ 1,5-3 %. B kết tinh có màu vàng, không mùi và có vị rất đắng. B có phổ kháng khuẩn rộng như kháng shigella, tụ cầu và liên cầu khuẩn, nấm, ký sinh trùng đường ruột. Gần đây, B được xác định có khả
năng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn H. pylori [25]. Theo Jung (2014), ở nồng độ 16 g/ml Berberine tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn H. pylori, hoạt độ tương đương với nồng độ Ampicillin (10 g) [48].
Tóm lại, một số thảo dược và hợp chất có khả năng ức chế, tiêu diệt vi khuẩn H. pylori tại Việt Nam có thể là cơ sở để tìm ra thuốc mới. Ưu điểm của nguồn thuốc từ thảo dược là tận dụng được nguồn dược liệu có sẵn trong nước giá thành thấp. Bên cạnh đó thuốc sản xuất từ thảo dược dễ sử dụng, được độ tin cậy của người dùng và quan trọng là ít gây tác dụng phụ cho người bệnh. Thêm vào đó, việc nghiên cứu sàng lọc thảo dược có thể được thực hiện trên diện rộng, thời gian nghiên cứu không quá dài, chi phí không quá cao nhưng lại dễ sản xuất thành thuốc. Đây có thể là một hướng nghiên cứu tiềm năng.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Các nghiên cứu gần đây cho thấy khả năng kháng thuốc của vi khuẩn
H. pylori ngày càng tăng, do vậy việc tìm ra thuốc mới đặc biệt từ các hợp chất thiên nhiên là điều cần thiết. Xuất phát từ độ an toàn và sự tin tưởng của người dùng thuốc đối với thảo dược, nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu:
Tách chiết thu nhận dịch chiết tổng số từ thảo dược
Phân lập vi khuẩn H. pylori và đánh giá khả năng kháng một số loại kháng sinh phổ biến
Đánh giá khả năng ức chế vi khuẩn H. pylori của một số thảo dược
Chương 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU