BÀI TẬP VỀ NHÀ

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI NGỮ VĂN VÀO THPT (Trang 23 - 26)

I. Dạng đề từ 2 đến 3 điểm:

Đề 1: Hãy tóm tắt truyện ngắn "Chiếc lược ngà" (Nguyễn Quang Sáng) bằng một đoạn văn (từ 10 đến 12 dòng)

* Gợi ý:

- Trước khi chuẩn bị đi tập kết, anh Ba cùng anh Sáu về thăm gia đình, nhưng suốt ba ngày đêm ở nhà, bé Thu, con gái anh nhất định không chịu nhận anh Sáu là ba của mình. Mặc dù anh đã tìm hết cách để chứng minh. Khi biết sự thật thì đã tới lúc anh Sáu phải lên đường. ở khu căn cứ, anh dồn hết sức làm chiếc lược ngà tặng con gái. Nhưng trong một trận càn, anh đã hi sinh. Trước lúc nhắm mắt, anh còn kịp trao cây lược cho người bạn, với lời hứa sẽ trao tận tay cho bé Thu.

Đề 2: Tìm yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích "Chị em Thúy Kiều và Cảnh ngày xuân"

(Nguyễn Du)

* Gợi ý:

+ Tả người: " Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da

Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh"

+ Tả cảnh:

"Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"

"Tà tà bóng ngả về tây Chị em thơ thẩn đan tay ra về"

Đ 3: Viết một đoạn văn (từ 15 đến 20 dòng) kể về một việc tốt mà em đã làm, trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận.

Gợi ý:

* Mở đoạn:

- Giới thiệu hoàn cảnh làm được việc tốt, việc tốt đó là gì? cảm xúc của em khi làm được việc tốt.

* Thân đoạn: kể về việc tốt mà em đã làm ( có thể là: giúp đỡ một bà cụ qua đường, một bạn học sinh nghèo trong lớp...)

( nghị luận: ý nghĩa của việc tốt mình đã làm)

* Kết đoạn:

- Khẳng định sự cần thiết và ý nghĩa to lớn của những việc làm tốt trong đời sống, xã hội.

II. Dạng đề từ 5 đến 7 điểm:

Đề 1: Hãy kể một kỉ niệm về thầy (hay cô giáo cũ ) mà em nhớ mãi.

* Gợi ý:

* Mở bài:

- Giới thiệu chung: Hoàn cảnh để nhớ lại kỉ niệm về thầy (cô) giáo cũ.

* Thân bài:

- Kể về kỉ niệm gắn bó với thầy, cô.( Kết hợp miêu tả ngoại hình, tính cách...) của thầy, cô

* Kết bài:

- Cảm nghĩ của em về những kỉ niệm đó

Đề 2: Hãy kể về một người thân yêu gần gũi nhất với em.

* Gợi ý dàn bài:

* Mở bài: giới thiệu về người thân (tên tuổi, nghề nghiệp, tình cảm của mình với người thân...)

* Thân bài: kể chuyện về người thân (có thể chọn kể về công việc, sở thích, tính cách của người thân...)

(Nghị luận: tình cảm của mình với người thân và ngược lại)

* Kết bài: khẳng định lại tình cảm của mình với người thân.

Đề 3: Hãy kể lại tình đồng chí, đồng đội của những người lính trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu.

* Gợi ý dàn bài:

* Mở bài:

Giới thiệu hoàn cảnh tiếp xúc bài thơ " Đồng chí" và tình đồng chí đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng trong kháng chiến chống Pháp nói chung, trong bài thơ nói riêng.

* Thân bài:

- Kể về tình đồng chí đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính trong bài thơ:

+ Những người lính trong bài thơ họ đều xuất thân từ nông dân, từ những vùng quê nghèo.

+ Họ cùng chung mục đích, lý tưởng, chung nhiệm vụ.

+ Họ cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau.

+ Họ cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính + Tình cảm gắn bó sâu nặng giữa những người lính.

+ Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang mùa đông, sương muối gió rét.

* Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lính cách mạng cụ thể là hình ảnh anh bộ đội hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Suy nghĩ của bản thân về những người lính cách mạng...

...

CHUYÊN ĐỀ 2: VĂN NGHỊ LUẬN Tiết 1+ 2: CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ

MỘT SỰ VIỆC HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI NGỮ VĂN VÀO THPT (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w