Hình 7: Sơ đồ mạch động lực
SVTH: Phan Lý Tài 98 1.3.2.Nguyên lý hoạt động
Hình 8 Sơ đồ nguyên lý làm việc của tủ ATS - Phương thức vận hành:
• Khi lưới mất điện:
- B1 : chỉ xác nhận lưới đã mất điện sau 5s để đảm bảo sự cố là duy trì.
- B2 : sau 5s, đèn báo lưới tắt, phát lệnh khởi động máy phát.
- B3 : sau một khoảng thời gian đặt trước tùy theo loại máy phát mà ngắt điện mạch khởi động.
• Trong trường hợp máy phát không khởi động được, mạch khởi động sẽ tự động đóng trở lại sau một khoảng thời gian đặt trước và chỉ cho phép khởi động máy phát tối đã 3 lần cho mỗi lần làm việc.
• Nếu trong 3 lần đó, máy phát khởi động thành công thì mạch khởi động sẽ bị ngắt điện, reset cho lần làm việc sau.
• Nếu sau 3 lần khởi động mà máy phát vẫn không chạy hoặc chạy nhưng không có tín hiệu điện, mạch khởi động sẽ bị khóa. Đèn báo máy phát bị sự cố sáng, máy phát không thể khởi động thêm trừ phi được nhấn nút giải trừ. Người vận hành cần nhanh chóng kiểm tra và sửa chưa máy phát chuNn bị cho lần vận hành sau.
SVTH: Phan Lý Tài 99
• Trong trường hợp máy phát khởi động thành công, có tín hiệu điện đi vào sensor của bộ Zen, đèn báo máy phát có điện sáng.
- B4 : cho máy phát chạy không tải trong 30s để các bộ phận của máy được bôi trơn đầy đủ.
- B5 : sau khoảng thời gian 30s, nếu không có sự cố nào xảy ra, phát lệnh cắt tải khỏi lưới đồng thời đóng tải vào máy phát.
• Khi lưới có điện trở lại:
- B1: chỉ xác nhận lưới đã có điện sau khoảng thời gian 2 phút để đảm bảo lưới đã ổn định.
- B2 : sau 2 phút, đèn báo lưới có điện sáng, cắt tải khỏi máy phát đồng thời đóng tải vào lưới. Máy phát vẫn chạy không tải trong 5 phút để tránh bị lưu nhiệt.
- B3 : sau 5 phút, đóng mạch gửi tín hiệu dừng máy phát. Đèn báo máy phát có điện tắt.
• Khởi động máy phát ngay cả khi lưới vẫn có điện:
- B1 : chuyển khóa sang chế độ bán tự động (Semi Automatic), đèn báo chế độ bán tự động sáng. Mạch khởi động máy phát làm việc giống như ở bước 3 khi mất lưới ở chế độ tự động.
- B2 : đèn báo máy phát có điện sáng nhưng không tự động chuyển tải sang máy phát nếu đèn báo lưới vẫn đang hoạt động.
- B3 : khi lưới mất điện, sau khoảng thời gian kiểm tra như ở bước 1 trong trường hợp mất lưới ở chế độ tự động, tải tự động chuyển từ lưới sang máy phát.
- B4 : khi lưới có điện trở lại, sau khoảng thời gian kiểm tra như ở bước 1 trong trường hợp lưới có điện trở lại ở chế độ tự động, tải tự động chuyển từ máy phát sang lưới. Máy phát vẫn chạy, đèn báo tín hiệu máy phát có điện vẫn sáng.
- B5 : muốn tắt máy phát phải xoay khóa về chế độ tự động, đèn báo chế độ bán tự động tắt. Máy phát chạy không tải trong 5 phút rồi đóng mạch dừng máy phát. Đèn báo máy phát có điện tắt.
• Vận hành bằng tay:
- B1 : chuyển khóa điều khiển về chế độ bằng tay (Manual), đèn báo chế độ vận hành bằng tay sáng.
- B2 : trực tiếp điều khiển việc đóng/cắt phụ tải ở lưới và máy phát bằng tay.
SVTH: Phan Lý Tài 100 - B3 : muốn tắt chế độ bằng tay, xoay khóa điều khiển về chế độ Automatic
hoặc Semi Automatic. Đèn báo chế độ vận hành bằng tay tắt.
Sự cố máy phát: trong trường hợp máy phát bị sự cố trong khi làm việc. Mạch khởi động máy phát lập tức bị khóa, đèn báo máy phát gặp sự cố sáng. Máy phát không thể khởi động trong mọi trường hợp nếu chưa được nhấn nút giải trừ.
