ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ

Một phần của tài liệu Kiểm toán nội bộ - Công cụ hữu hiệu của hoạt động kiểm soát (Trang 28 - 32)

Mục tiêu chủ yếu của các nhà kiểm toán trong doanh nghiệp là nếu mọi thành phần bên trong hay hoạt động của các tổ chức đều phụ thuộc vào việc đánh giá độc lập của ban kiểm toán nội bộ thì điều đó rất có lợi. Hơn nữa việc xem xét độc lập là xem xét và đánh giá do ban chỉ đạo cấp cao hơn tiến hành ngày này qua ngày khác hoặc trong suốt thời gian cấp kinh phí .

Việc đánh giá của các tổ chức khác trong doanh nghiệp đối với hoạt động kiểm toán nội bộ được dựa trên thực trạng tổ chức và mức xung đột của các mối quan tâm. Sự đánh giá của các tổ chức độc lập khác thường được ban chỉ đạo cấp trên cấp phép.

Sự ra đời của kiểm toán nội bộ lúc ban đầu xuất phát từ nhu cầu đảm bảo sự chính xác của các hồ sơ, số liệu, sự tuân thủ các quy tắc, kiểm soát gian lận và sai sót, trải qua thời gian, kiểm toán nội bộ đã trở thành một công việc có phạm vi ngày càng rộng rãi đối với các tổ chức thuộc tát cả các lĩnh vực. Ngày nay, kiểm toán nội bộ đã được nhìn nhận như một nhiệm vụ không thể thiếu trong lĩnh vực của tổ chức.

Sự mở rộng về loại hình hoạt động của kiểm toán nội bộ đã được các đơn vị tư nhân thừa nhận. Sự thừa nhận này bao gồm vị trí cao hơn trong tổ chức, ngân sách hoạt động lớn hơn, sự thừa nhận mục tiêu nghiên cứu rộng hơn và được sử dụng nhiều hơn để phục vụ cho nhiều loại hoạt động khác nhau. Tất cả các hoạt động kiểm toán trên chứng tỏ một điều: công việc của kiểm toán nội bộ đang ngày càng được mở rộng và trở nên độc lập hơn.

Một bước phát triển không kém phần qun trọng là quá trình mà qua đó kiểm toán nội bộ đã trở thành một nghề độc lập. mặc dù trước đó đã có một vài hiệp hội kiểm toán nội bộ được thành lập trong một số ngành như ngân hàng, phúc lợi công cộng nhưng tổ chức kiểm toán nội bộ chuyên nghiệp đầu tirn được thành lập vào năm 1941, sau những nơ lực rất lớn, đó là Viện kiểm toán nội bộ.

Những bước phát triển trên đã tạo nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng hướng tới nhiều trách nhiệm mới cho kiểm toán nội bộ. các trách nhiệm mới cần phải gánh vác náy có liên quan tới nhiều vấn đề còn tồn tại thuộc nhiều khía cạnh

khác nhau. Những vấn đề này chủ yếu đề cập đến tính khả thi của việc thực hiên một cách đúng đắn các trách nhiệm chung mới được giao trong khi tiếp tục đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu của quản lý cho các hoạt động nội bộ có hiệu quả.

Những thành tựu của kiểm toán nội bộ chính là một thế mạnh to lớn của kiểm toán nội bộ tạo điều kiện phát triển trong tương lai. Ngoài ra kiểm toán nội bộ còn có một số nguồn lực khác như: nhu cầu qủn lý tổng quát và vị trí tổ chức có lợi của kiểm toán viên nội bộ.

- Nhu cầu bảo vệ của doanh nghiệp: các hoạt động của doanh nghiệp không thể tránh khỏi các liên quan tới việc sử dụng nguồn lực, giao dịch với các đối tác bên ngoài, ủy quyền, ủy thác cho cán bộ nhân viên điều phối các mối quan hệ nội bộ. đểcác hoạt động trên được tiến hành theo đúng quy định cần có nhu cầu bảo vệ tồn tại trong cả lĩnh vực hoạt động kiểm soát tài chính cơ bản và các hoạt động nói chung. Cùng với sự phát triển về phạm vi và quy mô hoạt động của doanh nghiệp những nhu cầu bảo vệ ngày càng tăng và càng trở nên quan trọng.

