Vốn huy động tại địa phương

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Chi Nhánh Ninh Kiều pptx (Trang 25 - 26)

- Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn:

3.2.1. Vốn huy động tại địa phương

Cũng giống như tất cả các Ngân hàng thương mại khác, NHNo & PTNT Chi Nhánh Ninh Kiều là một Ngân hàng kinh doanh chuyên phục vụ, đáp ứng nhu cầu

vốn cho phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn của Quận. Với phương châm “Đi vay để cho vay”, mà trong nhiều năm qua hoạt động của Ngân hàng tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội địa phương. Nhưng để đáp ứng nhu cầu về vốn vay

càng cao của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặt ra cho công tác huy động

vốn của NHNo & PTNT Chi Nhánh Ninh Kiều một vấn đề hết sức cấp thiết trước

nhu cầu vay vốn ngày càng nhiều của khách hàng.

Và hiện nay hầu hết các NHTM hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động của mình. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động tại địa

phương của Ngân hàng tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2005 nguồn vốn huy động

của Ngân hàng đạt 35.945 triệu đồng, đến năm 2006 nguồn vốn huy động tăng lên

đến 53.361triệu đồng, tăng 17.416 triệu đồng, tương đương tăng 48,45% so với năm

2005. Năm 2007 tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng đạt 57.156 triệu đồng,

tăng 3.795triệu đồng, tương đương tăng 7,11% so với năm 2006. Nguyên nhân dẫn đến nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng trong liên tục là do trong vài năm gần đây Ngân hàng đã mở rộng phạm vi hoạt động của mình từ đó uy tín Ngân hàng ngày càng tăng cao, và ngày càng có nhiều khách hàng đến giao dịch, hơn nữa do

hoạt động kinh doanh của khách hàng ngày càng có hiệu quả nên khi có lợi nhuận

thì họ sẽ gởi vào Ngân hàng để tăng thêm thu nhập, cũng như thuận tiện rút tiền khi

cần thiết. Chính điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trong việc huy động

vốn phục vụ cho việc cho vay của Ngân hàng.

Trong đó, vốn huy động tại địa phương tăng chủ yếu là:

+ Tiền gửi không kỳ hạn: Năm 2006 tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng

đạt 24,704 trđ tăng 11,801 trđ với tỷ lệ 91.46% so với năm 2005. Tiền gửi không kỳ

hạn 2007 tăng lên 37,900 trđ (tăng 13.196 trđ) so với năm 2006. Nguyên nhân là do lãi suất huy động có khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác, đồng thời lãi suất

+ Tiền gửi có kỳ hạn: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, trên 12 tháng, năm 2006 đạt 19.815 trđ tăng 864 trđ (tăng 4.56%) so với năm 2005. Năm 2007 giảm còn 17.141

trđ, đã giảm 2,674 trđ, tỷ lệ giảm 13.5% so với năm 2006. Tiền gửi giảm là do tình hình huy động trái phiếu trả lãi trước của NHNo&PTNT Việt Nam và tình hình huy

động dịch vụ tiết kiệm Bưu điện cũng làm ảnh hưởng khá lớn đến tốc độ tăng trưởng

nguồn vốn. Mặt khác, ảnh hưởng sự cạnh tranh về lãi suất huy động trên địa bàn và việc chính phủ bãi bỏ nhiều loại giấy phép kinh doanh trong năm kích thích người

dân bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh hơn là gửi vào Ngân hàng với mực sinh lời thấp hơn.

+ Phát hành kỳ phiếu: Căn cứ vào mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng, việc

phát hành kỳ phiếu được tiến hành. Đây là loại vốn huy động có lãi suất hấp dẫn dễ

thu hút nhất, nếu phát hành kỳ phiếu chiếm tỷ trọng lớn thì các loại tiền gửi khác sẽ

bị sụt giảm, đồng thời nó cũng hạn chế việc huy động các nguồn vốn khác (Lãi suất huy động cao so với các hình thức huy động khác nên khách hàng thường chọn cho

mình hình thức huy động này hơn).

Ngân hàng đã thực hiện hoạt động huy động vốn rất tốt, tăng trưởng qua từng năm. Nguồn vốn huy động năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng trưởng thì năm 2007 đã có sự suy giảm (đạt 7.11%) về tỷ lệ tăng trưởng nguồn

vốn huy động so với năm 2006 (đạt 48.45%).

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Chi Nhánh Ninh Kiều pptx (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)