Tình hình xây dựng hình ảnh, thương hiệu “Con đường di sản thế giới” tại các Sở du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn:

Một phần của tài liệu Khai thác các tiềm năng về lịch sử văn hóa trong du lịch việt nam hiện nay ppsx (Trang 44 - 46)

1996 2000 2003 Cslt Phòng Cslt Phòng

2.2.5.Tình hình xây dựng hình ảnh, thương hiệu “Con đường di sản thế giới” tại các Sở du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn:

doanh du lịch trên địa bàn:

“Chúng ta hãy cùng nhau đan tấm lưới lớn, thả xuống đại dương bắt cá về chia nhau”. Đó là nguyên câu nói rất hình tượng của ông Huỳnh Tấn Vịnh – Phó giám đốc công ty liên doanh Furama khi nói với các nhà quản lý du lịch các tỉnh miền Trung về việc cùng liên kết thực hiện “Con đường di sản thế giới” tại miền Trung.

Dù mới khởi xướng được không lâu, nhưng việc ra đời chương trình liên kết du lịch này đã tạo được niềm tin cho các doanh nghiệp, các tổ chức du lịch, và các địa phương về tiềm năng phát triển, cơ hội kinh doanh. Vì vậy, ngay sau khi Ban điều hành “Con đường di sản thế giới” đã thành lập và đi vào hoạt động ổn định, ngoài rất nhiều cuộc họp đã được tiến hành để triển khai hoạt động, cũng trong thời gian này, 3 đoàn nhà báo quốc tế với hơn 40 phóng viên, nhà báo đã đến nghe và giới thiệu, đưa bài và hình ảnh “Con đường di sản thế giới”. Ban điều hành cũng đã hình thành website:www.worldheritageroad.com để quảng bá và giới thiệu “Con

đường di sản thế giới” ra thế giới. Trang web này được chính thức đưa vào sử dụng từ tháng 6 năm 2002. Tính đến thời điểm hiện nay, số người biết và truy cập trang web này vào khoảng 115.128 lượt người.

Nhìn chung, trang web được xây dựng tương đối quy cũ, trang trí đẹp, màu sắc, hình ảnh mang đậm văn hóa Chăm. Các thông tin giới thiệu về các điểm thu hút được phân theo khu vực lãnh thổ địa lý mà tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới" đi qua giúp người truy cập dễ dàng tìm thấy được những thông tin cần thiết một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, người truy cập có thể tìm thấy những địa chỉ liên lạc của các đơn vị thành viên của tuyến. Tuy nhiên, trang web vẫn còn có một số hạn chế nhất định. Trở ngại lớn nhất cho người truy cập là trang web chỉ được thiết kế với một ngôn ngữ duy nhất là tiếng Anh. Điều này sẽ khiến trang web không thể được quảng bá rộng rãi cho tất cả các đối tượng khách, đặc biệt là những khách sử dụng hiếm khi sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ giao tiếp. Ngoài ra, trang web chưa đưa ra các chương trình du lịch trên từng địa phương để tiện cho khách trong việc tìm kiếm, lựa chọn chương trình du lịch thích hợp đồng thời có thể tạo ra những giao dịch giữa khách hàng với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thành viên. Việc đưa phần tư vấn du lịch cho ngay trong trang web sẽ giúp người truy cập biết và hiểu sâu hơn về tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới", từ đó có thể mang lại sụ thu hút và lôi kéo khách du lịch đến với tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới" ngày càng nhiều hơn.

Hiện nay, các thành viên của “Con đường di sản thế giới” được sử dụng chung trang web này trên Internet để quảng bá sản phẩm của mình, được quảng bá bằng các phương tiện in ấn như poster, tờ rơi, trên các phương tiện đại chúng … Mỗi thành viên đều

được sử dụng logo của “Con đường di sản thế giới” trên các ấn phẩm và đặt trước cơ sở kinh doanh của mình như một “dấu ấn chất lượng” được công nhận bởi Ủy ban đánh giá chất lượng dịch vụ các thành viên “Con đường di sản thế giới”.

Đồng thời, các doanh nghiệp là thành viên “Con đường di sản thế giới” cũng đã bắt đầu sử dụng logo “Con đường di sản thế giới” trên các ấn phẩm, các sản phẩm du lịch của công ty mình, đưa “Con đường di sản thế giới” thành thương hiệu chính của mình trong việc kinh doanh, quảng bá, tuyên truyền về sản phẩm du lịch của mình.

Một phần của tài liệu Khai thác các tiềm năng về lịch sử văn hóa trong du lịch việt nam hiện nay ppsx (Trang 44 - 46)