- Nhu cầu hoàn thiện của doanh nghiệp: đây là nhu cầu nảy sinh từ sự cần thiết phải tồn tại dưới điều kiện hạn chế của thhị trường bao gồm cả sự cạnh tranh mạnh mẽ dưới mọi hình thức. đồng thời đay cũng là nhu cầu xuất phát từ mục tiêu của các nhà quản lý nhằm đạt được kết quả tốt nhất có thể.

- Nhu cầu tổng quát đối với bộ phận kiểm toán nội bộ: Nhu cầu náy luôn tồn tại trong tất cả các doanh nghiệp tức là mọi doanh nghiệp tồn tại trách nhiệm quản llý đều cần có kiểm toán nội bộ.

- Những lợi thế về vị trí của kiểm toán nội bộ : bộ phận kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp được dặt trong một vị trí tốt nhất để có theer thực hiện chức năng của mình. Nó hoàn toàn độc lập với các bộ phận khác trong doanh nghiệp sẽ cho phép kiểm toán viên nội bộ có cái nhìn độc lập và đánh giá đúng về các hoạt động của doanh nghiệp.

Những nguồn lực của kiểm toán nội bộ, những nhân tố môi trường tác động và các vấn đề cơ bản liên quan tới nguồn lực và những yếu tố môi trường là cơ sở quan trọng để xác định mục tiêu của kiểm toán nội bộ. tất cả các mục tiêu cần phản ánh những mặt cụ thể của tầm quan trọng và quỹ thời gian cho phép hoàn thành. Trong các trường hợp chúng thể hiện sự đánh giá các nguồn lực trong mối

quan hệ với các yếu tố môi trường, với các nhiệm vụ khả thi nhưng cũng đày khó khan.và với sự quan tâm tơi chiến lược cuối cùng và chính sách chủ yếu phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp.

Các mục tiêu được xác định sẽ lliên quan tới việc xem xét các chiến lược đang được thực hiện như thế nào. Chiến lược ở mức cao nhất cần phải vạch ra con đường mà kiểm toán viên ssẽ tiến hành nhằm cung cấp dịch vụ cho những bộ phận được kiểm toán. ở mức thấp hơn, chiến lược sẽ phải giải quyết những vấn đề cơ bản được đề cập. sự liên kết tất cả các trường hợp trên là cách khai thác tốt nhất nguòn lực của kiểm toán nội bộ sẵn có trước những tác độn cua rcác nhân tố môi trường.

Khi các chiến lược đã được hoạch định, yêu cầu cuối cùng là các chương trình hành động cụ thể, qua đó, các chiến lược đã được lựa chọn. hoach địnhvà thực thi luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, sẽ là không đầy đủ nếu thiếu một trong hai phần đó.

KẾT LUẬN

Sự phát triển của kiểm toán nội bộ đã rộng khắp xuất phát từ quá trình hoạt động của các bộ phận kiểm toán ở các doanh nghiệp và ttổ chức Chính phủ. Về cơ bản thành công của kiểm toán nội bộ bắt nguồn từ những kết quả trong hoạt động cụ thể của doanh nghiệp. do đó từng kiểm toán viên sẽ là những nhân tố chủ chốt trong quá trình phát triển và đồng thời cũng là những người đóng vai trò lãnh đạo trong thực tế,đẩy mạnh các nỗ lực nghề nghiệp trong sự phát triển chung của kiểm toán nội bộ.

Nhưng xét trên toàn thể sự phát triển của kiểm toán nội bộ còn phụ thuộc vào thành tựu của mọi kiểm toán viên nội bộ. Do đó mục tiêu ở đây là nâng cao chất lượng hoạt động của từng kiểm toán viên nội bộ và mỗi bộ phận kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Kiểm toán nội bộ - Công cụ hữu hiệu của hoạt động kiểm soát (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w