V. THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUỸ ĐẦU TƯ VF4
1. Thông tin về Công ty quản lý quỹ VFM
1.2. Tình hình hoạt động của Công ty quản lý quỹ VFM
Được thành lập vào ngày 15/07/2003 theo giấy phép thành lập số 01/GPĐT-UBCKNN do UBCKNN cấp, công ty quản lý quỹ VFM trở thành công ty quản lý quỹđầu tiên ở Việt Nam với dịch vụ quản lý quỹđầu tư, tư vấn đầu tư
và tư vấn tài chính, với tổng vốn đầu tư ban đầu là 16 tỷđồng. Năm 2006, Công ty quản lý quỹ VFM đã tăng vốn
điều lệ lên 100 tỷđồng được góp vốn từ Ngân hàng Sacombank và Công ty Dragon Capital Management. Hiện nay, Công ty quản lý quỹ VFM được mở rộng thêm một dịch vụ mới là quản lý danh mục đầu tư. Tổng tài sản Công ty quản lý quỹ VFM hiện đang quản lý là khoảng 5.000 tỷđồng.
Các loại hình quỹ mà Công ty quản lý quỹ VFM đang quản lý: - Quỹđầu tư Chứng khoán Việt Nam (VF1):
Đây là quỹ công chúng đầu tiên do Công ty quản lý quỹ VFM quản lý. Quỹđầu tư VF1 được cấp phép phát hành và thành lập với tổng vốn huy động ban đầu là 300 tỷđồng. Sau 2 năm hoạt động có lãi, Quỹđầu tư VF1 đã tăng vốn
điều lệ lần 1 từ 300 tỷ lên 500 tỷđồng vào năm 2006. Sang năm 2007, Quỹđầu tư VF1 tăng vốn điều lệ lần 2 thành công từ 500 tỷ lên 1.000 tỷđồng. Tính đến 31/12/2007, tổng giá trị tài sản ròng là 3.837 tỷđồng, tăng 11,79 lần so với ngày đầu thành lập.
- Quỹđầu tư Tăng trưởng Việt Nam (VF2):
Đây là quỹ thành viên đầu tiên do Công ty quản lý quỹ VFM quản lý. Quỹ VF2 được thành lập vào tháng 12/2006 từ
15 đối tác lớn trong ngành tài chính, ngân hàng và công ty niêm yết lớn, ngoài ra còn có sự tham gia của tổ chức tài chính của chính phủ Hà Lan – FMO. Quỹ VF2 có số vốn huy động ban đầu là 400 tỷđồng, và vừa tăng vốn điều lệ lên thành 962.972.500.000 đồng. Giá trị tài sản ròng của Quỹ tính đến ngày 31/12/2007 đạt 1.109.177.359.000 tăng 177% so với quy mô ban đầu của Quỹ.
Ngoài ra, Công ty quản lý quỹ VFM đang triển khai một số quỹđầu tư mới, dịch vụ quản lý đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tưđa dạng của khách hàng trong và ngoài nước.
Các thông tin về hoạt động của Công ty quản lý quỹ VFM trong quá khứ không có hàm ý đảm bảo cho khả năng hoạt động của Công ty trong tương lai.