3.1 Lý do trọn đề tài và Tính ứng dụng 3.1.1 Mục đích của đề tài.
Nghiên cứu ra các mô hình tự động hóa để làm giảm sức lao động của con người và tăng năng suất cho các doanh nghiệp.
Đề tài có tính ứng dụng tốt trong đời sống thực tế từ quy mô nhỏ, vừa và lớn. Có thể phát triển thành các dây truyền lớn với chi phí thấp.
Sử dụng PLC điều khiển các cơ cấu chấp hình và nhận tín hiệu đầu vào chính, Adruino thực hiện xử lý tín hiệu phân loại màu sắc gửi về PLC . Sử dụng động cơ một chiều làm nguồn truyền động cho băng tải. Mong sau khi thực hiện đề tài sẽ tạo thành nền tảng để xây dựng và phát triển các dây truyền tự động trong các nhà máy trong nước và quốc tế nhằm đưa công nghệ của Việt Nam ra các đấu trường thế giới để học hỏi và giao lưu thêm kinh nghiệm, kiến thức.
3.1.2 Ưu nhược điểm của phân loại màu sắc và ứng dụng thực tế trong công nghiệp
Phân loại màu sắc là một quá trình quan trọng trong công nghiệp với nhiều lợi ích và ứng dụng thực tế. Dưới đây là một số lợi ích chính và các ứng dụng thực tế của việc phân loại màu sắc trong công nghiệp:
Ưu điểm của phân loại màu sắc
Nâng cao chất lượng sản phẩm : Phân loại màu sắc giúp loại bỏ các sản phẩm có lỗi màu sắc, từ đó nâng cao chất lượng của sản phẩm cuối cùng.
Tăng năng suất : Bằng cách tự động hóa quá trình phân loại màu sắc, công nghệ này giúp tăng cường năng suất và giảm thời gian cần thiết cho quá trình kiểm tra chất lượng.
Tiết kiệm chi phí : Loại bỏ sản phẩm không đạt yêu cầu về màu sắc sớm trong quá trình sản xuất có thể giảm thiểu lãng phí vật liệu và tiết kiệm chi phí sản xuất.
Đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn : Phân loại màu sắc giúp đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn về màu sắc được đặt ra bởi khách hàng hoặc các cơ quan quản lý.
Cải thiện trải nghiệm khách hàng : Sản phẩm có màu sắc đồng nhất và hấp dẫn hơn sẽ cải thiện trải nghiệm của khách hàng và tạo ra ấn tượng tích cực về thương hiệu.
3.1.3 Ứng dụng thực tế trong công nghiệp
Sản xuất hàng tiêu dùng : Trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống, phân loại màu sắc được sử dụng để kiểm tra chất lượng của sản phẩm như trái cây, rau củ, rượu vang, nước uống, và thực phẩm chế biến.
Sản xuất dược phẩm : Trong ngành dược phẩm, phân loại màu sắc giúp kiểm tra chất lượng của các loại thuốc và sản phẩm dược phẩm khác.
Sản xuất ô tô và linh kiện điện tử : Trong sản xuất ô tô và các linh kiện điện tử, phân loại màu sắc được sử dụng để kiểm tra và đảm bảo chất lượng của các bộ phận và linh kiện.
In ấn và đóng gói : Trong ngành in ấn và đóng gói, phân loại màu sắc giúp đảm bảo rằng màu sắc trên sản phẩm in và bao bì đáp ứng yêu cầu chất lượng.
Sản xuất vật liệu xây dựng : Trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng như sơn, gạch, và gỗ, phân loại màu sắc được sử dụng để đảm bảo rằng các sản phẩm cuối cùng có màu sắc đồng nhất và hấp dẫn.
Phân loại màu sắc không chỉ giúp cải thiện chất lượng sản phẩm mà còn giúp tăng cường năng suất và tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất. Điều này làm cho nó trở thành một công cụ quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp.
3.2 Giới thiệu về mô hình.
Phân loại sản phẩm là một đề tài không còn mới lạ. Ngày nay, hầu hết các quy trình công nghiệp trong các nhà máy, xí nghiệp hẩu hết đều phải ứng dụng hệ thống kiểm tra và phân loại sản phẩm vào quy trình sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra cũng như đảm bảo năng suất, hiệu suất của hệ thống.
Nhằm ứng dụng kiến thức đã học ở trường, sự hướng dẫn của giáo viên về thiết kế, lập trình và sự ứng dụng thực tế của chuyên ngành Kỹ thuật điện qua các môn học ở trường, nhóm em muốn thiết kế được một hệ thống bao hàm tất cả các điều trên vào một đề tài cụ thể liên quan đến nó.
Hình 8 Hình mảnh mạch phân loại theo màu sắc.
3.3 Phân tích yêu cầu công nghệ
Nội dung thực hiện: Lên ý tưởng và thiết kế mô hình phân loại sản phẩm theo màu sắc kết hợp vi điều khiển và PLC thực hiện phân loại sản phẩm với các yêu cầu sau:
Loại sản phẩm : Khối hộp chữ nhật
Kích thước : 50x50x50(mm)
Màu sắc : Ba màu: Đỏ, Vàng, Xanh dương.
Khối lượng : 200 Gram.
Nội dung:
Tổng quan về mô hình phân loại sản phẩm theo màu sắc và vai trò thực tiễn.
Xây dựng cấu trúc phù hợp cho hệ thống phân loại sản phẩm theo màu sắc.
Xây dựng hệ thống điều khiển tự động sử dụng bộ điều khiển PLC kết hợp với vi điều khiển xử lý tín hiệu cảm biến nhằm giảm giá thành.
3.4 Phạm vi của đề tài.
Áp dụng các kiến thức đã học để xây dựng mô hình thực nghiệm, cụ thể:
- Tìm kiếm tài liệu qua sách vở, internet, hỏi người có chuyên môn.
- Nghiên cứu đề tài và tính toán hệ thống dẫn động, tính chọn động cơ, cơ cấu phù hợp.
- Tiến hành lắp mạch và text mô hình trực tiếp dưới sự góp ý của giáo viên hướng dẫn.