- Là tổ chức tài chính do bản thân chủ ngân hàng lập lên, mang tính tự nguyện, liên kết nhằm hỗ trợ nghề nghiệp, đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh vừa cho ngân hàng, vừa cho người gửi tiền.
- Là sở hữu chung của các thành viên tham gia BTTG và đặt dưới sự giám sát của của Hiệp hội ngân hàng.
- vì là chủ sở hữu, hơn nữa lại là vì mục đích tương hỗ, liên kết nghề nghiệp nên BTTG dễ dàng có các hình thức hỗ trợ, ứng cứu kịp thời, linh hoạt và thích hợp mà không sợ phải lệ thuộc vào các nguyên tắc hành chính.
- Góp phần chống độc quyền, đa dạng hóa các hình thức đảm bảo tiền gửi.
Nâng cao tính cạnh tranh và chủ động hội nhập với khu vực và quốc tế.
- Góp phần chống ỷ lại vùa dựa dẫm vào sự bao cấp của Nhà nước. Điều đó cũng góp phần nâng cao tính tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh và chống rủi ro đạo đức.
Nêu lên nhưng đặc trưng đó, và từ kinh nghiệm nhiều năm của các nước có nền kinh tế thị trường ông Oánh cho rằng cần thiết lập mô hình Quỹ bảo toàn tiền gửi trong quá trình triển khai Luật các TCTD và đưa ra mô hình mẫu mang tính nguyên tắc sau:
1- TCTD bắt buộc tham gia BTTG hoặc tham gia BHTG, hoặc cả hai.
Quỹ BTTG hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, được miễn thuế.
2- Đối tượng tham gia: các TCTD trong nước và nước ngoài, kể cả các QTDND.
3- Phạm vi bảo toàn: Tiền gửi bằng VND và ngoại tệ bao gồm: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn của dân cư, kỳ phiếu và trái phiếu ngân hàng đích danh, các chứng chỉ tiền gửi ngân hàng đích danh.
4- Hình thức sở hữu: Tài sản Quỹ BTTG thuộc sở hữu chung của các thành viên tham gia, khi không tham gia nữa, thành viên có quyền rút phần tài sản tương ứng hiện có của Quỹ với một số điều kiện nhất định.
5- Nguồn vốn của Quỹ BTTG:
a- Vốn tự có: Đó là vốn điều lệ do thành viên đóng góp được trích từ vốn tự có. Vốn này dùng để xây dựng trụ sở và mua sắm phương tiện làm việc của Quỹ.
b- Vốn bảo toàn: Bao gồm:
- Vốn góp: Trích từ vốn huy động của thành viên tham gia (tính theo tỷ lệ % trên số tiền gửi được bảo toàn). Vốn này vẫn thuộc sở hữu của người góp và người được trả lãi (với mức thấp hơn thị trường).
- Lệ phí bảo toàn: được ghi vào chi phí. Nếu TCTD tham gia BHTG và BTTG thì lệ phí cũng được phân chia theo 1 tỷ lệ nhất định.
Nguyên tắc lệ phí:
* Số tiền gửi được bảo toàn càng lớn lệ phí càng thấp.
* Mức rủi ro càng lớn, phí càng cao (Quỹ dự phòng rủi ro/tài sản có càng lớn, lệ phí càng thấp).
* Thành viên mới tham gia phải đóng góp phí lần đầu cao hơn so với thành viên cũ.
* Quỹ càng lớn, phí càng thấp.
- Tiền lời: Tiền gửi do sủ dụng vốn nhàn rỗi chủa Quỹ đem lại.
- Phí bảo toàn: do người gửi tiền mua bảo đảm tiền gửi (hình thức này được áp dụng ở một số nước. Việt Nam có thể áp dụng khi có điều kiện).
6-Sử dụng vốn của Quỹ BTTG: Quỹ BTTG chỉ được sử dụng trong trường hợp thành viên mất khả năng trả nợ (Slovency).
a- Tạm thời mất khả năng trả nợ:
Khi thành viên tạm thời mất khả năng trả nợ sẽ được Quỹ BTTG:
- Cho rút phần vốn đã đóng góp.
- Cho vay: thông thường là khoản cho vay ngắn hạn từ tháng 6 tới 1 năm với lãi suất thấp.
- Tài trợ: Nếu 2 biện pháp trên chưa giải quyết được khó khăn tạm thời của thành viên thì Quỹ sẽ hỗ trợ vốn không lấy lãi, nhưng áp đặt một chế độ quản lý chặt chẽ. Khi tình hình ổn định kinh doanh có lãi thì người được hỗ trợ nộp cho Quỹ BTTG 10% số lợi nhuận thu được trong một vài năm.
c- Phá sản: Khi thành viên phá sản Quỹ sẽ chi trả tiền gửi theo tỷ lệ, hoặc mức quy định. Lúc này quỹ sẽ trở thành chủ nợ đối với các khế ước cho vay của thành viên.
d- Ta có mô hình so sánh BHTG và BTTG
Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi nhà nước
Quỹ bảo toàn tiền gửi của hiệp hội Ngân hàng
1- Tính chất - Nhà nước can thiệp trực tiếp, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với người gửi tiền nhỏ(nhứng người không đủ thông tin và khả năng đánh giá).
- Thuộc sở hữu Nhà nước, Nhà nước cấp vốn ban đầu và giám sát thanh tra.
- Can thiệp có tính chất hành chính- kinh tế.
- Nhà nước không can thiệp trực tiếp, chỉ tạo điều kiện pháp lý cho thành lập và họat động.
- Đây là sự quan tâm trực tiếp của từng thành viên Hiệp hội đến người gửi, với tư cách họ là thân chủ của ngân hàng.
- Tương hỗ vì lợi ích chung của Hội viên, không vì mục đích kinh doanh chia lời.
2.Tư cách pháp nhân
- là 1 pháp nhân - Quỹ bảo toàn tiền gửi không phải là 1 pháp nhân.Đây là tài sản chung của Hiệp hội, của hội viên
3.Sử dụng tài chính và vai trò quyết định
- Để giải quyết tình huống;
hoàn toàn do quyết định của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi
Hiệp hội có thể quyết định một cách chủ động cứu vãn tình hình hoặc chủ động can thiệp trước khi 1 ngân hàng xảy ra tình trạng mất khả năng thanh trả nợ.
Phần sinh lời của Quỹ bảo toàn được nhập lại Quỹ, làm cho Quỹ nhanh chóng phát triển.
4.Quy mô can thiệp
- Có giới hạn phụ thuộc vào thuộc vào thực lực tài chính của Bảo Hiểm tiền gửi và chỉ có giới hạn theo pháp luật
Có giới hạn tùy theo mức độ phát triển của Quỹ, song có cơ hội mở rộng đối tượng, mức độ trong sự chủ động
của hiệp hội và khả năng phát triển của hội viên.
5- Tâm lý - có thể tạo nên tâm lý ỷ lại Nhà nước
- Không tạo tâm lý ỷ lại Nhà nước. Mỗi hội viên ý thức được việc”tự mình cứu trước khi trời cứu”
6- Giám sát xử lý - Hỗ trợ, giám sát, xử lý, với tư cách Nhà nước.
- Hỗ trợ, tự giám sát trong Hiệp hội là tự cứu mình.