SVTH: Phan Lý Tài 101
Kết luận
Ngày nay, khi nền kinh tế nước ta đang phát triển mạnh mẽ, Các công trình xây dựng trong công nghiệp ngày càng nhiều và yêu cầu cao về sử dụng điện năng. Thông qua tính toán thiết kế cung cấp điện trong đồ án, em đã vận dụng được nhiều kiến thức vào tính toán trong thực tế, từ việc tính toán phụ tải, chọn nguồn, chọn máy biến áp, đến các phương pháp chọn dây và chọn thiết bị trong nhà máy ..
Việc tính toán thiết kế cung cấp điện hạ áp giúp ta có cái nhìn tổng quát về sơ đồ điện lưới của nhà máy. Qua đó giúp người điều hành, quản lý phần điện có thế tổng hợp, theo dừi phụ tải, tớnh toỏn được lượng điện năng tiờu thụ, điện năng tổn thất nhằm cú những biện pháp để nâng cao chất lượng điện năng.
Đối với nhà máy công nghiệp, ngoài việc thiết kế cung cấp điện đảm bảo về các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật thì người thiết kế cần chú ý đến các chỉ tiêu khách quan khách như tính thNm mỹ cho công trình, an toàn khi vận hành sử dụng và có thể mở rộng khi nhà máy ra tăng sản xuất. Vì vậy, đối với người tính toán cần có sự linh hoạt trong thiết kế và có khả năng sáng tạo để khắc phục các bất lợi có sẵn…
Qua đồ ỏn, em cũng đó tỡm hiểu rừ được quy
Thông qua đồ án, em xin cám ơn các thầy cô trong khoa Hệ Thống Điện đã theo dừi và cú những lời gúp ý, nhận xột giỳp em cú thể hoàn thiện bản thõn hơn.
Em xin chân thành cám ơn!
SVTH: Phan Lý Tài 102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bài tập cung cấp điện - TS Trần Quang Khánh, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
[2]. Giáo trình cung cấp điện – TS Trần Quang Khánh, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
[3]. Lưới điện và hệ thống điện - Trần Bách, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội năm 2002.
[4]. Ngắn mạch và đứt dây trong hệ thống điện - PGS TS Phạm Văn Hòa, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội - 2006.
[5]. Ngắn mạch trong hệ thống điện - Lã Văn Út, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
[6]. Quy định 994 ban hành về giá thiết bị điện và đường dây.
[7]. Quy phạm trang bị điện, quyển 1.
[8]. Quy phạm trang bị điện, quyển 2.
[9]. Sổ tay lựa chọn và tra cứu thiết bị điện từ 0,4kV đến 500kV - Ngô Hồng Quang, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật - 2005.
SVTH: Phan Lý Tài 103
Lời mở đầu
Đất nước ta đang trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sản lượng điện năng sản xuất mỗi năm đều phát triển mạnh. Cụ thể, năm 2012 sản lượng điện năng cao gấp 4,3 lần so với năm 2000, tăng 12,9%/năm. Kết quả trong 9 tháng đầu năm 2013 ( đạt 92,2 tỷ kWh) tăng trên 7,8% riêng công nghiệp chiếm 4,1%... Do đó đòi hỏi nhiều công trình cung cấp điện, đặc biệt là các công trình cung cấp điện có chất lượng cao, đảm bảo cung cấp điện liên tục, phục vụ tốt cho sự phát triển của các ngành kinh tế quốc dân.
Trong đó, lĩnh vực công nghiệp là một trong các ngành kinh tế trọng điểm của đất nước, được Nhà Nước và Chính Phủ ưu tiên phát triển để đưa nước ta thành nhà nước công nghiệp vào năm 2020. Thiết kế cung cấp điện cho ngành này vì thế là 1 công việc khó khăn, đòi hỏi sự phát triển cao. Một phương án cung cấp điện hợp lý là một phương án đảm bảo việc kết hợp hài hòa giữa chỉ tiêu về kỹ thuật và tiết kiệm về mặt kinh tế, đảm bảo đơn giản và an toàn trong sửa chữa và vận hành kỹ thuật điện, đảm bảo chất lượng điện năng. Hơn nữa cần áp dụng các thiết bị cùng các thiết kế hiện đại và có khả năng mở rộng trong tương lai.
Đồ án “Thiết kế cung cấp điện cho nhà máy gạch men Vĩnh Thắng- Tỉnh Quảng Ninh” là cách để em có thể tìm hiểu về việc cung cấp điện cho một phụ tải quy mô lớn và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế.
Trong quá trình thực hiện đồ án, em nhận được sự hướng dẫn của thầy Phạm Anh Tuân cũng như các thầy cô và các bạn trong khoa Hệ Thống Điện. Trong quá trình làm đồ án có thể còn nhiều thiếu xót. Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn của thầy cô để hoàn thiện đồ án hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh Viên Phạm Hải Long